Mộng và Thực là chủ đề được nhắc tới rất nhiều trong cả ba thừa Phật giáo. Mộng và Thực dựa trên nền tảng căn bản của triết học Phật giáo.
Để có thể liễu đạt trạng thái này, hành giả phải dựa trên nền tảng Văn - Tư - Tu hoặc trong Kim cương thừa gọi là Kiến - Thiền - Hành. Khi ngủ say thì cảnh mộng xuất hiện. Nếu giấc mộng an lành, chúng ta sẽ cảm thấy an lạc, hạnh phúc và ngược lại, khi gặp ác mộng, chúng ta sẽ cảm thấy bất an, lo âu, sợ hãi.
Một câu hỏi được đưa ra là: Bản chất của mộng là thực hay giả? Nếu chúng ta quán chiếu kỹ càng, chúng ta sẽ thấy rằng mộng không có thực chất. Mộng hiện khởi từ bản chất vô minh của tâm cộng và các duyên phụ trợ khác. Khi tâm ta mất cân bằng, ta sẽ mộng và trong giấc mộng đó, cả mộng và người mộng không có thật. Thậm chí bản chất cuộc đời hiện tại của chúng ta cũng đều là mộng. Khi nhìn vào bản chất của sự vật hiện tượng, ta thấy có hai khía cạnh thật và không thật.
Khi tâm thức bị che mờ bởi những xúc tình phiền não, ta sẽ nhìn mọi sự vật hiện tượng đều là bất thiện. Còn khi tâm tỉnh thức, ta sẽ thấy được các khía cạnh tích cực của cuộc sống. Như vậy để quyết định một hành động là thiện hay bất thiện, hoàn toàn tùy thuộc vào các trạng thái tâm thức. Chính các xúc tình tiêu cực như tham, sân, si đã đưa đẩy chúng ta trôi lăn mãi trong trong vòng luân hồi sinh tử.
Khi tâm chúng ta sân giận, chính nhân dẫn tới đọa xuống cõi địa ngục. Toàn bộ cảnh địa ngục và người đang chịu khổ trong địa ngục cũng chỉ là mộng. Khi tâm tham lam, keo sẻn, sẽ bị đọa xuống loài quỷ. Cảnh khổ của loài quỷ đói khát cũng như người đang đọa làm quỷ cũng đều là mộng. Những trạng thái tâm si mê là nhân dẫn tới cõi súc sinh. Cõi súc sinh si mê đau khổ trong cảnh ăn giết lẫn nhau và người đang đọa làm súc sinh cũng chỉ là trải nghiệm như một giấc mộng. Sự ghanh tỵ, tật đố là nhân tái sinh vào cõi A Tu la. Kiêu mạn dẫn chúng ta tái sinh vào cõi trời. Khi tâm ta cân bằng giữa những xúc tình tiêu cực và tích cực, ta sẽ tái sinh vào cõi người. Cõi người phải chịu trải nghiệm cái khổ của sinh già bệnh chết, và cõi trời có nỗi khổ sống quá lâu và vô minh không biết đến chính Pháp. Sự khổ đau trong các cõi luân hồi sẽ kéo dài bất tận tới nhiều kiếp sau. Bản chất của luân hồi mà ta đang trải qua cũng là một giấc mộng dài. Chúng ta phải trải nghiệm khổ đau bởi vì ta không nhận chân được bản chất của khổ đau là giả, là mộng.
Chỉ khi bạn chứng đạt được giải thoát giác ngộ, nhìn cuộc sống theo quan kiến giác ngộ, bạn sẽ thấy toàn bộ cuộc sống của chúng ta cũng chỉ là một giấc mộng, thậm chí ngay cả tư tưởng tha thiết cầu giác ngộ, cầu xả ly cũng chỉ là một trạng thái mộng. Hệ thống giáo lý của đức Phật, cũng là một phần của mộng, như giáo lý vô thường, quy luật nhân quả ... đều là một phần của mộng. Ngay cả sự thực hành quy y, phát Bồ đề tâm cũng chỉ là sự thực hành trong mộng. Trọn vẹn cuộc sống của chúng ta, khi ngủ, khi thức, đi, đứng, nằm, ngồi, nói chuyện .... đều là mộng, cho đến cả sự tu tập Lục độ Ba la mật như: Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục... các nghi lễ, thiền định cao cấp của Kim cương thừa đều là mộng. Toàn bộ chúng hữu tình trong vũ trụ này như: Bồ tát, loài người, mọi loài chúng sinh.... bản chất đều là mộng. Vấn đề chỉ là tùy theo những nhân tố ảnh hưởng khác nhau mà chúng ta sẽ có giấc mộng dài hay ngắn, lành hay dữ mà thôi. Trong thực tế cuộc sống, khi chúng ta trải nghiệm hạnh phúc, đau khổ, thất bại... đều là những trạng thái trong mộng.
Khi chúng ta có chính kiến hiểu rõ bản chất sự vật hiện tượng trong vũ trụ, tức là mộng thì sẽ đạt được giải thoát, và ngược lại nếu chưa có được quan kiến đó, thì mọi suy nghĩ, lời nói và hành động của chúng ta sẽ cứ mãi là nguyên nhân của luân hồi sinh tử.
Trên con đường tu tập chứng đạt giải thoát giác ngộ, chúng ta cần nương theo những phương pháp đối trị, tiêu trừ, chuyển hóa những xúc tình tiêu cực. Chúng ta cần nỗ lực thực hành giáo pháp để có thể thấu hiểu được bản chất của đời sống, của mọi hành động là mộng.
Vấn đề đặt ra là: Chúng ta cần hiểu bản chất của mộng là gì và bản chất của thực tại là gì. Chỉ khi thấy rõ bản chất này, chúng ta mới có thể dần giảm thiểu được khổ đau, bằng không chúng ta sẽ cứ mãi tiếp tục tạo nên nhiều khổ đau. Tại sao lại vậy? Bởi vì do vô minh, chúng ta đã tạo rất nhiều nghiệp bất thiện. Những hành động chúng ta được gọi thiện hay bất thiện hoàn toàn phụ thuộc vào động cơ phía sau. Khi tâm chúng ta khởi phát động cơ gì, nó tạo nên các kết quả tương ứng. Như vậy thiện hay ác, thiện nghiệp hay ác nghiệp hoàn toàn phụ thuộc các khía cạnh hay trạng thái của tâm. Vấn đề là ở chỗ, chúng ta cần kiểm soát, điều phục được những trạng thái tâm bất thiện của mình như ái dục, sân giận. Để có thể điều phục được tâm bất thiện, chúng ta cần có quan kiến rằng, hiểu rằng đối tượng và bản thân đều là mộng. Khi đó ta có thể dễ dàng điều phục được các trạng thái tiêu cực của tâm, giúp chấm dứt luân hồi khổ đau, bằng không chúng ta sẽ mãi mãi trôi lăn trong luân hồi sinh tử. Cả hai khía cạnh bên trong và bên ngoài của tâm thức đều là mộng. Đây là một điểm vô cùng vi tế của tâm thức.
Khi chúng ta nhận ra bản chất cuộc sống là mộng, chúng ta sẽ giảm bớt những hành động bất thiện, tăng những nghiệp thiện. Ta sẽ chuyển hóa được đời sống một cách tốt đẹp hơn. Một khi chưa nhận chân được sự khác biệt giữa mộng và thực, thì mọi lời nói, suy nghĩ hành động của ta vẫn sẽ bị chi phối bởi vô minh si ám, và là nhân cho luân hồi bất tận.
Truyền thống Mahamudra đề cập tới chuyển hóa tất cả các trạng thái vô minh thành trí tuệ. Và khả năng nhận chân được bản chất của mộng hay thực nằm ngay bên trong chính bạn. Giáo pháp của Đức Phật Thế tôn đề cập đến nhiều vấn đề nhưng đều tập trung giúp chúng ta nhận ra sự khác biệt giữa mộng và thực.
Ở Ấn độ có một nhà huyền thuật rất nổi tiếng. Một lần vua xứ Ấn mời nhà huyền thuật phô diễn thần thông, bởi vì vị vua rất muốn chứng kiến những năng lực huyền thuật tận bằng mắt mình. Vị vua đã cùng tất cả gia đình, quần thần chứng kiến khả năng huyền thuật. Nhà huyền thuật đề nghị vị vua hãy viết lên một cái hộp những gì ngài mong muốn và ông ta sẽ biến chúng thành hiện thực như mong muốn của vua. Sau khi vị vua viết những mong muốn của mình lên hộp, nhà huyền thuật đã sử dụng quyền năng của mình để cái hộp bay qua chín ngọn núi, chín ngôi làng. Nhà vua lúc này chợt thấy không còn ai bên cạnh, chỉ còn mình với cái hộp. Ông thấy trong hộp xuất hiện một người con gái rất xinh đẹp, và ông đã tới gần hỏi chuyện. Hai người rất tâm đầu ý hợp và đã quyết định kết hôn với nhau. Họ sinh hạ được một cậu con trai, một cô con gái. Họ sống với nhau rất hạnh phúc. Một lần vị vua dẫn hai người con của mình đi dạo và họ lại nhìn thấy cái hộp nọ. Người con của ông rất thích cái hộp và tới viết lên hộp những gì mình thích. Chiếc hộp bay lượn trông đẹp mắt. Hai người con đã xin vua cha được chui vào trong hộp để được bay lượn cùng chiếc hộp và vị vua đã đồng ý. Chiếc hộp chở hai người con vị vua bay lượn, rồi bất chợt va mạnh vào đá. Hai người con vị vua đã chết ngay khi đó. Hoàng hậu được tin vô cùng đau xót, thấy cuộc sống không còn ý nghĩa gì nữa nên đã nhảy xuống vực tự vẫn. Vị vua đã đánh mất hết hạnh phúc của mình. Lúc này ông giật mình tỉnh giấc và đã kể lại những trải nghiệm của mình cho mọi người. Ông nhận ra rằng tất cả những hạnh phúc, an lạc diễn ra trong mộng là không có thực. Tất cả những gì mình mong cầu, viết ra trong cái hộp cũng chỉ là một hiện tướng của huyễn thuật mà thôi. Tất cả sinh, già, bệnh, chết chẳng có gì khác hơn ngoài giấc mộng.
Như vậy chúng ta cần phải thực tập tỉnh thức trong mộng và trong khi thức, chúng ta tập quán chiếu, toàn bộ hoạt động trong đời sống đều là mộng. Chúng ta phải sử dụng nghệ thuật lắng nghe giáo pháp từ Bậc Thầy của mình, tiếp đến cần phải tư duy thiền định về ý nghĩa của giáo pháp và dần áp dụng giáo pháp vào cuộc sống (Văn – Tư – Tu). Với thứ lớp như vậy dần dần chúng ta sẽ nhận ra sự khác biệt giữa mộng và thực. Không phải thế, sự tỉnh thức, giác ngộ không phải như sự di chuyển từ nơi này đến nơi khác, từ thời gian này đến thời gian khác. Chúng ta cần tỉnh thức ngay bây giờ và ngay tại thực tại này. Bản chất tâm chúng ta vốn thanh tịnh và sáng suốt. Nhưng vì vô minh nên chúng ta không nhận ra. Như vậy, sự khác biệt giữa tâm giác ngộ và vô minh, giữa một người thường và một bậc giác ngộ, đó chính là sự tỉnh thức trong mọi suy nghĩ, lời nói và hành động của mình.
Giác ngộ không phải là thứ ta có thể tìm ở bên ngoài, giác ngộ là một trạng thái ban sơ, tiềm ẩn trong mỗi chúng sinh vốn sẵn có trong chúng ta. Trí tuệ cũng không phải là cái gì mới mẻ do chúng ta tạo ra, mà là bản chất vốn sẵn có bên trong. Chỉ vì vô minh sâu dày nên chúng ta đã không nhận ra được.
Giáo pháp Mahamudra chính là quan kiến về bản chất mọi sự vật hiện tượng đều là không, và là phương tiện thiện xảo giúp chúng ta chuyển hóa vô minh thành trí tuệ hiểu biết, giúp cho chúng ta có cái nhìn chân thật rằng mọi sự vật hiện tượng đều là Báo thân Phật. Đây chính là cảnh giới giác ngộ tối thượng, không thể dễ dàng luận giải hết được diệu nghĩa với ngôn từ thông thường.
Sự giác ngộ giải thoát hoàn toàn phụ thuộc vào ân phúc gia trì, sự hướng đạo của bậc Đạo sư của bạn, phụ thuộc vào tâm chí thành, sự tu tập nghiêm túc của bạn. Đó không đơn giản là thứ bạn có thể mua được bằng tiền. Đức Phật, chư Bồ tát, các bậc Thượng sư giác ngộ trong quá khứ, các ngài thị hiện trên thế gian này, con đường tu tập giáo pháp giải thoát của các ngài cũng chính là nhận chân được mộng là không thật và nhận chân được sự khác biệt giữa mộng và thực. Tất cả những sự vật khởi hiện trước chúng ta đều là mộng, chỉ khi có nhận thức được như vậy, chúng ta sẽ có cái nhìn bình đẳng, khi đó sẽ không còn có sự khác biệt giữa thành công hay thất bại, không có sự phân biệt giữa bạn và thù, bởi vì bản chất của tất cả sự vật hiện tượng đó chỉ là mộng và lúc này mọi khổ đau đều chấm dứt.
Để có thể chứng đạt chân lý sự khác biệt giữa mộng và thực, không phải đơn thuần chỉ là lắng nghe từ một buổi thuyết pháp như ngày hôm nay, mà là phải thực hành trong rất nhiều năm. Chúng ta đã may mắn được sinh ra trong một đất nước theo đạo Phật, tu tập theo giáo pháp của Đại thừa, Kim cương thừa, do đó Geltshen Rinpoche xin thỉnh cầu mọi người hãy hồi hướng công đức ngày hôm nay cho sự giác ngộ của tất thảy chúng sinh!
Chúng ta hãy phát nguyện thực hành chính Pháp để không uổng phí kiếp người quý giá, trân trọng ân phúc được sinh làm người, hãy tận dụng mọi phúc duyên của mình để thực hành chính Pháp! Xin chân thành gửi lời tri ân tới quý Phật tử và xin hồi hướng công đức cho lợi ích và giải thoát của mọi loài hữu tình chúng sinh!
Một câu hỏi được đưa ra là: Bản chất của mộng là thực hay giả? Nếu chúng ta quán chiếu kỹ càng, chúng ta sẽ thấy rằng mộng không có thực chất. Mộng hiện khởi từ bản chất vô minh của tâm cộng và các duyên phụ trợ khác. Khi tâm ta mất cân bằng, ta sẽ mộng và trong giấc mộng đó, cả mộng và người mộng không có thật. Thậm chí bản chất cuộc đời hiện tại của chúng ta cũng đều là mộng. Khi nhìn vào bản chất của sự vật hiện tượng, ta thấy có hai khía cạnh thật và không thật.
Khi tâm thức bị che mờ bởi những xúc tình phiền não, ta sẽ nhìn mọi sự vật hiện tượng đều là bất thiện. Còn khi tâm tỉnh thức, ta sẽ thấy được các khía cạnh tích cực của cuộc sống. Như vậy để quyết định một hành động là thiện hay bất thiện, hoàn toàn tùy thuộc vào các trạng thái tâm thức. Chính các xúc tình tiêu cực như tham, sân, si đã đưa đẩy chúng ta trôi lăn mãi trong trong vòng luân hồi sinh tử.
Khi tâm chúng ta sân giận, chính nhân dẫn tới đọa xuống cõi địa ngục. Toàn bộ cảnh địa ngục và người đang chịu khổ trong địa ngục cũng chỉ là mộng. Khi tâm tham lam, keo sẻn, sẽ bị đọa xuống loài quỷ. Cảnh khổ của loài quỷ đói khát cũng như người đang đọa làm quỷ cũng đều là mộng. Những trạng thái tâm si mê là nhân dẫn tới cõi súc sinh. Cõi súc sinh si mê đau khổ trong cảnh ăn giết lẫn nhau và người đang đọa làm súc sinh cũng chỉ là trải nghiệm như một giấc mộng. Sự ghanh tỵ, tật đố là nhân tái sinh vào cõi A Tu la. Kiêu mạn dẫn chúng ta tái sinh vào cõi trời. Khi tâm ta cân bằng giữa những xúc tình tiêu cực và tích cực, ta sẽ tái sinh vào cõi người. Cõi người phải chịu trải nghiệm cái khổ của sinh già bệnh chết, và cõi trời có nỗi khổ sống quá lâu và vô minh không biết đến chính Pháp. Sự khổ đau trong các cõi luân hồi sẽ kéo dài bất tận tới nhiều kiếp sau. Bản chất của luân hồi mà ta đang trải qua cũng là một giấc mộng dài. Chúng ta phải trải nghiệm khổ đau bởi vì ta không nhận chân được bản chất của khổ đau là giả, là mộng.
Chỉ khi bạn chứng đạt được giải thoát giác ngộ, nhìn cuộc sống theo quan kiến giác ngộ, bạn sẽ thấy toàn bộ cuộc sống của chúng ta cũng chỉ là một giấc mộng, thậm chí ngay cả tư tưởng tha thiết cầu giác ngộ, cầu xả ly cũng chỉ là một trạng thái mộng. Hệ thống giáo lý của đức Phật, cũng là một phần của mộng, như giáo lý vô thường, quy luật nhân quả ... đều là một phần của mộng. Ngay cả sự thực hành quy y, phát Bồ đề tâm cũng chỉ là sự thực hành trong mộng. Trọn vẹn cuộc sống của chúng ta, khi ngủ, khi thức, đi, đứng, nằm, ngồi, nói chuyện .... đều là mộng, cho đến cả sự tu tập Lục độ Ba la mật như: Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục... các nghi lễ, thiền định cao cấp của Kim cương thừa đều là mộng. Toàn bộ chúng hữu tình trong vũ trụ này như: Bồ tát, loài người, mọi loài chúng sinh.... bản chất đều là mộng. Vấn đề chỉ là tùy theo những nhân tố ảnh hưởng khác nhau mà chúng ta sẽ có giấc mộng dài hay ngắn, lành hay dữ mà thôi. Trong thực tế cuộc sống, khi chúng ta trải nghiệm hạnh phúc, đau khổ, thất bại... đều là những trạng thái trong mộng.
Khi chúng ta có chính kiến hiểu rõ bản chất sự vật hiện tượng trong vũ trụ, tức là mộng thì sẽ đạt được giải thoát, và ngược lại nếu chưa có được quan kiến đó, thì mọi suy nghĩ, lời nói và hành động của chúng ta sẽ cứ mãi là nguyên nhân của luân hồi sinh tử.
Trên con đường tu tập chứng đạt giải thoát giác ngộ, chúng ta cần nương theo những phương pháp đối trị, tiêu trừ, chuyển hóa những xúc tình tiêu cực. Chúng ta cần nỗ lực thực hành giáo pháp để có thể thấu hiểu được bản chất của đời sống, của mọi hành động là mộng.
Vấn đề đặt ra là: Chúng ta cần hiểu bản chất của mộng là gì và bản chất của thực tại là gì. Chỉ khi thấy rõ bản chất này, chúng ta mới có thể dần giảm thiểu được khổ đau, bằng không chúng ta sẽ cứ mãi tiếp tục tạo nên nhiều khổ đau. Tại sao lại vậy? Bởi vì do vô minh, chúng ta đã tạo rất nhiều nghiệp bất thiện. Những hành động chúng ta được gọi thiện hay bất thiện hoàn toàn phụ thuộc vào động cơ phía sau. Khi tâm chúng ta khởi phát động cơ gì, nó tạo nên các kết quả tương ứng. Như vậy thiện hay ác, thiện nghiệp hay ác nghiệp hoàn toàn phụ thuộc các khía cạnh hay trạng thái của tâm. Vấn đề là ở chỗ, chúng ta cần kiểm soát, điều phục được những trạng thái tâm bất thiện của mình như ái dục, sân giận. Để có thể điều phục được tâm bất thiện, chúng ta cần có quan kiến rằng, hiểu rằng đối tượng và bản thân đều là mộng. Khi đó ta có thể dễ dàng điều phục được các trạng thái tiêu cực của tâm, giúp chấm dứt luân hồi khổ đau, bằng không chúng ta sẽ mãi mãi trôi lăn trong luân hồi sinh tử. Cả hai khía cạnh bên trong và bên ngoài của tâm thức đều là mộng. Đây là một điểm vô cùng vi tế của tâm thức.
Khi chúng ta nhận ra bản chất cuộc sống là mộng, chúng ta sẽ giảm bớt những hành động bất thiện, tăng những nghiệp thiện. Ta sẽ chuyển hóa được đời sống một cách tốt đẹp hơn. Một khi chưa nhận chân được sự khác biệt giữa mộng và thực, thì mọi lời nói, suy nghĩ hành động của ta vẫn sẽ bị chi phối bởi vô minh si ám, và là nhân cho luân hồi bất tận.
Truyền thống Mahamudra đề cập tới chuyển hóa tất cả các trạng thái vô minh thành trí tuệ. Và khả năng nhận chân được bản chất của mộng hay thực nằm ngay bên trong chính bạn. Giáo pháp của Đức Phật Thế tôn đề cập đến nhiều vấn đề nhưng đều tập trung giúp chúng ta nhận ra sự khác biệt giữa mộng và thực.
Ở Ấn độ có một nhà huyền thuật rất nổi tiếng. Một lần vua xứ Ấn mời nhà huyền thuật phô diễn thần thông, bởi vì vị vua rất muốn chứng kiến những năng lực huyền thuật tận bằng mắt mình. Vị vua đã cùng tất cả gia đình, quần thần chứng kiến khả năng huyền thuật. Nhà huyền thuật đề nghị vị vua hãy viết lên một cái hộp những gì ngài mong muốn và ông ta sẽ biến chúng thành hiện thực như mong muốn của vua. Sau khi vị vua viết những mong muốn của mình lên hộp, nhà huyền thuật đã sử dụng quyền năng của mình để cái hộp bay qua chín ngọn núi, chín ngôi làng. Nhà vua lúc này chợt thấy không còn ai bên cạnh, chỉ còn mình với cái hộp. Ông thấy trong hộp xuất hiện một người con gái rất xinh đẹp, và ông đã tới gần hỏi chuyện. Hai người rất tâm đầu ý hợp và đã quyết định kết hôn với nhau. Họ sinh hạ được một cậu con trai, một cô con gái. Họ sống với nhau rất hạnh phúc. Một lần vị vua dẫn hai người con của mình đi dạo và họ lại nhìn thấy cái hộp nọ. Người con của ông rất thích cái hộp và tới viết lên hộp những gì mình thích. Chiếc hộp bay lượn trông đẹp mắt. Hai người con đã xin vua cha được chui vào trong hộp để được bay lượn cùng chiếc hộp và vị vua đã đồng ý. Chiếc hộp chở hai người con vị vua bay lượn, rồi bất chợt va mạnh vào đá. Hai người con vị vua đã chết ngay khi đó. Hoàng hậu được tin vô cùng đau xót, thấy cuộc sống không còn ý nghĩa gì nữa nên đã nhảy xuống vực tự vẫn. Vị vua đã đánh mất hết hạnh phúc của mình. Lúc này ông giật mình tỉnh giấc và đã kể lại những trải nghiệm của mình cho mọi người. Ông nhận ra rằng tất cả những hạnh phúc, an lạc diễn ra trong mộng là không có thực. Tất cả những gì mình mong cầu, viết ra trong cái hộp cũng chỉ là một hiện tướng của huyễn thuật mà thôi. Tất cả sinh, già, bệnh, chết chẳng có gì khác hơn ngoài giấc mộng.
Như vậy chúng ta cần phải thực tập tỉnh thức trong mộng và trong khi thức, chúng ta tập quán chiếu, toàn bộ hoạt động trong đời sống đều là mộng. Chúng ta phải sử dụng nghệ thuật lắng nghe giáo pháp từ Bậc Thầy của mình, tiếp đến cần phải tư duy thiền định về ý nghĩa của giáo pháp và dần áp dụng giáo pháp vào cuộc sống (Văn – Tư – Tu). Với thứ lớp như vậy dần dần chúng ta sẽ nhận ra sự khác biệt giữa mộng và thực. Không phải thế, sự tỉnh thức, giác ngộ không phải như sự di chuyển từ nơi này đến nơi khác, từ thời gian này đến thời gian khác. Chúng ta cần tỉnh thức ngay bây giờ và ngay tại thực tại này. Bản chất tâm chúng ta vốn thanh tịnh và sáng suốt. Nhưng vì vô minh nên chúng ta không nhận ra. Như vậy, sự khác biệt giữa tâm giác ngộ và vô minh, giữa một người thường và một bậc giác ngộ, đó chính là sự tỉnh thức trong mọi suy nghĩ, lời nói và hành động của mình.
Giác ngộ không phải là thứ ta có thể tìm ở bên ngoài, giác ngộ là một trạng thái ban sơ, tiềm ẩn trong mỗi chúng sinh vốn sẵn có trong chúng ta. Trí tuệ cũng không phải là cái gì mới mẻ do chúng ta tạo ra, mà là bản chất vốn sẵn có bên trong. Chỉ vì vô minh sâu dày nên chúng ta đã không nhận ra được.
Giáo pháp Mahamudra chính là quan kiến về bản chất mọi sự vật hiện tượng đều là không, và là phương tiện thiện xảo giúp chúng ta chuyển hóa vô minh thành trí tuệ hiểu biết, giúp cho chúng ta có cái nhìn chân thật rằng mọi sự vật hiện tượng đều là Báo thân Phật. Đây chính là cảnh giới giác ngộ tối thượng, không thể dễ dàng luận giải hết được diệu nghĩa với ngôn từ thông thường.
Sự giác ngộ giải thoát hoàn toàn phụ thuộc vào ân phúc gia trì, sự hướng đạo của bậc Đạo sư của bạn, phụ thuộc vào tâm chí thành, sự tu tập nghiêm túc của bạn. Đó không đơn giản là thứ bạn có thể mua được bằng tiền. Đức Phật, chư Bồ tát, các bậc Thượng sư giác ngộ trong quá khứ, các ngài thị hiện trên thế gian này, con đường tu tập giáo pháp giải thoát của các ngài cũng chính là nhận chân được mộng là không thật và nhận chân được sự khác biệt giữa mộng và thực. Tất cả những sự vật khởi hiện trước chúng ta đều là mộng, chỉ khi có nhận thức được như vậy, chúng ta sẽ có cái nhìn bình đẳng, khi đó sẽ không còn có sự khác biệt giữa thành công hay thất bại, không có sự phân biệt giữa bạn và thù, bởi vì bản chất của tất cả sự vật hiện tượng đó chỉ là mộng và lúc này mọi khổ đau đều chấm dứt.
Để có thể chứng đạt chân lý sự khác biệt giữa mộng và thực, không phải đơn thuần chỉ là lắng nghe từ một buổi thuyết pháp như ngày hôm nay, mà là phải thực hành trong rất nhiều năm. Chúng ta đã may mắn được sinh ra trong một đất nước theo đạo Phật, tu tập theo giáo pháp của Đại thừa, Kim cương thừa, do đó Geltshen Rinpoche xin thỉnh cầu mọi người hãy hồi hướng công đức ngày hôm nay cho sự giác ngộ của tất thảy chúng sinh!
Chúng ta hãy phát nguyện thực hành chính Pháp để không uổng phí kiếp người quý giá, trân trọng ân phúc được sinh làm người, hãy tận dụng mọi phúc duyên của mình để thực hành chính Pháp! Xin chân thành gửi lời tri ân tới quý Phật tử và xin hồi hướng công đức cho lợi ích và giải thoát của mọi loài hữu tình chúng sinh!
Vô Úy (dịch)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét