Những vần thơ đầy đạo vị thi ca trong Truyện Kiều - Chùa Vinh Phúc

Hoằng Dương Chánh Pháp - Trưởng Dưỡng Đạo Tâm - Phụng Sự Nhân Sinh - Hành Bồ Tát Đạo

test banner

Post Top Ad

test banner

Thứ Năm, 9 tháng 1, 2020

Những vần thơ đầy đạo vị thi ca trong Truyện Kiều

Thơ của Nguyễn Du nghe ra vừa thơ vừa đạo suốt cả tâm sự Thúy Kiều. Nếu ai đó tìm hiểu kỹ giáo lý nhà Phật rồi đọc lại thi phẩm tuyệt tác Truyện Kiều thì sẽ bắt gặp rất nhiều, nhiều lắm các vần thơ lồng ý đạo. Thi ca của thiên tài Nguyễn Du như là âm vang của trí tuệ giải thoát. 


Trong tuyệt tác Truyện Kiều, Nguyễn Du còn viết ra những vần thơ đầy đạo vị Phật giáo. Ngôn ngữ thi ca vốn đã là rất biểu tượng, ngôn ngữ thi ca Nguyễn Du còn biểu hiện trừu tượng hơn. Nguyễn Du, ngoài rung cảm thi ca còn rung cảm trí tuệ Phật giáo. Nhà thơ núi Hồng Lĩnh đã nói đạo Phật bằng tiếng nói của trái tim trần thế. Vần thi gợi lên ý ấy trong cảm nhận của người viết trước tiên là:

‘Ai ngờ lại hợp một nhà
Lựa là chăn gối mới ra sắt cầm’

Mười lăm năm đoạn trường là một bài học về ‘Khổ đế’ mà nguyên nhân của nó, vừa hợp với giáo lý Tứ đế vừa hợp với tinh thần giới luật nhà Phật, là lòng khát ái, dục ái:

‘Xót trong tội nghiệp Thúy Kiều
Mắc điều tình ái, khỏi điều tà dâm’

Với Phật giáo (tiêu biểu như các câu 1 và 2 trong kinh Pháp cú) thì tâm làm chủ, tâm tạo các nghiệp thiện và ác và sẽ nhận lấy quả báo tương ứng về sau.  Với Kiều, tâm cũng quyết định vui buồn và giá trị của đời sống:

‘Ngưòi buồn cảnh có vui đâu bao giờ’
‘Chữ trinh còn một chút này
Chẳng cầm cho vững, lại dày cho tan’
Hay ‘Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài’

Với Phật giáo, người phật tử mộ đạo, mến đạo quyết tâm sống đạo mà nếu không hiểu đạo, không có chánh kiến thì càng làm cô phụ giáo lý giải thoát mà thôi.  Âm hưởng giáo lý đó lại vọng vào trong vần thơ tái hợp mà không tác hợp với Kiều:

‘Người yêu ta xấu với người
Yêu nhau thì lại bằng mười phụ nhau’

Ngay cả giáo lý Phật giáo minh bạch thế mà nếu hành giả chấp thủ nó (chấp giới, định, tuệ như kinh Xà dụ trình bày) thì sẽ rơi ngay vào cảnh: ‘Yêu nhau thì lại bằng mười phụ nhau’.
Phật giáo, tiêu biểu như phẩm Kinh Hạt Muối, Tương Ưng Bộ kinh, bảo rằng người với tâm từ bi rộng lớn thì hầu như không chịu hậu quả của các việc làm nhỏ bị sai trái.  Với Kiều thì Nguyễn Du xác định:

‘Như nàng lấy hiếu làm trinh
Bụi nào cho đục được mình ấy vay’

Kinh Kim Cang Bát Nhã, một bộ kinh nổi tiếng của Ðại Thừa, thì nhìn mọi hiện hữu đều do duyên sinh, chúng không có tự ngã, thực sự ở ngoài các giá trị cấu, tịnh, thiện, ác, thị,  phi... chúng thực sự không gây trở ngại đến vấn đề tự do, giải thoát của con ngưòi. Trở ngại giải thoát nằm ở tâm con người, ở lòng tham ái, chấp trước của con người. Tư tưởng này như là có chuyển âm hưởng của nó vào vần thi”

‘Duyên kia có phụ chi tình
Mà toan chia gánh chung tình làm đôi’

Với người con Phật, khi tâm tham ái, chấp trước được khoá chặt, được kiểm soát, thì các hành động thân, khẩu, ý trở thành các hành động giải thoát hết thảy.  Với Kiều, sau những ngày tháng đoạn trường thì:

‘Từ ngày khép cửa phòng thu
Chẳng tu thì cũng như tu mới là’

Người tu tập đạo Phật, đặc biệt là các bậc Thánh hữu học, dù tâm đã tỏ tường đạo lý, sự thật mọi hiện hữu, những tập quán sinh tử vẫn còn vương vấn thân sắc và cõi lòng. Nguyễn Du lại diễn đạt một tâm trạng của Kiều sao mà nghe như động đến tâm hồn của một thiền sư vậy, khi nhà thơ viết:

‘Tiếc thay chữ nghĩa cũ càng
Dù lìa ngó ý, còn vương tơ lòng’

Nhưng khi thiền sư đã hất đổ hết các vọng tưởng, đốt cháy hết sầu bi thì quả là giờ phút đại phúc, nghe như vừa dựng đứng dậy cả khung trời giải thoát, bởi vì bấy giờ Thiền sư đã phá tan hết sương vô minh đã nhiều đời che khuất ngõ ý và làm tan hết mây dục vọng đã nhiều đời giăng bít trời tâm. Nguyễn Du đã chuyển qua Kiều một cảm xúc của thời kỳ hội ngộ như là cảm xúc một thiền sư đang đối diện với giải thoát:

‘Trời còn để có hôm nay
Tan sương đầu ngõ, vén mây giữa trời’

Thơ của Nguyễn Du nghe ra vừa thơ vừa đạo suốt cả tâm sự Thúy Kiều. Nếu ai đó tìm hiểu kỹ giáo lý nhà Phật rồi đọc lại thi phẩm tuyệt tác Kim Vân Kiều thì sẽ bắt gặp rất nhiều, nhiều lắm các vần thơ lồng ý đạo. Thi ca của thiên tài Nguyễn Du như hình thành một lúc hai bè nhạc: một bè của khúc đoạn trường, bè kia là âm vang của trí tuệ giải thoát.

Trong tuyệt tác Truyện Kiều, Nguyễn Du còn viết ra những vần thơ đầy đạo vị Phật giáo. Ngôn ngữ thi ca vốn đã là rất biểu tượng, ngôn ngữ thi ca Nguyễn Du còn biểu hiện trừu tượng hơn. Nguyễn Du, ngoài rung cảm thi ca còn rung cảm trí tuệ Phật giáo. Nhà thơ núi Hồng Lĩnh đã nói đạo Phật bằng tiếng nói của trái tim trần thế. Vần thi gợi lên ý ấy trong cảm nhận của người viết trước tiên là:

‘Ai ngờ lại hợp một nhà
Lựa là chăn gối mới ra sắt cầm’

Mười lăm năm đoạn trường là một bài học về ‘Khổ đế’ mà nguyên nhân của nó, vừa hợp với giáo lý Tứ đế vừa hợp với tinh thần giới luật nhà Phật, là lòng khát ái, dục ái:

‘Xót trong tội nghiệp Thúy Kiều
Mắc điều tình ái, khỏi điều tà dâm’

Với Phật giáo (tiêu biểu như các câu 1 và 2 trong kinh Pháp cú) thì tâm làm chủ, tâm tạo các nghiệp thiện và ác và sẽ nhận lấy quả báo tương ứng về sau.  Với Kiều, tâm cũng quyết định vui buồn và giá trị của đời sống:

‘Ngưòi buồn cảnh có vui đâu bao giờ’
‘Chữ trinh còn một chút này
Chẳng cầm cho vững, lại dày cho tan’
Hay ‘Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài’

Với Phật giáo, người phật tử mộ đạo, mến đạo quyết tâm sống đạo mà nếu không hiểu đạo, không có chánh kiến thì càng làm cô phụ giáo lý giải thoát mà thôi.  Âm hưởng giáo lý đó lại vọng vào trong vần thơ tái hợp mà không tác hợp với Kiều:

‘Người yêu ta xấu với người
Yêu nhau thì lại bằng mười phụ nhau’

Ngay cả giáo lý Phật giáo minh bạch thế mà nếu hành giả chấp thủ nó (chấp giới, định, tuệ như kinh Xà dụ trình bày) thì sẽ rơi ngay vào cảnh: ‘Yêu nhau thì lại bằng mười phụ nhau’.
Phật giáo, tiêu biểu như phẩm Kinh Hạt Muối, Tương Ưng Bộ kinh, bảo rằng người với tâm từ bi rộng lớn thì hầu như không chịu hậu quả của các việc làm nhỏ bị sai trái.  Với Kiều thì Nguyễn Du xác định:

‘Như nàng lấy hiếu làm trinh
Bụi nào cho đục được mình ấy vay’

Kinh Kim Cang Bát Nhã, một bộ kinh nổi tiếng của Ðại Thừa, thì nhìn mọi hiện hữu đều do duyên sinh, chúng không có tự ngã, thực sự ở ngoài các giá trị cấu, tịnh, thiện, ác, thị,  phi... chúng thực sự không gây trở ngại đến vấn đề tự do, giải thoát của con ngưòi. Trở ngại giải thoát nằm ở tâm con người, ở lòng tham ái, chấp trước của con người. Tư tưởng này như là có chuyển âm hưởng của nó vào vần thi”

‘Duyên kia có phụ chi tình
Mà toan chia gánh chung tình làm đôi’

Với người con Phật, khi tâm tham ái, chấp trước được khoá chặt, được kiểm soát, thì các hành động thân, khẩu, ý trở thành các hành động giải thoát hết thảy.  Với Kiều, sau những ngày tháng đoạn trường thì:

‘Từ ngày khép cửa phòng thu
Chẳng tu thì cũng như tu mới là’

Người tu tập đạo Phật, đặc biệt là các bậc Thánh hữu học, dù tâm đã tỏ tường đạo lý, sự thật mọi hiện hữu, những tập quán sinh tử vẫn còn vương vấn thân sắc và cõi lòng. Nguyễn Du lại diễn đạt một tâm trạng của Kiều sao mà nghe như động đến tâm hồn của một thiền sư vậy, khi nhà thơ viết:

‘Tiếc thay chữ nghĩa cũ càng
Dù lìa ngó ý, còn vương tơ lòng’

Nhưng khi thiền sư đã hất đổ hết các vọng tưởng, đốt cháy hết sầu bi thì quả là giờ phút đại phúc, nghe như vừa dựng đứng dậy cả khung trời giải thoát, bởi vì bấy giờ Thiền sư đã phá tan hết sương vô minh đã nhiều đời che khuất ngõ ý và làm tan hết mây dục vọng đã nhiều đời giăng bít trời tâm. Nguyễn Du đã chuyển qua Kiều một cảm xúc của thời kỳ hội ngộ như là cảm xúc một thiền sư đang đối diện với giải thoát:

‘Trời còn để có hôm nay
Tan sương đầu ngõ, vén mây giữa trời’

Thơ của Nguyễn Du nghe ra vừa thơ vừa đạo suốt cả tâm sự Thúy Kiều. Nếu ai đó tìm hiểu kỹ giáo lý nhà Phật rồi đọc lại thi phẩm tuyệt tác Kim Vân Kiều thì sẽ bắt gặp rất nhiều, nhiều lắm các vần thơ lồng ý đạo. Thi ca của thiên tài Nguyễn Du như hình thành một lúc hai bè nhạc: một bè của khúc đoạn trường, bè kia là âm vang của trí tuệ giải thoát.

Bài viết: "Những vần thơ đầy đạo vị thi ca trong Truyện Kiều"
Minh Chính

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

test banner