Đạo trời rất công bằng, tùy người mà báo ứng, không cần hỏi mà tự nhiên có hồi đáp, không cần mời mà tự nhiên đến, thưởng thiện phạt ác, báo ứng không hề bỏ sót, không hề sai lạc.Đạo trời rất công bằng, tùy người mà báo ứng, không cần hỏi mà tự nhiên có hồi đáp, không cần mời mà tự nhiên đến. (Ảnh: Pinterest)
Người xưa nói: “Người làm điều thiện thì trời lấy phúc hồi báo, kẻ làm điều ác thì trời lấy họa mà đáp lại”. Đạo trời rất công bằng, cho nên mọi người phải tận sức khắc chế cái ác, đề cao cái thiện, thuận theo lẽ trời, không lúc nào quên tu dưỡng đạo đức.
“Văn Xương Đế Quân âm chất văn” là quyển sách khuyến thiện được lưu truyền rộng rãi giữa triều đại nhà Minh và nhà Thanh, trong đó có cả Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo, đưa ra những chuẩn tắc cho con người làm điều thiện.
Trong sách có nói: “Làm việc cần theo thiên lý”, “Thi hành âm đức khắp nơi, nên được đặc cách lên trời”, “Muốn có phúc lớn, cần phải dựa vào tâm mình”, “Trăm phúc cùng đến, ngàn may mắn tụ về, đó chẳng phải là từ âm đức mà có được hay sao!”.
Cổ nhân vẫn luôn giảng nên làm việc thiện, tích âm đức. Cũng là vì ở tại không gian khác, có Thần linh chuyên quản việc họa phúc sinh tử của nhân loại, thường xuyên giám sát việc làm thiện cũng như ác của con người, từ đó mà có báo ứng thích hợp.
Tương truyền Văn Xương Đế Quân là Thần quản lý công danh và phúc lộc của con người, bởi vậy có thể quyết định được công danh của những người trí thức.
Đế Quân từng nói: “Tại các mùa khảo thi, ta thường xuyên phải đưa ra lựa chọn. Có người vốn là được chọn nhưng lại bị xóa tên, đơn giản là đức hạnh của anh ta bị khiếm khuyết. Mà có những người vốn là không đạt nhưng lại được bổ sung vào, là vì anh ta giữ vững được danh tiết của mình.
Khắp nơi trong trường thi đều có Thần, nhưng đáng tiếc, có những bài thi chữ như châu như ngọc, lại bỗng nhiên bị tro đèn rơi xuống hủy mất. Có bài văn chương từng tờ đều như gấm như hoa, lại vô duyên vô cớ bị nét mực làm bẩn đi mất. Lúc ấy trên thực tế là có ta đang trông coi ở trường thi, ông trời có thể không có mắt hay sao?”
Dưới đây là những câu chuyện có liên quan đến công danh diễn ra ở các khoa thi, có thể cho chúng ta thấy thiên lý qua việc “thiện ác hữu báo” là như thế nào.
1. Giữ lễ nghĩa được phúc báo
Năm Vạn Lịch thời nhà Minh, ở phủ Trường Sa thuộc tỉnh Hồ Nam, có người tên là Lục Đức Tú, lúc mười sáu tuổi, thấy vườn hoa của nhà Cố Gia ở ngoại thành yên tĩnh, liền ở nhờ chỗ đó để cố gắng đọc sách.
Vương Thị là vú em của nhà Cố Gia, Vương Thị có người con gái riêng là Huệ Nhi, tuổi cũng vừa mười sáu. Huệ Nhi thấy Lục Đức Tú là thiếu niên thanh tú, liền ân cần bưng nước rót trà, Lục Đức Tú cảm thấy rất áy náy, liền khách khí mà nhường lại.
Huệ Nhi tưởng rằng Lục Đức Tú có ý với mình, nên vào một buổi chiều, khe khẽ đi tới cửa phòng ngủ của Lục Đức Tú nói: “Tướng công mở cửa, xin đừng phụ lòng thiếp”.
Lục Đức Tú nói: “Ta là trai độc thân, nàng là gái chưa chồng, gặp nhau lúc chiều tối, tất sẽ bị người ngoài đàm tiếu, nên không thể mở cửa được”.
Huệ Nhi nói: “Cũng chỉ có hai người chúng ta, có ai biết đâu?”. Lục Đức Tú nói: “Con người giấu giếm làm mấy việc bại hoại, nhưng không thể gạt được ông trời đâu, nàng đi đi”. Huệ Nhi đành phải trở về phòng. Ngày hôm sau Lục Đức Tú từ biệt Vương Thị, lặng lẽ ra đi.
Phan Tái An là bạn học với Lục Đức Tú, thấy ở đó có thư phòng trống nên cũng đến đó để đọc sách, khi gặp Huệ Nhi thì liếc mắt đưa tình, hai người thỏa thích mà làm mấy việc khiếm nhã. Năm đó thi Hương, cha của Phan Tái An mộng thấy có rất nhiều người báo tin đi vào cửa nói: “Phan Tái An là cử nhân đứng thứ hai”.
Đang lúc cao hứng, lại thấy một người đi tới, giật lấy giấy báo đậu nói: “Phan Tái An làm việc trái với lương tâm, cử nhân đã nhường lại cho Lục tú tài rồi”. Những người báo tin liền bàn tán xôn xao lên. Cha anh ta ở trong mộng chặn người kia lại nói: “Lục tú tài nào thế?”. Người nọ đáp: “Lục Đức Tú là bạn học với con của ông đó”.
Sau khi danh sách thi đậu được niêm yết, Lục Đức Tú quả nhiên là cử nhân đứng thứ hai. Cha của Phan Tái An mới hỏi con trai: “Ngươi đã làm việc gì trái với lương tâm vậy?”. Phan Tái An buộc phải nói thật, hai cha con chỉ còn biết than thở mãi không thôi. Lục Đức Tú mới mười bảy tuổi đã đỗ cao, sau lại đậu tiến sĩ, mọi người ai cũng ca ngợi.
Lục Đức Tú chỉ vì giữ lễ không phóng túng dâm loạn, nên con đường làm quan hiển đạt; Phan Tái An chỉ vì làm trái đạo đức, ham vui, mà đường công danh thất bại. Chứng kiến những việc này chúng ta còn không mau thức tỉnh hay sao?Lục Đức Tú chỉ vì giữ lễ không phóng túng dâm loạn, nên con đường làm quan hiển đạt; Phan Tái An chỉ vì làm trái đạo đức, ham vui, mà đường công danh thất bại. (Ảnh: Sohu)
2. Giữ tâm ngay chính gia tộc hưng thịnh
Năm Thuận Trì triều đại nhà Thanh, ở thành phố Côn Sơn, có Từ Lập Trai vừa đỗ trạng nguyên chưa lâu, thì ở địa phương có một chuyện đồn đại, nói có người đến miếu Thành Hoàng thắp hương, ngủ lại ở trong miếu, nửa đêm thấy Thành Hoàng uy nghiêm ngồi lên, gọi anh ta đến trước mặt và nói:
“Ngươi biết nguyên nhân Từ Lập Trai đỗ trạng nguyên chưa? Gia tộc họ Từ nhiều thế hệ không có phát sinh việc tà dâm, âm đức tích đã lâu, làm cảm động ông trời. Bây giờ đỗ trạng nguyên mới chỉ là bắt đầu có phúc báo. Con đường công danh sau này còn kỳ diệu khó đoán, mà nhân quả báo ứng là rất rõ ràng đấy. Trên đời này thì sự mê đắm là độc ác nhất, nhưng lại có thể làm con người ta tỉnh ngộ ra!”
Thành Hoàng nói xong, thì có thuộc hạ gõ chiêng dẹp đường để rời đi. Người nọ ghi nhớ những lời mà Thành Hoàng nói, rồi đi truyền rộng ra. Về sau hai em trai của Từ Lập Trai là Từ Kiện Am, Từ Ngạn Hòa thi nhau đỗ trạng nguyên vào năm Canh Tuất và năm Quý Sửu. Ba anh em ruột đều đỗ trạng nguyên. Con cháu của bọn họ cũng liên tục thi đỗ.
Tục ngữ nói: “Nhà tích thiện, ắt phúc có dư; Nhà tích ác, ắt họa có dư”. Bởi vậy, giáo dục con cháu hiểu rõ nhân quả báo ứng, giữ vững đạo đức, lương tri, mới gọi là gia nghiệp hưng thịnh.
3. Nói lời xấu hại người khác
Triều đại nhà Thanh, ở thành phố Nghi Hưng, tỉnh Giang Tô, có một vị thư sinh tên là Phan Thư Thăng, vào một ngày mùa thu năm Khang Hi thứ nhất, anh ta mộng thấy mình đã đến Quan Đế Điện, gặp ngay lúc đang phát bài thi, chỉ nghe trên điện gọi người đầu tiên lên điện, người này bước lên trên điện, nhưng lập tức bị đá xuống dưới.
Tên người thứ hai chính là Phan Thư Thăng, người thứ ba, thứ năm đều không đến. Lúc này Phan Thư Thăng lại nhìn thấy trên vách tường có treo một cái bảng vàng, tên người đứng đầu bảng chỉ có hai chữ là “Vi Tiếp”, nhìn không thấy họ. Chỉ một lát sau, đã có một người mặt đỏ, tự lấy cái mũ quan trên đầu của mình xuống, đội lên đầu của Phan Thư Thăng. Phan Thư Thăng sau khi tỉnh mộng vô cùng kinh ngạc. Đợi đến khi công bố danh sách thi đậu, Phan thư Thăng quả nhiên là thí sinh đỗ đầu, trở nên nổi danh.
Vì thế Phan Thư Thăng đi khắp nơi hỏi thăm người tên là “Vi Tiếp”, không lâu sau thì biết được đó là Phó Lộc Dã ở huyện Lâu, vì vậy mới đến để thăm hỏi.
Phó Lộc Dã xưa nay nổi tiếng về văn chương, lúc khảo thi quan chủ khảo quả nhiên đánh giá anh ta là đứng đầu. Đến vòng thi văn chương thứ hai, đã nhận được rất nhiều đánh giá cao, không ngờ đến vòng thi thứ ba lại không thấy đâu nữa rồi, vì thế giám khảo đành phải loại anh ta.
Nguyên nhân là, Phó Lộc Dã rất giỏi ăn nói, nhưng bình thường toàn nói mấy lời thị phi, hơn nữa hay bêu xấu khuyết điểm của người khác, cho nên mới nhận phải báo ứng này. Sau khi công bố kết quả thi, quan chủ khảo bởi vì rất thích văn chương của anh ta, còn cố ý gặp mặt anh ta nữa. Nhưng từ đó về sau Phó Lộc Dã có vẻ không vui, vô cùng buồn khổ, cũng không lâu sau thì bị bệnh rồi qua đời.
Bởi vậy có thể thấy, nói chuyện cũng không phải là việc nhỏ, không cẩn thận là có thể tạo nghiệp, làm tổn hại đức. Lời nói không chân thật, tất nhiên sẽ dẫn đến hành động không ngay chính, lừa gạt người khác. Nhấn mạnh vào khuyết điểm của người khác, tất nhiên sẽ làm người khác đau khổ, và làm tổn hại lòng tự tôn của người ta.
Bởi vậy, cách đối nhân xử thế tốt nhất là phải biết cái gì nên nói cái gì không nên nói. Nói nhiều thật ra cũng không phải là không được, nhưng lời nói phải nhân hậu, bao dung mới có thể không tạo nghiệp, khỏi bị quả báo.Nói chuyện cũng không phải là việc nhỏ, không cẩn thận là có thể tạo nghiệp, làm tổn hại đức. (Ảnh: Kknews)
4. Khuyến thiện làm cảm động Thần
Thời nhà Thanh ở huyện Gia Hưng có vị thư sinh, tham gia khoa thi mà luôn bị rớt. Nhưng lại là người lương thiện, ngày thường đều phản đối cái ác, đề cao cái thiện, phàm là nghe thấy bạn học hoặc bạn bè thân thích đàm luận đến những việc bất chính, trái đạo đức, đều nghiêm khắc ngăn cản và khuyên bảo, hơn nữa đã viết một cuốn sách “giới khẩu nghiệt văn” để khuyên nhủ người khác.
Anh ta nhiều lần khích lệ người khác đọc những sách khuyến thiện, không nên làm những việc tạo nghiệp. Có một năm, lại đi tham dự thi lần nữa, trước đêm công bố kết quả thi, mộng thấy người cha quá cố nói cho anh ta biết: “Con ở đời trước, khi thiếu niên đã thi đậu tiến sĩ, bởi vì con cậy tài khinh người, ông trời mới trách phạt, làm con kiếp này luôn thi rớt, cả đời không phát triển được.
Nhưng bởi vì con viết ‘Giới khẩu nghiệt văn’, lại khuyến khích người khác đọc sách khuyến thiện, Văn Xương Đế Quân cho rằng con khích lệ người khác hướng thiện, âm đức rất lớn, nên mới đặc biệt tâu với Thượng Đế, bù thêm công danh cho con, mong con phải biết tu đức thêm nữa, báo đáp ơn của Thần”.
Thư sinh nghe xong, vui mừng không thôi. Lúc yết bảng thì quả nhiên là thi đậu, về sau làm quan càng cẩn thận hơn, nỗ lực làm việc thiện, làm quan đến chức Ngự sử. Chuyện này khuyên con người sửa điều ác theo điều thiện, phát triển tâm từ bi, có thể làm cảm động được trời đất, từ đó mà đẩy họa đi xa và tích được phúc, đạt được thiện báo.
Như câu nói: “Thiện ác đều có báo; chỉ là đến sớm hay muộn mà thôi”, thật sự là không sai chút nào. Bởi vì thiên lý không thể trái, Thần linh luôn ở trên cao giám sát thiện ác. Cho nên nếu trong tâm luôn ghi nhớ được thiên lý ‘thiện ác có báo’, phân biệt rõ được thiện ác, thì có thể đắc được phúc báo dài lâu.
Chân Chân (Theo NTDTV)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét