Người hiện đại rất coi trọng vẻ đẹp, không tiếc tiền để tân trang nhan sắc, làm tóc, phẫu thuật, chăm sóc da… Nhưng vẻ đẹp ấy liệu có trường tồn cùng thời gian?
Qua lời giới thiệu của bạn bè, tôi đến một cửa hàng làm tóc có tiếng để tân trang mái tóc của mình. Vừa đến cửa, tôi đã thấy choáng ngợp trước căn phòng rực rỡ ánh đèn, khách khứa nhộn nhịp, người ra người vào tấp nập, khách và thợ làm tóc chật khắp cửa tiệm.
Tôi xếp hàng chờ một lúc và cuối cùng cũng đến lượt. Một nhân viên phục vụ tên là Nhi vừa gội đầu cho tôi vừa khen: “Chà, tóc chị đẹp quá, vừa dài, vừa đen lại còn bóng mượt nữa”. Tôi nằm thư giãn trên giường và chuyện trò với cô bé:
Nói về tóc có vài khía cạnh như thế này: Đầu tiên, tóc đen có liên quan đến yếu tố di truyền, bên cạnh đó thì sức khỏe thể chất cũng sẽ phản ánh qua tình trạng mái tóc. Từ quan điểm của Đông y, chức năng thận tốt thì tóc mới đẹp. Ngoài ra còn có lý thuyết ngũ hành. Mộc, hỏa, thổ, kim, thủy, đối ứng với gan, tim, lá lách, phổi, thận. Vạn vật trên thế giới này đều có thể dùng ngũ hành để phân chia. Các loại thực phẩm khác nhau cũng tác động trực tiếp đến cơ thể, chẳng hạn như nhiều người thích ăn củ cải trắng, mặc dù củ cải rất tốt cho cơ thể nhưng ăn nhiều sẽ khiến tóc nhanh bạc. Còn những thực phẩm màu đen như hạt vừng, hạt mè… lại giúp tóc có màu đen bóng.
Gội đầu xong, Nhi mời tôi ngồi đợi một lát rồi nhờ quản lý trưởng của cửa hàng đến cắt tóc cho tôi. Vị quản lý trưởng đang bận xử lý tóc của một khách hàng lớn tuổi. Nghe nói bà ấy vừa làm tóc ở cửa hàng khác nhưng không ưng ý, nên đến đây để cứu vãn mái tóc của mình. Tôi thấy vị quản lý trưởng cau mày chỉnh sửa lại mái tóc cho đến khi bà hoàn toàn hài lòng, xong xuôi đâu đấy anh mới yên tâm bước đến chỗ tôi.
Khi quản lý trưởng đến, tôi mỉm cười nhìn anh ta và nói: “Trước hết nên giữ cho mình một tâm thái đẹp mới có thể làm ra những kiểu tóc đẹp. Anh à, sao lại cau mày nhăn nhó thế kia? Tâm trạng vui vẻ thì mới tốt cho sức khỏe, như thế tóc mới đen… Còn nữa, ăn ít củ cải trắng thôi nhé”. Anh ta nghe tôi nói liền bật cười và trả lời rằng: “Đúng vậy, tôi thường hay bị đau co thắt tim, đi bệnh viện khám và điều trị cũng không có hiệu quả”.
Tôi cười vui vẻ, nói: “Thế thì cứ xem tôi là bác sỹ đi. Bố tôi là một thầy thuốc rất giỏi, từ ông ấy tôi cũng hiểu được chút ít về nghề y. Thực tế mà nói, dù là thợ làm tóc, doanh nhân, hay bất cứ nghề nào, thuộc bất cứ tầng lớp xã hội nào thì đều cần xem trọng chữ ‘Đức’, có đức thì mới có tài. Người học võ thuật giảng ‘võ đức’, người hành nghề y giảng ‘y đức’. Làm bất cứ nghề nào cũng cần phải có đức, bởi đạo đức chính là tiêu chuẩn cơ bản của con người. Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo là đạo lý của tự nhiên, con người phải tuân theo đạo lý tự nhiên thì mới có cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc. Lần tới tôi sẽ tặng anh một bộ đĩa CD, nghe nó chắc chắn anh sẽ thu về rất nhiều lợi ích”.
Cửa hàng trưởng hỏi tôi: “Tóc chị đen như vậy có phải là nhuộm không?”. Tôi trả lời: “Tôi còn trẻ mà, đi nhuộm đen làm gì? Tôi bẩm sinh đã thế, bà nội tôi tuổi cao cũng không có mấy sợi tóc bạc, bố tôi cũng vậy, tóc bạc rất ít. Di truyền chỉ là một phần, nhưng lý do chính là bởi gia đình chúng tôi luôn sống rất hạnh phúc”.
Tôi lại cười một tiếng rất sảng khoái, bây giờ rất nhiều người theo đuổi cái đẹp và sự cá tính, họ không ngừng nhuộm, tạo kiểu, duỗi, ép, uốn và sử dụng nhiều hóa chất để cải tạo mái tóc của mình. Trên thực tế, một thợ làm tóc giỏi nên gợi ý cách định hình kiểu tóc dựa trên đặc điểm của từng khách hàng và xem xét việc duy trì mái tóc tự nhiên hơn là nhân tạo. Ngày nay, nhiều thợ làm tóc vì muốn kiếm tiền nên không hề để tâm đến chuyện đó, họ còn đề nghị khách hàng sử dụng nhiều loại dịch vụ cùng một lúc. Người quản lý đồng ý với tôi và gật đầu nói: “Bây giờ mọi người nên trở lại với truyền thống”.
Sau đó chúng tôi tiếp tục đàm luận về những vấn đề khác nhau trong xã hội. Cô bé Nhi ở bên cạnh vừa chăm chú lắng nghe, vừa gọi thêm những đồng nghiệp đang rảnh rỗi trong tiệm đến nghe cùng. Khi tóc vừa cắt xong, họ lại đưa tôi danh thiếp và nói mong chị lần sau lại đến tiệm lần nữa, chúng tôi đều muốn nghe những câu chuyện chị kể…. Tôi thật sự chúc phúc cho họ, chúc họ có những lựa chọn tốt đẹp cho tương lai.
Bước ra khỏi cửa tiệm, tôi lại tản bộ về nhà. Bên lề đường cách đó không xa có một thẩm mỹ viện, những người bước vào thẩm mỹ viện đều gợi lên một cảm giác gì đó rất lạ. Người hiện đại rất coi trọng vẻ đẹp, nhiều quý bà, quý cô không tiếc tiền để tân trang nhan sắc, làm tóc, phẫu thuật thẩm mỹ, chăm sóc da, tập thể hình… Nhưng từ góc độ sức khỏe mà nói, muốn làm đẹp trước hết phải có tâm hồn đẹp, khi đó cơ thể khỏe mạnh và dung mạo cũng trở nên xinh đẹp hơn. Chỉ vẻ đẹp ấy mới có thể trường tồn cùng thời gian.
Điều đó cũng có nghĩa là: Dù bạn làm tóc hay làm đẹp, điều đầu tiên là hãy chăm sóc cho vẻ đẹp nội tâm, dùng tấm lòng khoan dung đối đãi với người, giữ cho tâm thái luôn điềm tĩnh và bình thản. Như thế mới mang đến cho bản thân sự an nhiên, hài hòa, và vẻ đẹp thanh lịch.
Tôi xếp hàng chờ một lúc và cuối cùng cũng đến lượt. Một nhân viên phục vụ tên là Nhi vừa gội đầu cho tôi vừa khen: “Chà, tóc chị đẹp quá, vừa dài, vừa đen lại còn bóng mượt nữa”. Tôi nằm thư giãn trên giường và chuyện trò với cô bé:
Nói về tóc có vài khía cạnh như thế này: Đầu tiên, tóc đen có liên quan đến yếu tố di truyền, bên cạnh đó thì sức khỏe thể chất cũng sẽ phản ánh qua tình trạng mái tóc. Từ quan điểm của Đông y, chức năng thận tốt thì tóc mới đẹp. Ngoài ra còn có lý thuyết ngũ hành. Mộc, hỏa, thổ, kim, thủy, đối ứng với gan, tim, lá lách, phổi, thận. Vạn vật trên thế giới này đều có thể dùng ngũ hành để phân chia. Các loại thực phẩm khác nhau cũng tác động trực tiếp đến cơ thể, chẳng hạn như nhiều người thích ăn củ cải trắng, mặc dù củ cải rất tốt cho cơ thể nhưng ăn nhiều sẽ khiến tóc nhanh bạc. Còn những thực phẩm màu đen như hạt vừng, hạt mè… lại giúp tóc có màu đen bóng.
Gội đầu xong, Nhi mời tôi ngồi đợi một lát rồi nhờ quản lý trưởng của cửa hàng đến cắt tóc cho tôi. Vị quản lý trưởng đang bận xử lý tóc của một khách hàng lớn tuổi. Nghe nói bà ấy vừa làm tóc ở cửa hàng khác nhưng không ưng ý, nên đến đây để cứu vãn mái tóc của mình. Tôi thấy vị quản lý trưởng cau mày chỉnh sửa lại mái tóc cho đến khi bà hoàn toàn hài lòng, xong xuôi đâu đấy anh mới yên tâm bước đến chỗ tôi.
Khi quản lý trưởng đến, tôi mỉm cười nhìn anh ta và nói: “Trước hết nên giữ cho mình một tâm thái đẹp mới có thể làm ra những kiểu tóc đẹp. Anh à, sao lại cau mày nhăn nhó thế kia? Tâm trạng vui vẻ thì mới tốt cho sức khỏe, như thế tóc mới đen… Còn nữa, ăn ít củ cải trắng thôi nhé”. Anh ta nghe tôi nói liền bật cười và trả lời rằng: “Đúng vậy, tôi thường hay bị đau co thắt tim, đi bệnh viện khám và điều trị cũng không có hiệu quả”.
Tôi cười vui vẻ, nói: “Thế thì cứ xem tôi là bác sỹ đi. Bố tôi là một thầy thuốc rất giỏi, từ ông ấy tôi cũng hiểu được chút ít về nghề y. Thực tế mà nói, dù là thợ làm tóc, doanh nhân, hay bất cứ nghề nào, thuộc bất cứ tầng lớp xã hội nào thì đều cần xem trọng chữ ‘Đức’, có đức thì mới có tài. Người học võ thuật giảng ‘võ đức’, người hành nghề y giảng ‘y đức’. Làm bất cứ nghề nào cũng cần phải có đức, bởi đạo đức chính là tiêu chuẩn cơ bản của con người. Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo là đạo lý của tự nhiên, con người phải tuân theo đạo lý tự nhiên thì mới có cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc. Lần tới tôi sẽ tặng anh một bộ đĩa CD, nghe nó chắc chắn anh sẽ thu về rất nhiều lợi ích”.
Cửa hàng trưởng hỏi tôi: “Tóc chị đen như vậy có phải là nhuộm không?”. Tôi trả lời: “Tôi còn trẻ mà, đi nhuộm đen làm gì? Tôi bẩm sinh đã thế, bà nội tôi tuổi cao cũng không có mấy sợi tóc bạc, bố tôi cũng vậy, tóc bạc rất ít. Di truyền chỉ là một phần, nhưng lý do chính là bởi gia đình chúng tôi luôn sống rất hạnh phúc”.
Tôi lại cười một tiếng rất sảng khoái, bây giờ rất nhiều người theo đuổi cái đẹp và sự cá tính, họ không ngừng nhuộm, tạo kiểu, duỗi, ép, uốn và sử dụng nhiều hóa chất để cải tạo mái tóc của mình. Trên thực tế, một thợ làm tóc giỏi nên gợi ý cách định hình kiểu tóc dựa trên đặc điểm của từng khách hàng và xem xét việc duy trì mái tóc tự nhiên hơn là nhân tạo. Ngày nay, nhiều thợ làm tóc vì muốn kiếm tiền nên không hề để tâm đến chuyện đó, họ còn đề nghị khách hàng sử dụng nhiều loại dịch vụ cùng một lúc. Người quản lý đồng ý với tôi và gật đầu nói: “Bây giờ mọi người nên trở lại với truyền thống”.
Sau đó chúng tôi tiếp tục đàm luận về những vấn đề khác nhau trong xã hội. Cô bé Nhi ở bên cạnh vừa chăm chú lắng nghe, vừa gọi thêm những đồng nghiệp đang rảnh rỗi trong tiệm đến nghe cùng. Khi tóc vừa cắt xong, họ lại đưa tôi danh thiếp và nói mong chị lần sau lại đến tiệm lần nữa, chúng tôi đều muốn nghe những câu chuyện chị kể…. Tôi thật sự chúc phúc cho họ, chúc họ có những lựa chọn tốt đẹp cho tương lai.
Bước ra khỏi cửa tiệm, tôi lại tản bộ về nhà. Bên lề đường cách đó không xa có một thẩm mỹ viện, những người bước vào thẩm mỹ viện đều gợi lên một cảm giác gì đó rất lạ. Người hiện đại rất coi trọng vẻ đẹp, nhiều quý bà, quý cô không tiếc tiền để tân trang nhan sắc, làm tóc, phẫu thuật thẩm mỹ, chăm sóc da, tập thể hình… Nhưng từ góc độ sức khỏe mà nói, muốn làm đẹp trước hết phải có tâm hồn đẹp, khi đó cơ thể khỏe mạnh và dung mạo cũng trở nên xinh đẹp hơn. Chỉ vẻ đẹp ấy mới có thể trường tồn cùng thời gian.
Điều đó cũng có nghĩa là: Dù bạn làm tóc hay làm đẹp, điều đầu tiên là hãy chăm sóc cho vẻ đẹp nội tâm, dùng tấm lòng khoan dung đối đãi với người, giữ cho tâm thái luôn điềm tĩnh và bình thản. Như thế mới mang đến cho bản thân sự an nhiên, hài hòa, và vẻ đẹp thanh lịch.
Bài viết: "Phụ nữ à, khi làm đẹp hãy nhớ chăm sóc cho vẻ đẹp nội tâm"
Ngọc Linh
Ngọc Linh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét