Hãy nhận thức rõ bản chất của tâm khác biệt với xương thịt trong cơ thể vật lý của bạn. Tâm bạn giống như một tấm gương phản chiếu mọi thứ mà không có phân biệt. Nếu có trí tuệ hiểu biết, bạn có thể điều chỉnh sự phản chiếu mà mình cho phép nhập vào trong tấm gương tâm.
Nếu bạn hoàn toàn không biết những gì đang xảy ra trong tâm mình, thì nó sẽ phản chiếu bất cứ phiền não nào nó tiếp xúc—những điều khiến bạn mắc bệnh tâm lý. Trí tuệ quán sát của bạn phân biệt được giữa những phản chiếu nào có lợi ích và những phản chiếu nào gây ra các vấn đề. Cuối cùng, khi nhận thức rõ bản chất đích thực của chủ thể và đối tượng, thì tất cả các vấn đề của bạn sẽ biến mất.
Khi xem xét tâm mình, bạn đừng duy lý hóa hoặc thúc ép. Hãy thư giản. Đừng bối rối khi các vấn đề sanh khởi. Chỉ cần nhận biết chúng và thấy rõ nơi chúng xuất phát; biết nguồn gốc của chúng. Hãy giới thiệu vấn đề ấy cho chính bạn “đây là vấn đề này. Tại sao nó trở thành vấn đề? Tâm nào khiến nó trở thành vấn đề? Tâm nào cảm thấy nó là vấn đề?”.
Khi bạn quán chiếu triệt để, vấn đề ấy tự nhiên biến mất. Điều đó quá đơn giản, phải vậy không? Bạn không cần phải tin vào một điều gì đó. Đừng tin tưởng vào bất cứ điều gì! Dù sao đi nữa, bạn không thể cho rằng “tôi không tin tôi có tâm thức”. Bạn không thể phủ nhận tâm mình. Bạn có thể nói “tôi phủ nhận nhừng triết thuyết phương Đông”— tôi đồng ý. Tuy nhiên, bạn có thể phủ nhận chính mình? Bạn có thể từ chối cái đầu và lổ mũi của mình? Bạn không thể phủ nhận tâm của mình. Do đó, hãy nuôi dưỡng tự thân một cách khôn khéo và nổ lực khám phá nguồn gốc đích thực của an vui.
Khi còn là một đứa bé, bạn vốn thích và thèm ăn kem, sô-cô-la, bánh kẹo và nghỉ rằng “khi lớn lên, tôi sẽ ăn tất cả các loại kem, sô-cô-la, bánh kẹo mà tôi muốn; sau đó, tôi sẽ cảm thấy hạnh phúc”. Bây giờ, bạn có quá nhiều kem, so-cô-la, bánh kẹo như mình muốn, nhưng bạn lại chán ngán. Bạn xác định rằng bởi vì điều này không khiến mình hạnh phúc, nên bạn sẽ muốn có xe hơi, nhà lầu, ti vi, chồng hoặc vợ--sau đó, bạn sẽ có hạnh phúc. Bấy giờ, bạn có mọi thứ, nhưng xe hơi, nhà lầu, chồng hoặc vợ, con cái của bạn đều trở thành vấn đề. Bạn nhận biết “ồ, điều này chưa thỏa mãn”.
Vậy, sự thỏa mãn là gì? Bạn hãy dùng tâm thức suy ngẫm tất cả điều này và quán chiếu; nó rất quan trọng. Hãy quan sát cuộc sống của bạn từ thời thơ ấu cho đến nay. Đây là thiền phân tích: “hồi đó, tâm tôi vốn như thế này; bây giờ tâm tôi như thế kia, Nó đã thay đổi theo cách này hoặc cách kia”. Tâm của bạn đã thay đổi quá nhiều lần nhưng bạn có bất cứ quyết định nào đối với những gì thực sự khiến mình hạnh phúc?
Theo cách hiểu của tôi là bạn bị hoang phí. Bạn biết lộ trình của mình quanh thành phố, cách bạn trở về nhà, nơi để mua so-cô-la, nhưng vẫn bị hoang phí—bạn không thể nhận thấy mục đích của mình. Hãy thực sự quán chiếu—điều này không phải vậy?
Đức Phật dạy tất cả các bạn phải biết mình là ai, cách mình tồn tại. Bạn không cần phải tin tưởng vào bất cứ điều gì. Chỉ cần hiểu tâm bạn: cách nó hoạt động, cách bám chấp và tham vọng sanh khởi, cách vô minh sanh khởi, và các cảm xúc xuất phát từ đâu. Biết được bản chất của tất cả điều đó là đủ; chỉ cần như vậy có thể mang lại an vui và hạnh phúc cho bạn. Nhờ đó, cuộc sống của bạn hoàn toàn thay đổi; mọi thứ đão ngược. Những gì trước đây bạn thấy kinh tởm có thể trở thành tuyệt đẹp.
Tôi nói tất cả các bạn vốn sống nhờ vào sô-cô-la và kem, bạn sẽ nghỉ tôi đã quá điên rồ. “Không, không”, tam cao ngạo của bạn sẽ nghỉ thế. Tuy nhiên, hãy quán sát sâu hơn vào mục đích cuộc sống của bạn. Tại sao bạn có mặt ở đây? Để được mọi người yêu thích? Để nổi tiếng? Để tich lũy của cải? Để quyến rũ người khác? Tôi không cường điệu hóa đâu—hãy quán sát chính mình, sau đó bạn sẽ thấy. Từ sự quán sát triệt để, bạn có thể nhận thấy việc dành trọn đời mình để tìm kiếm hạnh phúc nhờ vòa sô-cô-la và kem hoàn toàn vô hiệu hóa tầm quan trọng trong sự đầu thai làm người của bạn. Những con chim và con chó đều có mục đích tương tự. Mục đích của bạn không nên cao cả hơn mục đích của các con chim và con gà?
Tôi không nổ lực quyết định cuộc sống cho bạn, mà chính bạn hãy quán chiếu. Có một đời sống hợp nhất là tốt hơn sống trong tâm thức loạn động. Một đời sống náo loạn không có giá trị và lợi ích cho chính bạn và người khác. Bạn đang sống vì mục đích gì—sô-cô-la? Miếng thịt nướng? Có lẽ bạn nghỉ “tất nhiên, tôi không sống vì thực phẩm.
Tôi là một người có giáo dục”. Tuy nhiên, giáo dục cũng xuất phát từ tâm. Không có tâm, thì giáo dục và triết học là gì? Triết học chỉ là sản phẩm của tâm một ai đó, một vài ý tưởng liên kết với nhau theo cách hợp lý. Nếu không có tâm, thì không có triết học, không có học thuyết, không có các môn học tại trường đại học. Tất cả những điều này đều do tâm tạo ra.
Bạn quán sát tâm mình bằng cách nào? Chỉ cần theo dõi cách nó nhận biết hoặc phân tích bất cứ đối tượng nào mà nó tiếp xúc. Hãy quán chiếu những gì các cảm thọ—thoải mái hoặc khó chịu—sanh khởi. Sau đó, hãy quan sát “khi tôi hiểu rõ quan điểm này, cảm giác này khởi lên, cảm xúc kia xuất hiện; tôi phân biệt theo cách như vậy. Tại sao?”. Đây là cách để kiểm nghiệm tâm bạn; đó là tất cả. Nó rất đơn giản.
Khi quan sát tâm mình hợp lý, bạn không còn đổ lỗi cho người khác về các vấn đề của mình. Bạn chấp nhận các hành động sai lầm của mình bắt nguồn từ tâm ô nhiễm và dối trá của chính bạn. Khi bị các đối tượng vật chất bên ngoài làm bối rối, bạn thường đổ lỗi cho chúng và người khác về các vấn đề của mình. Hãy thấy rõ rằng quan điểm dối trá dựa trên các hiện tượng ngoại tại hiến bạn trở nên sai lầm. Khi bắt đầu nhận thức được quan điểm sai lầm của mình, bạn bắt đầu nhận thức rõ bản chất của tâm và vĩnh viễn chấm dứt các vấn đề của mình.
Tất cả điều này đều rất mới mẽ đối với bạn? Không phải vậy. Mỗi khi thực hiện bất cứ điều gì, trước hết, bạn phải quan sát nó và tìm ra phương án giải quyết. Bạn đã làm điều này rồi; tôi không phải nêu ra bất cứ điều gì mới mẽ cả. Sự khác biệt là bạn không thực hiện nó đầy đủ. Bạn phải quán sát nhiều hơn nữa. Điều này không có nghĩa chỉ ngồi một mình trong gốc phòng để chiêm nghiệm đối tượng duy nhất—bạn có thể luôn luôn quán chiếu tâm mình, ngay cả trong khi nói chuyện hoặc làm việc với người khác. Bạn nghỉ rằng việc quán chiếu tâm chỉ dành cho hành trình của người phương Đông? Đừng nghỉ theo cách đó.
Hãy nhận thức rõ bản chất của tâm khác biệt với xương thịt trong cơ thể vật lý của bạn. Tâm bạn giống như một tấm gương phản chiếu mọi thứ mà không có phân biệt. Nếu có trí tuệ hiểu biết, bạn có thể điều chỉnh sự phản chiếu mà mình cho phép nhập vào trong tấm gương tâm. Nếu bạn hoàn toàn không biết những gì đang xảy ra trong tâm mình, thì nó sẽ phản chiếu bất cứ phiền não nào nó tiếp xúc—những điều khiến bạn mắc bệnh tâm lý. Trí tuệ quán sát của bạn phân biệt được giữa những phản chiếu nào có lợi ích và những phản chiếu nào gây ra các vấn đề. Cuối cùng, khi nhận thức rõ bản chất đích thực của chủ thể và đối tượng, thì tất cả các vấn đề của bạn sẽ biến mất.
Một số người nghỉ rằng họ theo tôn giáo, nhưng tôn giáo là gì? Nếu không quán chiếu bản chất của tâm mình, không đạt được trí tuệ nhận thức, thì bằng cách nào bạn theo tôn giáo? Chỉ có ý tưởng bạn theo tôn giáo—“tôi là Phật tử, tôi là người theo Do Thái giáo, hay bất kỳ tôn giáo nào”—thì hoàn toàn không giúp được gì. Nó không giúp bạn và người khác. Để thực sự giúp ích cho người khác, bạn cần phải đạt được trí tuệ nhận thức.
Khi xem xét tâm mình, bạn đừng duy lý hóa hoặc thúc ép. Hãy thư giản. Đừng bối rối khi các vấn đề sanh khởi. Chỉ cần nhận biết chúng và thấy rõ nơi chúng xuất phát; biết nguồn gốc của chúng. Hãy giới thiệu vấn đề ấy cho chính bạn “đây là vấn đề này. Tại sao nó trở thành vấn đề? Tâm nào khiến nó trở thành vấn đề? Tâm nào cảm thấy nó là vấn đề?”.
Khi bạn quán chiếu triệt để, vấn đề ấy tự nhiên biến mất. Điều đó quá đơn giản, phải vậy không? Bạn không cần phải tin vào một điều gì đó. Đừng tin tưởng vào bất cứ điều gì! Dù sao đi nữa, bạn không thể cho rằng “tôi không tin tôi có tâm thức”. Bạn không thể phủ nhận tâm mình. Bạn có thể nói “tôi phủ nhận nhừng triết thuyết phương Đông”— tôi đồng ý. Tuy nhiên, bạn có thể phủ nhận chính mình? Bạn có thể từ chối cái đầu và lổ mũi của mình? Bạn không thể phủ nhận tâm của mình. Do đó, hãy nuôi dưỡng tự thân một cách khôn khéo và nổ lực khám phá nguồn gốc đích thực của an vui.
Khi còn là một đứa bé, bạn vốn thích và thèm ăn kem, sô-cô-la, bánh kẹo và nghỉ rằng “khi lớn lên, tôi sẽ ăn tất cả các loại kem, sô-cô-la, bánh kẹo mà tôi muốn; sau đó, tôi sẽ cảm thấy hạnh phúc”. Bây giờ, bạn có quá nhiều kem, so-cô-la, bánh kẹo như mình muốn, nhưng bạn lại chán ngán. Bạn xác định rằng bởi vì điều này không khiến mình hạnh phúc, nên bạn sẽ muốn có xe hơi, nhà lầu, ti vi, chồng hoặc vợ--sau đó, bạn sẽ có hạnh phúc. Bấy giờ, bạn có mọi thứ, nhưng xe hơi, nhà lầu, chồng hoặc vợ, con cái của bạn đều trở thành vấn đề. Bạn nhận biết “ồ, điều này chưa thỏa mãn”.
Vậy, sự thỏa mãn là gì? Bạn hãy dùng tâm thức suy ngẫm tất cả điều này và quán chiếu; nó rất quan trọng. Hãy quan sát cuộc sống của bạn từ thời thơ ấu cho đến nay. Đây là thiền phân tích: “hồi đó, tâm tôi vốn như thế này; bây giờ tâm tôi như thế kia, Nó đã thay đổi theo cách này hoặc cách kia”. Tâm của bạn đã thay đổi quá nhiều lần nhưng bạn có bất cứ quyết định nào đối với những gì thực sự khiến mình hạnh phúc?
Theo cách hiểu của tôi là bạn bị hoang phí. Bạn biết lộ trình của mình quanh thành phố, cách bạn trở về nhà, nơi để mua so-cô-la, nhưng vẫn bị hoang phí—bạn không thể nhận thấy mục đích của mình. Hãy thực sự quán chiếu—điều này không phải vậy?
Đức Phật dạy tất cả các bạn phải biết mình là ai, cách mình tồn tại. Bạn không cần phải tin tưởng vào bất cứ điều gì. Chỉ cần hiểu tâm bạn: cách nó hoạt động, cách bám chấp và tham vọng sanh khởi, cách vô minh sanh khởi, và các cảm xúc xuất phát từ đâu. Biết được bản chất của tất cả điều đó là đủ; chỉ cần như vậy có thể mang lại an vui và hạnh phúc cho bạn. Nhờ đó, cuộc sống của bạn hoàn toàn thay đổi; mọi thứ đão ngược. Những gì trước đây bạn thấy kinh tởm có thể trở thành tuyệt đẹp.
Tôi nói tất cả các bạn vốn sống nhờ vào sô-cô-la và kem, bạn sẽ nghỉ tôi đã quá điên rồ. “Không, không”, tam cao ngạo của bạn sẽ nghỉ thế. Tuy nhiên, hãy quán sát sâu hơn vào mục đích cuộc sống của bạn. Tại sao bạn có mặt ở đây? Để được mọi người yêu thích? Để nổi tiếng? Để tich lũy của cải? Để quyến rũ người khác? Tôi không cường điệu hóa đâu—hãy quán sát chính mình, sau đó bạn sẽ thấy. Từ sự quán sát triệt để, bạn có thể nhận thấy việc dành trọn đời mình để tìm kiếm hạnh phúc nhờ vòa sô-cô-la và kem hoàn toàn vô hiệu hóa tầm quan trọng trong sự đầu thai làm người của bạn. Những con chim và con chó đều có mục đích tương tự. Mục đích của bạn không nên cao cả hơn mục đích của các con chim và con gà?
Tôi không nổ lực quyết định cuộc sống cho bạn, mà chính bạn hãy quán chiếu. Có một đời sống hợp nhất là tốt hơn sống trong tâm thức loạn động. Một đời sống náo loạn không có giá trị và lợi ích cho chính bạn và người khác. Bạn đang sống vì mục đích gì—sô-cô-la? Miếng thịt nướng? Có lẽ bạn nghỉ “tất nhiên, tôi không sống vì thực phẩm.
Tôi là một người có giáo dục”. Tuy nhiên, giáo dục cũng xuất phát từ tâm. Không có tâm, thì giáo dục và triết học là gì? Triết học chỉ là sản phẩm của tâm một ai đó, một vài ý tưởng liên kết với nhau theo cách hợp lý. Nếu không có tâm, thì không có triết học, không có học thuyết, không có các môn học tại trường đại học. Tất cả những điều này đều do tâm tạo ra.
Bạn quán sát tâm mình bằng cách nào? Chỉ cần theo dõi cách nó nhận biết hoặc phân tích bất cứ đối tượng nào mà nó tiếp xúc. Hãy quán chiếu những gì các cảm thọ—thoải mái hoặc khó chịu—sanh khởi. Sau đó, hãy quan sát “khi tôi hiểu rõ quan điểm này, cảm giác này khởi lên, cảm xúc kia xuất hiện; tôi phân biệt theo cách như vậy. Tại sao?”. Đây là cách để kiểm nghiệm tâm bạn; đó là tất cả. Nó rất đơn giản.
Khi quan sát tâm mình hợp lý, bạn không còn đổ lỗi cho người khác về các vấn đề của mình. Bạn chấp nhận các hành động sai lầm của mình bắt nguồn từ tâm ô nhiễm và dối trá của chính bạn. Khi bị các đối tượng vật chất bên ngoài làm bối rối, bạn thường đổ lỗi cho chúng và người khác về các vấn đề của mình. Hãy thấy rõ rằng quan điểm dối trá dựa trên các hiện tượng ngoại tại hiến bạn trở nên sai lầm. Khi bắt đầu nhận thức được quan điểm sai lầm của mình, bạn bắt đầu nhận thức rõ bản chất của tâm và vĩnh viễn chấm dứt các vấn đề của mình.
Tất cả điều này đều rất mới mẽ đối với bạn? Không phải vậy. Mỗi khi thực hiện bất cứ điều gì, trước hết, bạn phải quan sát nó và tìm ra phương án giải quyết. Bạn đã làm điều này rồi; tôi không phải nêu ra bất cứ điều gì mới mẽ cả. Sự khác biệt là bạn không thực hiện nó đầy đủ. Bạn phải quán sát nhiều hơn nữa. Điều này không có nghĩa chỉ ngồi một mình trong gốc phòng để chiêm nghiệm đối tượng duy nhất—bạn có thể luôn luôn quán chiếu tâm mình, ngay cả trong khi nói chuyện hoặc làm việc với người khác. Bạn nghỉ rằng việc quán chiếu tâm chỉ dành cho hành trình của người phương Đông? Đừng nghỉ theo cách đó.
Hãy nhận thức rõ bản chất của tâm khác biệt với xương thịt trong cơ thể vật lý của bạn. Tâm bạn giống như một tấm gương phản chiếu mọi thứ mà không có phân biệt. Nếu có trí tuệ hiểu biết, bạn có thể điều chỉnh sự phản chiếu mà mình cho phép nhập vào trong tấm gương tâm. Nếu bạn hoàn toàn không biết những gì đang xảy ra trong tâm mình, thì nó sẽ phản chiếu bất cứ phiền não nào nó tiếp xúc—những điều khiến bạn mắc bệnh tâm lý. Trí tuệ quán sát của bạn phân biệt được giữa những phản chiếu nào có lợi ích và những phản chiếu nào gây ra các vấn đề. Cuối cùng, khi nhận thức rõ bản chất đích thực của chủ thể và đối tượng, thì tất cả các vấn đề của bạn sẽ biến mất.
Một số người nghỉ rằng họ theo tôn giáo, nhưng tôn giáo là gì? Nếu không quán chiếu bản chất của tâm mình, không đạt được trí tuệ nhận thức, thì bằng cách nào bạn theo tôn giáo? Chỉ có ý tưởng bạn theo tôn giáo—“tôi là Phật tử, tôi là người theo Do Thái giáo, hay bất kỳ tôn giáo nào”—thì hoàn toàn không giúp được gì. Nó không giúp bạn và người khác. Để thực sự giúp ích cho người khác, bạn cần phải đạt được trí tuệ nhận thức.
Lama Thubten Yeshe, Minh Chánh chuyển ngữ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét