NHƯỜNG BƯỚC LÀ TRÍ TUỆ, CÀNG LÀ TU DƯỠNG - Chùa Vinh Phúc

Hoằng Dương Chánh Pháp - Trưởng Dưỡng Đạo Tâm - Phụng Sự Nhân Sinh - Hành Bồ Tát Đạo

test banner

Post Top Ad

test banner

Thứ Bảy, 17 tháng 10, 2020

NHƯỜNG BƯỚC LÀ TRÍ TUỆ, CÀNG LÀ TU DƯỠNG

Trong đối nhân xử thế, biết nhường bước chính là một loại cảnh giới, là thể hiện của sự trưởng thành, của tu dưỡng và lòng bao dung. Cổ ngữ nói: “Nhẫn một lúc sóng yên biển lặng, lùi một bước biển rộng trời cao”. Trong cuộc sống, rất nhiều người bởi vì không chịu nhường một bước mà đẩy bản thân và đối phương vào tình thế bế tắc, cuối cùng khiến cho cả hai đều bị thương tổn. Vậy nên, biết nhượng bộ là một phần trí tuệ trong xử thế, cũng là một phần tu dưỡng trong đối nhân, làm người.


Biết nhường nhịn là người có tu dưỡng
Xưa nay, người khiêm cung nhún nhường thường luôn được mọi người tôn kính.

Học trò của Khổng Tử là Tử Hạ đã nói về thầy của mình rằng: “Vọng chi nghiễm nhiên, tức chi dã ôn”, ngụ ý là thoạt đầu nhìn từ xa cảm thấy thầy rất trang trọng uy nghiêm, nhưng khi đến gần, khi tiếp xúc lại cảm thấy thầy vô cùng ôn hòa, gần gũi.

Người có mức độ tu dưỡng cao thường ôn hòa khoan dung, không tranh không giành với ai. Bởi vì trong tâm họ có tự tin và bao dung to lớn, nên không cần phải đòi hỏi quá nhiều từ bên ngoài để phô trương bản thân mình. Trái lại, người có mức độ tu dưỡng thấp thường hay tranh cường háo thắng. Bởi vì lòng dạ hẹp hòi nên chuyện gì họ cũng muốn tranh hơn, khoe khoang bản thân, thậm chí có thể không tiếc mọi giá phải trả, không màng đến hậu quả để được hơn.

Trong sách “Thái Căn Đàm” có viết: Đi đường nếu gặp phải đoạn đường chật hẹp thì nhường một bước để người ta đi qua, khi có món gì ngon hãy biết ăn giảm ba phần để mọi người cùng thưởng thức.

Người càng có hàm dưỡng thì càng biết nhường bước. Lùi một bước, nhìn qua thì thấy như bản thân đang chịu thiệt thòi, nhưng thực ra là đã thắng được lòng người. Nhường bước là một loại tu dưỡng, cũng là một lối sống đẹp có thể mang đến niềm vui cho bản thân.

Trong cuộc sống, người có thể giữ trong mình sự tôn trọng người khác và biết khiêm nhượng thì đó không phải người yếu nhược mà đó là người có tu dưỡng và có đạo đức tốt đẹp.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

test banner