thưa:
Nói đến mùa Xuân là nói đến niềm vui, và hạnh phúc. Tâm Minh (TM) xin chọn đề tài này vì tuy chỉ có 4 chữ nhưng chữ nào cũng gợi lên trong TM những ý tưởng “bao la vũ trụ”. Năm nay TM đã 74 tuổi, thời ra truờng Đại học Sư Phạm Huế, năm 1961, thì chưa được biết đến cái chữ @ này trong khi các cháu
nội/ngoại của chúng ta bây giờ mới 3, 4 tuổi đã biết chơi games trên computer rồi!
Kính thưa qúi vị và các bạn,
Loài người nói chung, các bậc minh triết Đông và Tây, xưa và nay, nói riêng, đã giảng, nói và viết rất nhiều về hạnh phúc và an lạc, về mục đich cuộc sống, về làm thế nào để có hạnh phúc, v.v... Riêng kinh điển Phật giáo cũng đã dạy rất nhiều . Tuy nhiên Hạnh phúc là gì, Hạnh phúc tùy thuộc vào những gì và gần hơn với đề tài của chúng ta “Hạnh phúc thời @ là gì”? và khác biệt với hạnh phúc thời xa xưa ở những điểm nào, tại sao. Cả hai loại hạnh phúc đó có thực không, có tồn tại lâu dài không? Tại sao. Bài viết này xin chỉ “khoanh vùng” ở trong phạm vi nhỏ hẹp đó.
Hạnh phúc là gì? _ Câu hỏi ấy, định nghĩa ấy, còn tùy thuộc vào mỗi một con người cụ thể, vào hoàn cảnh của người ấy, về hiểu biết của người ấy , vào xã hội và cả vào thời đại mà người ấy đang sống nữa .
Với một người đang bị bệnh ghẻ ngứa hành hạ thì 1 lò lửa đặt sao cho sức nóng làm tan cơn ngứa, đó là hạnh phúc của vị ấy; đối với một em bé bị mù vì tai nạn thì hạnh phúc của em là “lạy Trời cho con sáng mắt ra chỉ một phút thôi, để con được nhìn lại khuôn mặt của mẹ mà con đã gần như quên mất rồi!” ... cứ như vậy cho nên hạnh phúc của bạn có thể không phải là hạnh phúc của tôi, và có khi hạnh phúc của người này, của dân tộc này lại là nỗi bất hạnh của một người khác, một dân tộc khác, v.v...
Với các nho sĩ ngày xưa của xã hội Việt Nam ngày đó thì chỉ cần “ngày 3 bữa vỗ bụng rau bình bịch” vì “người quân tử ăn chẳng cần no” hay “đêm 5 canh an giấc ngáy pho pho” vì “đời thái bình cửa thường bỏ ngõ”; hay “sống đời vui đạo phải tùy duy- ên, đói tới thì ăn, mệt ngủ liền” v.v.. đó là hạnh phúc rồi! nhưng khi văn minh Tây phương đến thì “sáng rượu sâm banh tối sữa bò” hay “sáng tổ tôm chiều tứ sắc” hay phải “lên xe xuống ngựa”... mới là phong lưu, đầy đủ hạnh phúc vật chất,... Rồi tiếp đến là thời đại chúng ta đang sống, được gọi là “thời đại @” _ đó là thời đại của “thông tin bùng nổ”, thời đại của khoa học kỹ thuật lên đến cực đại, thời đại con người sống trong “một thế giới ảo”, thời đại mà có người đã lên tiếng than rằng “khoa học không lương tâm chỉ là sự tàn phá của tâm hồn” (La sci- ence sans conscience n’est que ruine de l’âme”); [English: Science without conscience is but the ruin of the soul.], thời đại mà sự thành công được đặt trên cơ sở của sự thành đạt về kinh tế, chính trị, quân sự, quyền uy, danh lợi v.v... cho nên hạnh
phúc lại mang nhều ý nghĩa có thể rất khác xa với định nghĩa của nó thuở ban sơ!
Thật vậy, chỉ nói về những em bé Việt Nam ngày xưa ở trong nước với những em bé VN ngày nay ở hải ngoại là đã thấy niềm vui, hạnh phúc, biến đổi cực kỳ khác xa! Ngày xưa những viên bi, những con vụ đẽo từ những trục chỉ, những cánh diều... cũng đủ là niềm vui và hạnh phúc của các bé, nhưng ngày nay, niềm vui của những em bé Việt Nam ở hải ngọai_ hay một số ở trong nước cũng vậy_ là những trò chơi điện tử (video games), những con Bakugan, Pokémon, Skylanders, v.v... và v.v... hay những chiếc xe hơi, máy bay và cả những con diều (kites) to tướng nữa, được điều khiển từ xa (bằng remote control)... Mỗi ngày trên thị trừơng đồ chơi trẻ em đều có cái mới... các em chưa kịp chán thì đã có món đồ chơi khác xuất hiện rồi! Những thứ đồ chơi này cũng không cần có bạn để chơi, các em chỉ cần chơi trên màn hình của TV hay computer đều được, khiđã say mê với cuộc chơi rồi, các em như ở một thế giới khác, không thấy cô đơn, mà còn tỏ ra rất hạnh phúc. Đối với người lớn cũng vậy, có những nguời chỉ sống trong thế giới ảo của mình _tại sao gọi là “ảo”? Vì có thể nó không tồn tại trên thục tế, ví dụ ngoài đời bạn là A, vợ hay chồng bạn là B nhưng trên mạng (net) bạn có thể làm quen với một người C để tiến đến tri âm, tri kỷ, thư từ qua lại với nhau rất mặn mà tình cảm (không cần biết mặt, biết tên thật làm gì, chỉ cần cái “nick” trên mạng là được). Thế rồi một hôm, tình bạn đã chín muồi, vì một tiết lộ nào đó của 1 trong 2 người, người kia phát hiện ra “đối tượng tri âm tri kỷ mới quen trên @” đó chính là vợ hay chồng mình J_ Ở cùng một nhà, sinh hoạt 24/24 với nhau mà không hòa hợp được, phải email qua lại để tìm bạn tâm giao, như vậy đó không phải là thế giới ảo hay sao? J J!! Câu chuyện này không phải do TM tưởng tượng ra đâu mà do TM mới đọc được “Một chuyện có thật” do người chồng viết ra và post lên trên net cách đây không lâu. Hạnh phúc trên @, vì vậy, được gọi là “hạnh phúc trong thế giới ảo,” và bị chê là “là thả mồi bắt bóng” v.v... Tuy nhiên, cũng có những trường hợp thanh niên nam nữ chỉ quen biết nhau trên mạng vẫn tiến đến tình bạn chân thành rồi tình yêu, và kết quả là một cuộc hôn nhân tốt đẹp, trường hợp này cũng không phải là hiếm có lắm. Chúng ta định nghĩa như vậy là hạnh phúc lứa đôi thời @...
Mặt khác, đối với một người bị bại liệt, phải ngồi xe lăn suốt đời, thì họ nhìn chúng ta_ những người có thể đi trên mặt đất bằng đôi chân của mình _như nhìn một phép lạ , ước mơ của họ chỉ là được bước xuống đất bằng đôi chân của mình!
Mặc dù rất lúng túng khi phải định nghĩa Hạnh phúc, con người luôn khao khát đi tìm hạnh phúc... và khi đạt được cái mà họ tưởng là hạnh phúc thì té ra không phải! Thật vậy, ví dụ khi chuẩn bị một kỳ thi tuyển rất đông thí sinh tham dự, chúng ta nghĩ rằng nếu kỳ thi này mà ta được chọn thì nhất định sẽ hạnh phúc lắm... nhưng sau khi thi đậu xong, cảm giác sung sướng kéo dài không quá ba ngày!! Còn nữa, khi hai chàng Lưu Nguyễn lạc vào chốn thiên thai tức là đang ở đỉnh cao của hạnh phúc loài người; thế mà chỉ sau 3 năm đã thấy chán, thấy nhớ nhà, muốn về lại chốn “trần gian đau khổ” này! Cõi Tiên cũng là một thế giới ảo, kiểu như thế giới của email, của mơ mộng, của có có không không, mờ mờ ảo ảo, chỉ cần một cái “click” của “con mouse” thì tất cả trở thành tro bụi _ còn thua trobụi_làtấtcảđãbiếnmấtkhôngđểlạidấuvết gì,dùlàmộttàntro,mộthạtbụi!Đâylàsựgặpgỡ của hai thế giới “ảo” xưa và nay!
Kính thưa qúi vị,
Tại sao hạnh phúc mà con người hướng đến, tìm cầu... đều biến mất sau vài giờ, vài ngày, vài năm... dù ở trong bất cứ thời đại nào, thời xa xưa hay thời đại @? _Xin thưa, là vì những thứ mà ta gọi là “hạnh phúc” đó, chưa phải là hạnh phúc chân thật, nghĩa là không phải tự trong Tâm ta mà từ những điều kiện bên ngoài. Thật vậy, con người trong bất cứ thời đại nào ngảy xưa hay trong thời đại @ đều có thói quen “tìm cầu” nghĩa là trốn chạy khỏi cái này, đuổi theo một cái khác, ví dụ: Chạy trốn nghèo đói, đuổi theo giàu sang, chạy trốn đau khổ, đuổi theo hạnh phúc, như trong nhân gian gọi nôm na là “có mới nới cũ” hay “tham phú phụ bần” v.v... Và, ngay người tu hành cũng thích trốn chạy sinh tử , đuổi theo Niết Bàn, giải thoát!
Chúng ta hãy cùng nhau, bình tâm quán chiếu những lời dạy của đức Thế Tôn về tự tánh Không của các pháp, về Tương tức và Tương nhập: “Vạn pháp nương vào nhau mà có mặt, không có pháp nào có thể phát sinh và tồn tại độc lập. Trong cái nhìn duyên khởi, vạn pháp liên hệ nhân duyên mật thiết với nhau: trong một pháp, có mặt tất cả vạn pháp, trong cái Một có cái Tất cả. Thấy được như vậy là thấy được Tánh Không của các pháp, Tánh tương tức và tương nhập của các Pháp.” [Tương tức: cái này là cái kia; Tương nhập: cái này ở trong cái kia.] Thấy được như vậy rồi thì chúng ta không còn ước muốn theo đuổi hay trốn chạy bất cứ pháp nào; nghĩa là chúng ta không còn tham đắm, phân biệt hay kỳ thị đối với tất cả các pháp. Khi sự tìm cầu
theo đuổi hay chạy trốn chấm dứt tức là chúng ta đã có khả năng vượt qua đuợc tham vọng của mình _cũng là lúc ta nhận ra được thế nào là hạnh phúc chân thật.
Thưa quí vị và các bạn,
Như chúng ta đã thấy, hạnh phúc của những người tu (chư Tăng Ni, quý vị khất sĩ v.v...) là giải thoát và giác ngộ. Chúng ta hãy lắng nghe lời dạy của đức Thế tôn về vô nguyện_ chấm dứt tìm cầu và theo đuổi_ Từ đó chúng ta sẽ có kết luận cho chúng ta về hạnh phúc nói chung và hạnh phúc thời @ nói riêng:
“Giải thoát và giác ngộ không phải là những pháp có mặt ở ngoài ta . Chỉ cần mở mắt để chiêm nghiệm thì ta thấy được ta chính là bản thân của giải thoát và giác ngộ. Tất cả các pháp, tất cả chúng sanh đều có sẵn tự tánh giác ngộ tròn đầy trong tự thân mình, các vị đừng đi tìm tự tánh ấy ở bên ngoài. Nếu biết xoay ánh sáng quán chiếu vào tự thân, tự khắc các vị thực hiện được giác ngộ. Các vị khất sĩ! tất cả các pháp trong vũ trụ không pháp nào tồn tại độc lập ngoài nhận thức của các vị, kể cả niết bàn, giải thoát. Các vị nên nhớ rằng đối tượng nhận thức không tồn tại độc lập với nhận thức. Các vị đã là cái các vị đang đi tìm.”
Trở về với “hạnh phúc” của hàng phàm phu chúng ta, ta có thể bắt chước phỏng theo lời dạy trên để thấy rằng: Hạnh phúc chân thật chính là cái trạng thái tâm lý không muốn trốn chạy hay theo đuổi bất cứ cái gì nhắm phục vụ cho bản thân mình.
Tinh tấn tu học và tu tập (nghĩa là tự huấn luyện Tâm mình từng ngày, từng giờ thực tâp Hiểu biết và Thương yêu) để chuyển hoá những thói quen tiêu cực của Tâm “tham cầu và chống đối” [theo đuổi và trốn chạy] mới tiếp cận được với hạnh phúc chân thật _ thứ hạnh phúc độc lập với không gian và thời gian. [nghĩa là không phụ thuộc quốc độ nào hay thời đại nào; thời đại @ ở đây hay thời đại của đức Phật nơi đất nước Ấn độ cũng vậy!]
Thân mến kính chúc quí vị và các bạn “một mùa Xuân Bây giờ và Ở đây”, không tìm cầu không ước vọng. Xin kính gởi đến mọi người tư tưởng rất xưa mà cũng rất mới về Mùa Xuân:
Tâm Xuân Vũ trụ xuân
Tâm bình thế giới bình
Ước mong cho thế giới hoà bình, người người
đều an lạc.
Tâm Minh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét