Tôi vẫn luôn mãi hoài nghi rằng “Tây Du Ký” không phải là do Ngô Thừa Ân viết. Bởi vì người có thể viết “Tây Du Ký” nhất định phải là Thần nhân, vị này đối với những chuyện trong tam giới, ngoài tam giới, tu Phật tu Đạo phải hiểu rất rõ mới có thể viết ra được như vậy…
Đại Đạo đã khai truyền rồi, chúng vương chủ ở Hoa Hạ thần châu lại không hề mảy may tỉnh thức từ trong cõi mê mờ. Trái lại, bởi vì luân hồi chuyển sinh quá lâu dài, những ân oán tình sầu vô lượng vô số không cách nào tháo bỏ, cái khổ của sinh tử vẫn luẩn quẩn trên người các vị vương.
Trong một tầng nơi thiên thể, có vị Đại Thần Như Ý Văn Giác. Một ngày kia, bỗng dưng tâm huyết dâng trào, bất giác nhìn xuống hạ giới, từng đợt từng đợt sóng hung tợn nơi trần thế cuồn cuộn, khiến cho vị Đại Thần Tiên này bỗng giật mình: “Cõi trần thế hiểm ác như vậy, thử hỏi những chúng sinh này làm sao có thể nghe được Pháp âm của Thánh Vương. Thánh Vương đã vất vả rồi!”
Lúc này một vị Đại Thần hộ Pháp là Vô Úy Kim Cang nhìn thấy, nói: “Vậy ngài hãy giúp Thánh Vương một tay đi?”. Đại Thần Như Ý Văn Giác nghĩ ngợi một lúc, rồi chỉ tay về phía Linh Quang Bảo Văn Thù, nói:
“Đồng nhi! Con hãy thay ta xuống trần một chuyến, sáng tác một quyển sách quý để khai thị với người đời. Con sẽ mang tên là ‘Ngô Thừa Ân’, ý là mang đến ân đức cứu độ của thiên thượng”.
Trong cõi người có câu nói rằng, có lòng thành thì đến cả đá cũng nứt ra. Ở thượng giới cũng là như vậy, rất nhanh đã có rất nhiều chúng Thần đều biết, cũng muốn giúp một tay. Chúng Thần đàm luận rất náo nhiệt, tư duy của đôi bên thông suốt đến những nơi rất xa xôi, đó quả thật là sinh động khắp tầng tầng thiên thể. Khi “Tây Du Ký” truyền xuống đến thế gian, tư tưởng của người đời giống như được mở tung ra, chính là bởi nguyên do trong sách có vô số chúng Thần tham dự.
Khi Bảo Văn Thù chuyển thế sáng tác, “Tôn Ngộ Không” và “Trư Bát Giới” không ngừng vây quanh bên cạnh “Ngô Thừa Ân”, ra sức gợi ý.
“Tôn Ngộ Không”, trong lịch sử thật sự có nhân vật này, nhưng đương nhiên không phải là vào triều đại nhà Đường. Mà là rất lâu rất lâu về trước, khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni vẫn còn chưa xuất thế, nơi thế gian có rất nhiều các Pháp môn tu luyện.
Do Đại Đạo (Đại Pháp) sắp khai truyền nơi thế gian, vậy nên tu luyện của các môn các phái trong lịch sử chính là vẫn luôn đóng các vai diễn mang theo ý vị sâu xa, cũng là đặt định văn hóa để chỉ dẫn ở thế gian. Ví như các phương diện vũ đạo, âm nhạc, hội họa, giáo dục, v.v… đã tạo ra một hoàn cảnh tuần hoàn nội tại nơi xã hội, hơn nữa là vô cùng có lợi đối với nhận thức của con người về thiên thượng.
Tôn Ngộ Không và Trư Bát Giới
“Tôn Ngộ Không” đương nhiên không phải là khỉ, chỉ là trong khi ông tu Đạo, tính tình nóng nảy, thường hay vò đầu bứt tai, các đồng môn đều gọi ông là “hầu tôn” (con khỉ). Trong tu luyện, sư phụ của ông gắng hết tâm huyết cài một số thứ cho ông. Những lúc làm không tốt, đạt không được tiêu chuẩn yêu cầu, ma tính trên người khiến ông biểu hiện ngang ngược phát cuồng, giống như khỉ hoang vậy. Nhưng trong nội tâm sâu thẳm của ông luôn khát vọng đối với việc tu Đạo, đồng thời thường hay chiến đấu với ma tính của tự thân, đến nỗi choáng váng cả đầu óc.
Quá trình dứt bỏ ma tính này là vô cùng thống khổ. Loại năng lực chịu đựng gian khổ đó thật không đơn giản như chúng ta nghĩ. Trong tâm thật khổ, như cảm thấy được mỗi một tế bào nơi da thịt đều ngâm trong mùi vị của thống khổ này. Nhưng ngay trong tình huống như vậy, ông vẫn có thể giữ vững được cái tâm cầu Đạo và kiên trì gột bỏ ma tính.
Ông quả thật bị đè dưới chân núi gần mấy trăm năm. Mãi cho đến sau khi Đức Phật khai công khai ngộ, ông mới được giải thoát từ dưới chân núi ra, từ đây tận tâm tận lực bảo hộ Phật Pháp, một lòng bảo vệ người đã cứu độ ông.
Tề Thiên Đại Thánh Tôn Ngộ Không được miêu tả trong “Tây Du Ký” bị đè dưới Ngũ Hành Sơn 500 năm, mãi cho đến khi Đường Tăng cứu thoát ra, cùng đi Tây thiên thỉnh chân kinh. An bài này có ngụ ý sâu xa rằng: các vị vương chủ nơi thế gian bị đè trong tam giới giống như là đang bị đè bởi “Ngũ Hành Sơn” vậy (hết thảy mọi thứ trong tam giới đều là ngũ hành cấu thành), chờ đợi cho đến khi Đức Chuyển Luân Thánh Vương tới truyền Pháp, cũng chính là cái ngày họ được đắc cứu. Những vị vương này nhất định cần phải trân quý, phải toàn tâm toàn ý, không ngại hiểm trở, trợ giúp Thánh Vương chính Pháp đến sau cùng mới có thể trở về.
Còn “Trư Bát Giới” khi tu Đạo rất là lười biếng, tướng ăn, tướng ngồi, tướng nằm đều không có, dùng lời của sư phụ ông mà nói là, như tướng một con heo sống rành rành ra đó. Nhưng duy có một điểm, tâm nguyện tu Đạo của ông là rất chân thật, sư phụ của ông chính là đã nhìn thấy được một điểm này mà tận tâm tận lực chỉ bảo.
Sư phụ của ông dẫn ông đến một mảnh đất rộng lớn bừa bộn, cho ông một cái cào sắt, dặn dò ông rằng, mỗi ngày dọn dẹp đồng ruộng một lượt, chăm chỉ làm việc, mới có thể có được những thành quả tốt đẹp. Ý là nói với ông: nếu như muốn tu được chính quả, chính là cần phải mỗi ngày nhìn vào trong bản thân mình nhiều hơn, cần phải làm việc vất vả và phó xuất rất nhiều mới có thể đạt được mục đích sau cùng.
Ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác, trong quá trình khai hoang ruộng đất, “Trư Bát Giới” dần dần đã quy chính lại hành vi của bản thân mình, đối với phương pháp tu luyện mà sư phụ truyền dạy cho, ông đã có thể ngộ được những điều uyên thâm. Hơn nữa, cái cào sắt đó thật sự đã trở thành Pháp khí của ông.
Trong bộ tiểu thuyết “Tây Du Ký”, hình tượng Trư Bát Giới xấu xí, tâm phàm nặng nề, là ban đầu khi Bảo Văn Thù sáng tác tác phẩm, Bát Giới đã ra sức gợi ý: những người tu luyện mang theo nhân tâm nặng nề đi hết quá trình tu luyện, dẫu cho có gặp được Như Lai, cũng không thể đắc được chính quả.
Tôi vẫn luôn mãi hoài nghi rằng “Tây Du Ký” không phải là Ngô Thừa Ân viết. Bởi vì người có thể viết “Tây Du Ký” nhất định phải là Thần nhân, vị này đối với những chuyện trong tam giới, ngoài tam giới, tu Phật tu Đạo nhất định là hiểu rất rõ mới có thể viết ra được như vậy. Chỉ dựa vào năng lực của một người bình tường căn bản không thể viết ra được một tác phẩm huyền diệu cao thâm như thế. Bạn hãy bảo các nhà viết tiểu thuyết trên các trang mạng hiện nay viết ra một bộ tiểu thuyết có nội hàm, có trình độ cao thâm như “Tây Du Ký” thử xem, đảm bảo là tuyệt đối không thể.
Tôi vẫn luôn mãi suy đoán, hoặc là một số vị Tiên sư nào đó trong lịch sử đã mượn danh người khác để viết, hoặc là Thần nhân sáng tác. Mãi đến hôm nay khi đọc được bài viết này mới bừng tỉnh ra, thì ra hết thảy đều có hàm nghĩa sâu xa, ý chỉ cao thâm ở bên trong nó.
Ngô Thừa Ân là ai không quan trọng, điều quan trọng là sứ mệnh của ông là đang thúc đẩy lịch sử, để cho “Tây Du Ký” có thể trợ giúp con người ngày nay. Sức mạnh của “Tây Du Ký” quả thật vô cùng to lớn, là một tác phẩm kinh điển vô giá trong lịch sử.
Nguồn: Thư viện Ứng Thiên
Tiểu Thiện, dịch từ soundofhope.org
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét