MÙA XUÂN VIỄN XỨ
Xuân về cập bến sông mơ
Đến trong tha thiết vườn thơ đượm tình Xuân về trên cánh đào xinh
Mùa xuân viễn xứ thiếu hoa mai vàng
Thiếu duyên ấm cúng họ hàng
Thiếu tình thân thuộc chứa chan mặn nồng Thiếu nhân nghĩa, thiếu tâm đồng
Thiếu đi tất cả thỉ chung giống nòi.
Xuân chiều lẩn thẩn mây trôi
Bơ vơ vô định, ngậm ngùi cô đơn
Phũ phàng cho kiếp trầm luân
Bẽ bàng số phận gởi thân xứ người
Niềm riêng thơ dệt mấy lời
Thả dòng sông nhớ bên trời quê hương.
THẮNG HOAN
Đức Phật chúng ta vốn xuất thân từ dòng dõi đế vương, sống trong quyền uy, cung vàng điện ngọc, vợ đẹp con ngoan mà ngài từ bỏ và xuất gia. Khi giác ngộ, Ngài còn dạy cho con trai là La Hầu La cùng dòng tộc xuất gia tu đạo. Ngài không khuyên con trai mình ở đời để kế vị đế vương, hay không khuyên dòng tộc sống đời để hưởng thụ vinh hoa phú quý. Phật dạy, đời sống tiện nghi, giàu sang chỉ là sự hưởng thụ tạm bợ, chỉ có trí tuệ và đạo đức mới giúp con người và nhân loại ra khỏi vũng bùn vô minh và sầu khổ muôn đời.
Năng lực của lời cầu nguyện có hiệu ứng khi nó
xuất phát từ tấm lòng chân thành và tâm ý cao thượng. Nội dung lời cầu nguyện là thể hiện lòng mong ước đi đôi với hành động lợi mình và lợi người là điều đáng tôn trọng. Đứng về mặt tác dụng giao cảm tâm thức thì thường được chư Phật, Bồ tát, Thiện thần gia hộ. Với người có tâm lành mạnh như thế, chí nguyện hướng thượng như thế thì ngay trong cuộc đời này cũng được các bậc thiện hữu tri thức giúp đỡ, được xã hội tán dương. Trường hợp khác nữa là trong Phật pháp xác nhận rằng, hạng người tội lỗi mà biết hồi tâm hành thiện, tức là biết ăn năn sám hối, như một người học trò biết nhận thức ra lỗi lầm trước vị thầy khả kính, thì sẽ được Phật chứng minh gia hộ. Hoặc có người gặp nhiều tai ương hoạn nạn, nhất tâm tụng kinh, niệm chân ngôn hay niệm Phật để cho ba nghiệp thân, khẩu và ý thanh tịnh cảm ứng sức gia hộ của Phật và Bồ tát mà tai qua nạn khỏi là điều chắc thật. Vì đó là do tâm hướng về nẻo giải thoát, tâm tương ưng với bổn nguyện từ bi cứu độ chúng sanh của các bậc thánh giả. Tức là do lòng thành cảm ứng năng lực từ bi của Tam Bảo.
Nhưng chúng ta phải hiểu rằng, mọi thành tựu đời sống hạnh phúc hay hiện tượng khổ đau con người đều do tâm tạo. Đó là biểu hiện tính chất vận hành nhân quả khách quan mà đức Phật đã dạy. Giả sử chúng ta đến chùa cầu giàu sang, cầu trường thọ mà sống với lòng tham lam ích kỉ, giết người hại vật thì làm sao có được kết quả được mà cứ giốc lòng cầu nguyện. Trong nguyên lý nhân quả, muốn sống lâu và giàu sang phải biết tu hạnh bố thí, cúng dường, phải biết tôn trọng sự sống con người và sinh vật. Phật dạy: “Người đời nay sống lâu, là do đời trước có từ tâm. Người đời nay chết non, là do đời trước hay sát sanh. Người đời nay giàu to là đời trước hay làm hạnh bố thí.” (2) Một khi người Phật tử tư duy và thiền định, học kinh Phật thuyết về Thiện ác nhân quả thì tự nhận thức được rằng: Hạnh phúc có được do từ tấm lòng hiến dâng và ban tặng cho đời những điều tốt đẹp mà chúng ta có được, chứ không do cầu xin van vái.
Do vậy, điều cầu mong chính đáng và thiết thực của chúng ta là được sống trong giáo pháp Phật dạy:
“Không làm mọi điều ác,
Thành tựu các hạnh lành,
Tâm ý giữ trong sạch, (3)
Chính lời chư Phật dạy.”
Câu kinh trên đã tóm tắt nội dung lời Phật dạy
trong các Kinh điển, hàm chứa ý nghĩa Giới-Định-Tuệ là con đường thành tựu đời sống phước đức, thành tựu đời sống trí tuệ giải thoát khổ đau sanh tử luân hồi.
Như vậy, người học Phật không mong cầu gì hơn, không quý trọng gì hơn ngoài việc tu theo lời Phật dạy. Không những nguyện đời này và mãi mãi đời sau đều được sống theo lời Phật dạy. Vì trong giáo lý Phật để lại thế gian này là đã có đủ những phương tiện giúp chúng sanh sống an lạc rồi, chúng ta không mong ước tìm cầu điều gì khác hơn nữa. Nhận thức đúng như thế, ngày đầu xuân chúng ta đến chùa dâng lời cầu nguyện cao thượng đó thì sẽ được Đức Phật tán dương và gia hộ.
4 CHÁNH PHÁP — Số 15, tháng 02.2013
1)
2) 3)
Chú thích:
Kinh ưu bà tắc (Kinh người áo trắng), số 128 của Kinh Trung A Hàm, HT. Thích Nhất Hạnh dịch. Trích từ: Phật thuyết kinh thiện ác nhân quả.
Kinh pháp cú, số 183. HT. Thích Minh Châu dịch.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét