NHÂN SINH CÀNG ÍT 4 THỨ NÀY CÀNG TỐT VẬN - Chùa Vinh Phúc

Hoằng Dương Chánh Pháp - Trưởng Dưỡng Đạo Tâm - Phụng Sự Nhân Sinh - Hành Bồ Tát Đạo

test banner

Post Top Ad

test banner

Chủ Nhật, 18 tháng 10, 2020

NHÂN SINH CÀNG ÍT 4 THỨ NÀY CÀNG TỐT VẬN

Hiện nay đời sống vật chất càng ngày càng giàu có dư dả. Nhưng đối với một số người, cách để cuộc sống ý nghĩa hơn chính là học cách từ bỏ, đem những thứ không cần thiết trong cuộc sống vứt bỏ đi. Bằng cách này, nhìn có vẻ như là “mất”, nhưng cái “được” sẽ càng nhiều.

vận mệnh tốt

Có câu nói rằng: Quả ngôn dưỡng khí, quả sự dưỡng thần, quả tư dưỡng tinh, quả dục dưỡng tính”. “Quả” ở đây có nghĩa là ít, kiệm… thể hiện sự tiết chế của con người.

Bởi vậy, nhân sinh trôi qua càng “quả”, cuộc sống ngược lại càng có chất lượng và trí tuệ.

Kiệm ngôn dưỡng khí: Họa từ miệng mà ra, nói nhiều ắt có lúc nói hớ. Người nói nhiều giống như đi đường ban đêm, lâu khó tránh khỏi dẫm lên một cái hố.

Lão Tử từng nói: “Tri giả bất ngôn, ngôn giả bất tri”,  người biết thì không nói, người nói thì không biết.

Người thông minh thường hay kiệm lời, biết nói chuyện, lời nói ít mà tinh. Họ biết rõ lời mình nói là đại biểu cho sự tu dưỡng và trí tuệ, cho nên mỗi câu đều cân nhắc, lúc nào cũng suy nghĩ chắc chắn.

Im lặng là vàng. Kiệm lời là trang phục thanh tịnh nhất, cũng là cảnh giới hàm dưỡng rất cao.


Kiệm sự dưỡng thần: Nhân sinh tựa như chiến trường, bởi vậy tốt nhất nên tập trung tinh lực để làm tốt một việc, từ đó sẽ tìm thấy con đường đi của chính mình. Nếu không kết quả chỉ là công dã tràng.

“Quản Tử” đã nói: “Quả sự thành công, vị chi tri dụng”, ý rằng biết tiết chế bản thân, làm việc cần làm đúng lúc đúng nơi, mới gọi là biết làm. Lưu Bị chính là điển hình về phương diện này.

Quả tư dưỡng tinh: Dương Giáng, nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc từng khuyên bảo những người trẻ tuổi rằng, vấn đề của họ không nằm ở chỗ không đọc sách nhiều, mà là nghĩ quá nhiều. Suy nghĩ quá nhiều, chỉ làm cho tinh thần bị bó buộc bởi gông xiềng, mang gánh nặng tiến về phía trước.

Ngày xưa, nước Kỷ có người lo sợ trời đất sụp đổ, bản thân không có chỗ để ở, nên cả ngày không ăn không uống. Có người hiểu chuyện đến giải thích, nói rằng: “Trời là do khí tích tụ lại, không chỗ nào là không có khí. Như anh khom lưng ưỡn ngực hít thở, suốt ngày trong không trung đi đứng, sao lại sợ trời sụp”. Người nọ lại nói: “Nếu quả trời tích tụ khí, thế thì mặt trời mặt trăng cùng tinh tú, không rơi xuống sao?”. Người hiểu chuyện giải thích: “Mặt trời, mặt trăng cùng tinh tú cũng là vật thể có ánh sáng do không khí tích tụ lại, cho dù có rơi xuống, cũng không làm tổn hại đến vật gì”. Người nọ lại hỏi: “Đất sụp thì làm sao?”. Người hiểu chuyện lại giải thích: “Đất do cát đá tích tụ lại, lấp đầy chỗ trống bốn bên, không chỗ nào là không có cát đá. Như anh đi đứng chạy nhảy, cả ngày sống trên đó, sao lại sợ đất sụp”. Người nọ ngộ ra vui mừng phơi phới, người kia cũng vui mừng phơi phới.

Câu thành ngữ “Kỷ nhân ưu thiên” – dùng để ví với sự lo lắng việc không đâu, buồn lo vô cớ, tự làm khổ cho bản thân, cũng từ điển cố đó mà có.

Rất nhiều người nhìn con người này sẽ cảm thấy thật nực cười, nhưng hãy thử nghĩ lại một chút, có bao nhiêu người không giống như người kia?

Làm tốt việc trước mắt, sống trong hiện tại, vứt bỏ những suy nghĩ lung tung, phiền não tự nhiên tiêu. Nghĩ quá nhiều, phiền não sẽ chỉ tự động tìm tới cửa. Tương lai là đi mà tới, không phải nghĩ mà ra được.

Quả dục dưỡng tính:Con người một khi tham muốn, dẫu thấy họa cũng truất ngựa đuổi theo. Những dục vọng không đúng đắn sẽ đưa con người đến thung lũng sâu nhất với tốc độ nhanh nhất. Dục vọng là một thứ độc tố đối với tâm hồn, nếu nó tích tụ quá nhiều, lòng tham sẽ sớm sinh bệnh và suy sụp.

Học được “quả dục”,  ít ham muốn, mới có thể vĩnh bảo thanh tâm, giữ được một trái tim trong sáng.

Trên con đường nhân sinh, có thể dần dần hiểu được “quả”, biết tiết chế bản thân mình, mới không bị mê mờ nơi thế tục, cuộc sống cũng nhờ vậy mà càng thêm tự tại thong dong.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

test banner