Sự vô thường trong từng kiếp luân hồi - Chùa Vinh Phúc

Hoằng Dương Chánh Pháp - Trưởng Dưỡng Đạo Tâm - Phụng Sự Nhân Sinh - Hành Bồ Tát Đạo

test banner

Post Top Ad

test banner

Thứ Sáu, 3 tháng 1, 2020

Sự vô thường trong từng kiếp luân hồi

Đức Phật đã dạy thật rõ ràng: Kiếp sống phù du thu mây bay. Sinh tử khác nào vũ điệu say. Đời người mạng mỏng như chớp lóe, Trôi nhanh như thác đổ non ghềnh. Vậy tại sao chúng ta không biết trân quý cuộc sống này, sao không đem lại hạnh phúc chân thật cho chính mình. 

Cái chết là cách làm cho tâm tập trung một cách thực tế hơn bất kì cách nào. Hiểu được nguyên lý của vô thường làm chúng ta có cách nhìn thực tế về bản chất thật của cuộc sống và thôi thúc chúng ta sống không lãng phí một khoảnh khắc nào. Tất cả chúng ta đều biết giờ chết của mình sẽ đến, nhưng không biết khi nào và ra sao. Ta đơn giản cứ nghĩ rằng cuộc đời sẽ kéo dài rất lâu. Thật ra, chúng ta sống chỉ đến khi tâm còn trụ trong thân. Rất nhiều thứ có thể dễ dàng tách rời sự kết hợp mong manh này. Không chỉ bệnh tật và tai nạn gây tử vong, mà ngay cả thuốc men, thực phẩm, nhà cửa, sự giải trí, và bạn bè cũng dẫn đến cái chết.

Mặc dù dường như cuộc sống có sự hiện hữu liên tục, nó là một chuỗi sự kiện thay đổi bất thường từ lúc này đến lúc khác. Giai đoạn sinh và tử thay đổi qua lại luân phiên liên tục, giống như sự thay đổi khuôn mặt và thân thể của những vũ công. Cái này sau cái kia, lúc này sang lúc khác, những thay đổi của cuộc sống xảy đến vô tận, giống như chúng ta lần chuỗi từ hạt này sang hạt khác.

Không chỉ trong cuộc sống mà mọi thứ khác – bản tánh, bạn bè, của cải, vị trí – đều thay đổi liên tục. Đức Phật đã nói:

Tam là vô thường như những đám mây mùa thu.
Sự thay đổi của sinh và tử của chúng sanh giống như xem một điệu vũ.
Sự nhanh chóng của kiếp sống con người giống như sấm chớp trong bầu trời.
Cuộc sống trôi qua nhanh chóng như một dòng suối chảy xuống dốc núi.

Ngài Gungthang Tenpe Dronme kể lại một câu chuyện ngụ ngôn sâu sắc. Một ngày nọ, một người đàn ông đang đi dạo vui vẻ, đột nhiên bị tai nạn té xuống sườn núi, nửa chừng dốc ông ta chụp được chùm cỏ, cố hết sức giữ mình không bị rơi xuống sườn núi. Bỗng có một con chuột trắng đến gặm cỏ. Sau đó có một con chuột đen cũng đến gặm cỏ nhiều hơn. Hai con chuột thay đổi nhau gặm cỏ cho đến cuối cùng một con chuột gặm hết cỏ, và người đàn ông bị rơi xuống chết.

Chúng ta chẳng thể nào mang theo bất kỳ thứ gì khi từ giã thế giới này ngoại trừ nghiệp và những giá trị tâm linh như tình yêu thương, lòng bi mẫn và trí tuệ mà ta đã trưởng dưỡng được phần nào, còn đâu ta không mang theo được bất kỳ thứ gì, chỉ có nghiệp duyên với rất nhiều món nợ.

Trong chuyện ngụ ngôn này, con chuột trắng tiêu biểu cho ngày và chuột đen là ban đêm. Từng chút một, mỗi ngày và đêm trôi qua đem chúng ta ngày càng gần hơn đến cái chết. May mắn thay, chúng ta còn sống được một lúc, nhưng tất cả mọi người cùng với chúng ta đang tiến đến cái chết. Đức Phật nói:

Bất cứ những gì tích lũy sẽ chấm dứt và tiêu tán.
Bất cứ những gì trỗi dậy sẽ kết thúc bằng sự rơi xuống.
Bất cứ những ai gặp gỡ sẽ chấm dứt thành chia ly.
Bất cứ những ai còn sống sẽ kết thúc trong cái chết.
Vì sinh sẽ chấm dứt trong tử,
Tất cả chúng sanh đều sẽ chết.

Nhiều người trong chúng ta biết điều này, tối thiểu ở một bình diện tri thức. Chúng ta cũng biết rằng sự kết thúc thường xảy đến không báo trước. Chúng ta vẫn còn cảm thấy dễ chịu vùi đầu mình trong cát, giả vờ rằng cuộc sống sẽ tồn tại như nó còn mãi mãi. Thế nên chúng ta quên chuẩn bị cho cái chết.

Khi thời gian đến, chúng ta sẽ hối tiếc. Mà lúc đó đã quá trễ. Do vậy chúng ta phải nhận ra bản chất vô thường của cuộc đời và cảm nhận đặc tính thay đổi của nó tận đáy lòng mình. Sự nhận thức này sẽ bắt buộc chúng ta đi trên con đường an bình và hỷ lạc đến mục tiêu an bình và cực lạc không dám lãng phí bất kỳ thời gian nào nữa.

Bài viết: "Sự vô thường trong từng kiếp luân hồi"
Đức Tulku Thondup Rinpoche/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

test banner