Nhiều người để ý thấy rằng, cổng thành xưa hầu hết chỉ có thể mở vào phía trong, chứ không thể mở ra bên ngoài. Thiết kế đặc biệt này có dụng ý gì? Vì sao cổng thành xưa thường mở vào trong? (Ảnh qua Adobe Stock)
Thành trì cổ là một kiểu kiến trúc phòng ngự, một thành trì kiên cố có thể tạo thành một tấm rào chắn. Cổng thành thông thường là con đường duy nhất để ra vào thành, cũng chính là biểu tượng của một thành trì. Trang “Vision Times” mấy ngày gần đây có chia sẻ một bài viết “Tại sao cổng thành cổ đều mở vào phía trong? Thật không thể không khâm phục trí tuệ của người xưa” sẽ giúp mọi người hiểu thêm về dụng ý của cổ nhân.
Một, cửa thời xưa không được gắn trên khung cửa
Cửa thời xưa được gắn vào phía trong khung cửa bằng chốt quay, cái gọi là “Nước chảy không hôi hám, chốt quay không mối mọt”, chính là nhắc đến chốt quay này. Điểm yếu của cánh cửa chính là nằm ở chỗ chốt quay, nếu nó nằm về phía nào, thì cửa sẽ mở ra ở hướng đó, nếu như mở ra phía ngoài, thì không cần phải tấn công thành nữa, mọi người có thể từ bên ngoài trực tiếp tháo chốt, sau đó dỡ bỏ cánh cửa, vì vậy, người xưa sẽ không lắp cửa mở ra bên ngoài, như vậy chẳng khác nào mời người ngoài hoặc đạo tặc đến tháo cửa.
Hai, dụng ý trong việc chiến đấu khi cổng thành mở vào phía trong
Thông thường kẻ địch thường tấn công từ ngoài thành vào trong thành, nếu như cổng thành mở ra bên ngoài, vậy thì khi các binh sĩ đóng cửa, nhất định phải kéo vào phía trong, lúc này binh sĩ phòng thủ không có gì che chắn, hoàn toàn trở thành mục tiêu sống cho kẻ địch bắn tên; hơn nữa tình hình của binh sĩ phòng thủ rơi vào tầm mắt của kẻ thù, khoảng cách giữa kẻ địch càng gần, thì càng dễ bị kẻ địch tấn công thành trì, hai điểm này đều gây bất lợi cho binh sĩ phòng thủ trong thành.Bắc Môn (Cửa Bắc) của thành xưa quách cũ Thăng Long. (Ảnh qua hoanggh.com)
Ngược lại, nếu như cổng thành mở vào phía trong, lúc đánh nhau nếu như muốn đóng cổng thành, binh lính phòng thủ chỉ cần đẩy cổng thành từ bên trong ra bên ngoài, là có thể đóng được, lúc này cánh cổng sẽ giống như một tấm khiên lớn, có thể bảo vệ cho các binh sĩ phòng thủ, từ đó giảm được tổn thất.
Cổng thành mở vào phía trong, thuận tiện cho các binh sĩ trấn giữ thành khi mở cửa, nắm được thế chủ động khi đóng hay mở, nếu như mở ra bên ngoài, kẻ địch chất một ít đá hay đồ vật ngoài cửa, thì liền rơi vào thế kìm kẹp trong xiềng xích, binh sĩ trấn giữ thành muốn ra ngoài, thì phải dọn sạch đống đồ vật.
Nói một cách đơn giản, cổng thành mở vào phía trong, trong quá trình mở cổng thành, thì toàn bộ tình hình bên ngoài sẽ lộ ra ngay lập tức, còn tình hình bên trong mới từ từ ẩn hiện, một khi phát hiện ra tình hình bên ngoài không tốt, có thể kịp thời đẩy về phía trước đóng cổng thành lại.
Nhưng nếu như ngược lại, mở cửa ra bên ngoài, tình hình bên trong lập tức lộ rõ mồn một trước mắt quân thù đang đứng ngoài kia, nếu như tình hình không được khả quan, muốn đóng cửa lại thì rất tốn sức, kéo cửa đương nhiên tốn sức nhiều hơn đẩy cửa, huống hồ cổng thành thường rất nặng.
Ba, cổng thành mở vào phía trong thuận tiện hơn cho việc bảo dưỡngCổng thành mở vào phía trong sẽ thuận tiện cho việc bảo dưỡng hơn. (Ảnh: Adobe Stock)
Đa số cổng thành thời xưa đều làm từ gỗ, bên trên tán thêm đinh đồng để tăng thêm tính năng phòng ngự, nhưng đã là cửa gỗ thì thường không chống lại được với nắng gió mưa sa lâu ngày, cổng thành mở vào phía trong, hầu hết thời gian cửa gỗ nằm trong ngưỡng cửa của tường thành, tránh được cửa gỗ bị phơi dưới nắng gió mưa sa, từ đó có thể kéo dài được tuổi thọ sử dụng của cổng thành. Một phương diện khác, trong điều kiện bình thường khi mở cổng thành, cửa có thể tì sát vào tường bên trong, giảm chướng ngại vật cho mọi người khi di chuyển.
Thứ nữa, có một số cổng thành thời xưa bên ngoài có đào hào phòng hộ, phía trước có thể có cầu treo, dùng cầu treo để đi qua hào phòng hộ, giả như cổng thành mở ra bên ngoài, có khả năng sẽ bị vướng vào cầu treo, cuối cùng không mở được cửa, thật không biết phải làm sao.
Kết luận: Cổng thành mở vào phía trong, tất cả những kết cấu xây dựng quan trọng của cửa đều nằm phía trong thành, thuận lơi cho việc bảo hộ cổng thành. Nói đến đây liệu bạn đã có cặp mắt nhìn khác về trí tuệ của cổ nhân hay chưa?
Tuệ Tâm, theo NTDTV
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét