THÍCH NỮ KHÁNH NĂNG
sư Huyền Quang (1254 – 1334) tên thật là Lý Đạo Tái, quê ở làng Vạn Tải, châu Nam Sách, lộ Lạng Giang, nay là làng Vạn Ty, huyện Gia Lương, tỉnh Bắc Ninh. Thuở nhỏ Sư dung nhan kỳ lạ, ý chí cao vời, học một biết mười, biện tài hiển Thánh. Năm Giáp Tuất (1274), Sư đỗ khoa thi Hương lúc 20 tuổi, năm sau (1275) đỗ đầu khoa thi Hội, được bổ làm việc
ở Viện Nội Hàn, từng ứng tiếp sứ Trung Quốc, nổi tiếng văn thơ. Nhưng chẳng bao lâu Sư từ chức xuất gia. Niên hiệu Hưng Long thứ mười ba (1305), Sư xuất gia thọ giới tại chùa Vĩnh Nghiêm, theo làm Thị giả Điều Ngự Giác Hoàng, được pháp hiệu là Huyền Quang. Sư thường phụng chiếu đi giảng dạy kinh các nơi và tuyển Chư Phẩm Kinh, Công Văn, v.v... Những khoa giáo trong nhà thiền mỗi mỗi đều phải qua tay Sư cả. Sau Sư theo hầu Nhị Tổ Pháp Loa y theo lời phó chúc của Điều Ngự Giác Hoàng. Năm Đại Khánh thứ 4 (1317), Sư được Pháp Loa truyền y của Điều Ngự Giác Hoàng và tâm kệ. Khi Pháp Loa mất (1330) Sư nối tiếp làm Tổ thứ ba dòng thiền Trúc Lâm.
Huyền Quang được xem như
một Thiền sư thi sĩ vĩ đại nhất
trong thiền sử Việt Nam. Thơ Sư
đậm chất trữ tình. Các nhà phê
bình đời trước như Lê Quý Đôn,
Phan Huy Chú đều khen thơ Sư
“ý tinh tế, cao siêu”, “lời bay
bướm, phóng khoáng”. Bóng
dáng và những vần thơ của Sư
tô thắm rực rỡ thêm vẻ đẹp
Thiền môn. Ung dung tiêu sái,
không vướng trần lao, chẳng trệ
Kinh viện là nét đặc trưng trong
thơ Huyền Quang tôn giả. Đâu
đó từng lời thơ vượt thời gian
ngự trị trong cõi vô cùng, mênh
mông của đất trời. Một sự thơ
mộng tuyệt vời thanh thoát trải
dài trên mỗi hiện tồn sanh diệt.
Như nỗi vấn vương kỳ bí nào đó
lưu lại trong tận cùng tâm khảm
của thế nhân. Điều Ngự Giác
Hoàng có được Sư tức là Thiền
phái Trúc Lâm Yên Tử có được
một bậc long tượng, một hồn thiền, một hồn thơ mênh mông tiêu sái.
Dù Huyền Quang vĩ đại như thế, vẫn chưa một ai đánh giá đúng mức về Sư, dù qua cái nhìn của một thi sĩ. Phải chăng ngôn ngữ đành bất lực trước những con người siêu việt, vượt ra ngoài có không; một tâm hồn nghệ sĩ phóng khoáng hào hoa, phá toang những khuôn thước định sẵn, tự tại bước đi trong phiêu bồng cuộc lữ?
Sách vở cũ cho biết, sau khi mất, Thiền sư đã để lại các tác phẩm: Chư phẩm kinh, Công văn tập,
Ngọc tiên tập (tập thơ), nhưng nay đều đã thất lạc, chỉ còn một bài phú Nôm và khoảng hơn 20 bài thơ chữ Hán in trong Việt Âm thi tập, Trích diễm thi tập mà thôi. Trong số đó, bài Xuân nhật tức sự (Tức cảnh ngày Xuân) của Sư đã làm chấn động và gây nhiều tranh cãi trong giới thiền môn lẫn giới thi ca xưa cũng như nay.
Không giật mình sao được, khi một bài thơ Xuân ý tứ như vậy lại được viết ra từ bậc trưởng lão của núi rừng Yên Tử. Đối với Sơn tăng, có nghĩa gì đâu một chút kiều diễm của mỹ nhân trong mùa Xuân ngắn vội. Chẳng lẽ Thiền sư lại thả trôi lòng mình trong một phút dạt dào mộng mị? Cái độc đáo của Thiền sư là ở chỗ đó; cái hơn người cũng ở chỗ đó vậy.
Hai câu thơ đầu đã vẽ nên một bức tranh Xuân:
Nhị bát giai nhân thích tú trì
Tử kinh hoa hạ chuyển hoàng ly” (Lỏng tay thêu gấm gái yêu kiều Hoa rợp, oanh vàng lảnh lót kêu)
(Huệ Chi dịch)
Còn gì đẹp hơn một buổi sáng nắng ấm trời trong, dưới lùm hoa tử kinh đang nở, oanh vàng hót líu lo, người thiếu nữ vừa đôi tám xuất hiện mượt mà trên nền trời Xuân, ngồi thêu gấm chậm rãi. Nàng thêu mộng ước xuân thì. Nàng thêu ảo mộng diệu kỳ tâm xuân. Tả cảnh Xuân như vậy thì không còn gì bằng. Ở đây chúng ta cần lưu ý, Cái Đẹp (Mỹ) là cái đập vào mắt vị hành giả: hoa nở, chim hót, người thiếu nữ đang thêu dải lụa dang dở. Đứng trước cảnh xuân thơ mộng ấy, lòng vị thiền sư tràn đầy vạn vật. Tâm hồn nghệ sĩ một lần diễm phúc được tiếp xúc với cái thuần mỹ bỗng thoát xác, thăng hoa, người và cảnh như hòa nhập vào nhau trong một thực tại vô ngôn. Từ cõi lòng thi nhân bật ra những
vần thơ trong trẻo, tinh khôi; những vần thơ chưa đi qua cái lý trí khô rỗng, cái phân biệt nhị nguyên đối đãi, phải trái, đúng sai...
Chúng ta biết rằng, thơ phải bắt nguồn từ cảm xúc, từ những rung động của con tim, từ cái trực cảm nhạy bén của người thơ. Và như thế, thơ Phật, thơ Thiền cũng không biệt lệ. Cứ gì phải dùng thật nhiều ngôn ngữ thiền thì đó là thơ thiền. Cứ gì phải dùng thật nhiều danh từ Phật học thì đó mới là thơ của các thiền sư.
Chúng ta cũng biết rằng, đối với một thiền sư
8 CHÁNH PHÁP — Số 15, tháng 02.2013
TRỞ VỀ TRANG MỤC LỤC
đã tĩnh lặng, yên ổn thì cái gì cũng đẹp: một giọt sương, một chiếc lá vàng rơi, một áng mây bồng bềnh trôi... Nói chung những cái gì đang biểu hiện trước mắt thiền sư đều đẹp cả. Vì lẽ cái thực-tại- đang-là nó biểu hiện đủ cả Chân-Thiện-Mỹ.
Tuy nhiên, nếu bài thơ dừng lại ở đó thì cũng không có gì đáng nói, nó cũng chỉ là một bài thơ tả cảnh xuân như bao bài thơ khác, không hơn không kém.
Song, thật bất ngờ, ở 2 câu kết Thiền sư lại hạ bút:
“Khả lân vô hạn thương xuân ý
Tận tại đình châm bất ngữ thì”
(Bao nỗi thương xuân thương biết mấy Là khi không nói chợt dừng thêu)
(Huệ Chi dịch)
Cái Xuân ý của Thiền sư nếu không có lời này thì bài thơ có lẽ đã “chết” mất rồi.
Theo con mắt Thiền, chúng ta có hai cách nhìn ngắm: Cái nhìn của Định thì vắng bặt, cái nhìn của Tuệ thì thấy rõ toàn bộ (trong ngoài gì cũng thấy rõ hết).
Và như thế, bài thơ là giây phút định (sát-na định hay phiến thời định). Mình định một giây khắc mà tự nhiên không thấy trong, không thấy ngoài, tâm hành tạm thời dừng lại, tự nhiên ngưng lại toàn bộ các hoạt động của thân. Do đó, ở đây là Định, chứ không phải Tuệ, nó chưa phải là cái thấy biết toàn bộ.
Trong cuộc đời đôi khi chúng ta cũng đã trải qua những giây phút ấy mà không hay biết. Đôi khi mình nhìn một buổi hoàng hôn hay một đêm trăng huyền mộng rải ánh vàng lên từng giọt sương trên
lá cỏ mà bẵng quên cả mình quên cả ngoại vật. Cái giây phút đó là giây phút lòng mình tràn đầy vạn vật. Cho nên ở đây chúng ta phải hiểu là Thiền sư đặt cái nhìn của mình vào tâm của cô gái. Khi cô gái nhìn tiếng oanh ca, hoa nở đẹp quá, một tình cảm nào đó tràn đầy với vạn vật xuất hiện nên quên cả mũi kim đường chỉ của mình, không thêu thùa nói năng chi được: “Tận tại đình châm bất ngữ thì”, chứ không phải là Thiền sư “thương vô hạn”, không phải là vị Thiền sư thương cô gái, thương hoa, hay thương tiếng chim hót.
Ai cũng biết rằng, ngôn ngữ chỉ là bóng dáng trải dài của ý thức, khi ý tưởng bắt đúng cung bậc thơ sẽ tuôn trào. Tuy nhiên, ngôn ngữ không hoàn toàn khai mở đúng mức về thực tại ẩn mình trong từng hiện thể. Ngôn ngữ dù văn hoa trau chuốt đến mấy cũng vẫn còn trong vòng đối đãi nhị nguyên. Mà chân lý tuyệt đối thì không thể dùng lời để diễn tả, không thể dùng ý để nghĩ suy, cũng không thể nhờ suy luận mà biện biệt. Phải chăng “tận tại đình châm bất ngữ thì” ở đây cũng chính là câu nói: “Ngôn ngữ đạo đoạn, tâm hành xứ diệt” (bặt dứt đường ngôn ngữ, cắt đứt mọi tâm hành) trong nhà Thiền? Và đây cũng là cái khoảng lặng cần thiết cho Nhạc, cái nhịp ngừng của Thơ, là khoảng không gian của Họa, là cái cô tịch vắng lặng của Haiku... “Ý tại ngôn ngoại” (ý ở ngoài lời), cái vẻ đẹp ẩn mình phía sau những con chữ mãi mãi lôi cuốn người đọc đi vào khu rừng ngôn ngữ nguyên sinh, mà ở đó không thể không có những bậc thượng thừa dẫn dắt.
Cũng cần nói thêm rằng, “khả lân vô hạn” là cái tình cảm bình thường của người đời, nhưng cái Xuân ý trong bài thơ có thể được hiểu theo hai nghĩa: Ý xuân của thế gian và Tâm xuân vĩnh cửu trong lòng người. Nếu như ai mà bắt gặp được cái Tâm xuân đó thì họ cũng bắt gặp được cái Chân-Thiện-Mỹ. Đó cũng chính là cái thấy biết, cái mùa xuân miên viễn của Mãn Giác thiền sư:
“Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết Đêm qua sân trước một cành mai”.
Có điều mùa xuân bất diệt của Huyền Quang tôn giả không biết được mấy kẻ tri âm?
Thiền Sư muốn nói lên điều gì qua bài thơ? Sự chuyển hóa nội tâm chăng? Có thể xem đó như là một biến cố quan trọng mà bất cứ một hành giả nào cũng đều phải trải qua. Khi cái giây phút mầu nhiệm ấy đến rồi, thì một thế giới mới sẽ hiện ra; và kể từ đây cuộc đời các Thiền sư sẽ không còn tù túng, chật hẹp, không còn cũ kỹ, nhàm chán và vô vị nữa. Một đời sống mới vừa bắt đầu. Vì người thấy pháp rồi thì không cần tu chi hết, họ trả về lại tất cả cho trời đất, không còn vướng mắc chấp thủ cái gì. Và như thế bài thơ cũng chính là bài kệ trình sở đắc của Sư, bởi trong lòng Sư đã có:
“Lòng thiền vằng vặc trăng soi giọi Thế sự hiu hiu gió thổi qua
Cóc được tính ta nên Bụt thực
Ngại chi non nước cảnh đường xa” (Vịnh Vân Yên Tự Phú - Huyền Quang)
Như vậy cớ sao không ít người từ lâu vẫn ngạc nhiên về nội dung của bài thơ? Mà có ngạc nhiên, thắc mắc cũng là lẽ thường tình thôi. Bởi vì đối với chúng ta, những người còn đang muốn chinh phục và chiếm hữu cái đẹp về cho riêng mình, bởi còn muốn chiếm hữu nên chúng ta mới phân biệt cái này tốt cái kia xấu, cái này đẹp cái kia không đẹp, nên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét