Tại sao làm người? Lão Tử tiết lộ sự thật - Chùa Vinh Phúc

Hoằng Dương Chánh Pháp - Trưởng Dưỡng Đạo Tâm - Phụng Sự Nhân Sinh - Hành Bồ Tát Đạo

test banner

Post Top Ad

test banner

Thứ Sáu, 4 tháng 6, 2021

Tại sao làm người? Lão Tử tiết lộ sự thật

Mọi người thường nói rằng, Lão Tử là một nhà tư tưởng vĩ đại, một vị Thánh nhân siêu phàm, nhìn thấu được bản chất sự vật hiện tượng. Kỳ thực Lão Tử chính là một bậc thầy tu luyện trong Đạo gia. Thông qua kinh sách mà ông để lại, người đời sau có thể thấy được tư tưởng nhìn thấu vạn vật của ông…

Khi mới xem kinh sách của Lão Tử, nhiều người cảm giác như đang cầm viên kim cương trên tay mà không hiểu gì. Tuy nhiên chỉ khi người đó muốn đi sâu tìm hiểu, đọc đi đọc lại, nhìn một cách ‘phản đảo’ và toàn diện mới thấy được đạo lý chân thật ẩn chứa bên trong. Tư tưởng của ông quả là siêu phàm, tầm nhìn của ông đúng là cao hơn người bình thường. Ông cũng giảng rõ “phản bổn quy chân” (quay về bản tính nguyên sơ của sinh mệnh) chính là con đường hồi thăng. Những lời này khiến cho cuốn “Đạo đức kinh” của ông lộ ra điều huyền diệu khó giải thích về hào quang của trí huệ. 

Trí huệ mà Lão Tử nói đến chính là trí huệ của người tu hành, con đường tu luyện, lý của nhân gian là phản đảo, và mục đích làm người là con đường phản bổn quy chân – quay trở về với bản nguyên chân chính của sinh mệnh. Các câu được viết trong cuốn “Đạo đức kinh”, chúng ta thường thấy hiện ra cái nhìn đối lập, trí huệ và góc nhìn phản đảo cùng huệ quang rực rỡ, ý vị thâm sâu. 

Đạo mà “Đạo đức kinh” nói đến chính là đạo tự nhiên của “Thiên-địa-nhân”, đạo bản nhiên. Trong mắt Lão Tử, đạo tự nhiên mới là “thường đạo”. Giúp cho người bị lạc lối trong dục vọng danh-lợi-tình tìm thấy con đường phản bổn quy chân, trở về với bản nguyên sinh mệnh, đây là đạo tự nhiên. Do đó, Lão Tử nói: “Đạo khả đạo, phi thường đạo”, ý muốn nói rằng: Đạo mà ông nói là một loại đạo nhưng không phải là đạo bình thường. Nếu chỉ theo lý của nhân gian thì con người không thể thấy được “thường đạo” – đạo trường tồn bất biến. Những người kinh qua học thuộc lòng các học thuật, truy cầu danh lợi tình, trong mắt Lão Tử xem thì đạo mà họ học đó không phải là “thường đạo”. 

“Thường đạo” tức là “đạo bất biến” mà trong sách Đạo Đức Kinh nói đến khác với đạo của thế gian. Đó là lý của hệ ngân hà trong vũ trụ này, được tạo ra từ thuở hỗn mang. Đạo tự nhiên cấu thành nên vạn sự vạn vật. Quy luật nội tại chi phối sự vận hành của trời và đất, đây chính là đạo tự nhiên, mặc dù không nhìn thấy nhưng lại bao quát toàn vũ trụ. Đối với nhân loại mà nói, loại đạo này vượt ra ngoài sự tưởng tượng của con người, cho nên người bình thường sẽ không dễ lý giải và khắc họa ra được. Lão Tử là bậc thầy từ trời xuống nhân gian truyền đạo, lưu lại con đường phản bổn quy chân cho nhân thế thông qua 5000 chữ trong ‘Đạo đức kinh’. 

Lão Tử nhìn nhận sự tồn tại của con người và vạn vật trên thế gian này như thế nào? Ông nói: “Danh khả danh, phi thường danh”. Thế gian ca tụng và tôn vinh người giàu có, cái danh tiếng đó cũng không phải là “thường danh”. Chúng là những thứ phù du, không phải là thứ vinh quang tồn tại vĩnh hằng. Người thấu hiểu cõi hồng trần đều ủng hộ triết lý mà Lão Tử dạy, họ hiểu sâu sắc rằng vinh hoa phú quý là không ổn định, nhìn cõi hồng trần chỉ thấy con người mang theo đầy lo lắng được mất, suy nghĩ chuyện thành bại, quấn quýt lấy mâu thuẫn danh lợi. Tuy nhiên, phú quý vinh hoa, danh tiếng để đời đều không tồn tại lâu dài. 

Vậy cái danh tiếng của “đạo tự nhiên” ở đâu? Nhìn những đứa trẻ ngây thơ trong sáng như ngọc thô chưa qua mài dũa, chúng nhìn thế giới tự nhiên không mang theo quan niệm hậu thiên. Cái đẹp rực rỡ của ngọc thô không phù hợp với nhận thức về cái đẹp ở nhân gian. Sự tồn tại của chúng tưởng chừng như hồn nhiên thuần phác nhưng lại có thể phát sáng. Điều này được tạo ra một cách tự nhiên, không bị chi phối bởi tác động bên ngoài và trong cái khung của quan niệm hình thành sau khi sinh ra. 

Thuở sơ khai tạo ra trời đất, Thiên-địa-nhân được tạo nên như thế nào? Từ ngữ của nhân loại không cách nào miêu tả nổi cái “Vô hữu” (không có gì) đó. Thiên-địa theo “không” mà đến, nhưng đó cũng không phải là cái không thực sự. Cái “không” này vượt quá tri thức và sự hiểu biết của con người, không có từ ngữ nào có thể dùng để diễn tả được trạng thái đó. Sự ảo diệu trong đó, từ xưa đến nay con người cũng không trả lời được, giống như câu hỏi “con gà có trước hay quả trứng có trước?” Chúng ta chỉ có thể nói rằng đạo của Thiên-địa bắt đầu từ vô hình và vô danh, và chỉ có đấng sáng tạo ra thế giới mới biết được sự tồn tại của nó.

Về sau con người mới xuất hiện trên trái đất này, khi có khả năng nhận thức môi trường sống xung quanh, con người cũng bắt đầu sử dụng các thuật ngữ để miêu tả trạng thái sinh mệnh trong vũ trụ, cũng đặt ra các định nghĩa và tên gọi cho vạn sự vạn vật. Do vậy “Có” cũng có rất nhiều khái niệm định nghĩa. Từ khái niệm “có” và “danh” mà con người đã diễn rất nhiều những vở kịch ‘hài hước’ nho nhỏ. Tuy nhiên, khi con người chấp vào “danh”, con người dần rời xa trạng thái tự nhiên lúc ban sơ và bắt đầu từ bỏ sinh mệnh “thường đạo”. 

“Đạo” mà Lão Tử giảng không chỉ đơn thuần là chuẩn mực đạo đức hay nguyên tắc sống, mà còn là đại đạo sinh mệnh. Nghe đạo mà ông giảng, phải chăng bạn cảm thấy quá siêu phàm? Trong quá trình ngộ đạo con người ta sẽ nhận ra sự ngu muội của bản thân và khiến cuộc sống ngày càng trở nên nhẹ nhàng, ý nghĩa hơn. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

test banner