Nội hàm thâm thúy đằng sau chữ “Nhẫn” trong văn hóa cổ xưa - Chùa Vinh Phúc

Hoằng Dương Chánh Pháp - Trưởng Dưỡng Đạo Tâm - Phụng Sự Nhân Sinh - Hành Bồ Tát Đạo

test banner

Post Top Ad

test banner

Thứ Sáu, 15 tháng 11, 2019

Nội hàm thâm thúy đằng sau chữ “Nhẫn” trong văn hóa cổ xưa

Nội hàm thâm thúy đằng sau chữ "Nhẫn" trong văn hóa cổ xưaTiếng Hán là một loại văn tự rất đặc biệt, vì nó ẩn chứa những triết lý uyên thâm về nhân sinh đằng sau mỗi ký tự tượng hình. Chữ “Nhẫn” là một ví dụ trong số đó.

Chữ Nhẫn – Chỉ người có tâm đại nhẫn mới có thể làm nên nghiệp lớn.
Chữ Nhẫn (忍) có nghĩa là chịu đựng, nhẫn nhịn, vị tha. Nó còn hàm chứa ý nghĩa của sự tự kiềm chế và tự chủ. Đây cũng là một đức hạnh của rất nhiều vị anh hùng vĩ đại trong lịch sử.
Nhẫn không chỉ là thể hiện ở sự nhượng bộ, mà còn thể hiện ở chỗ khi bị lăng nhục vẫn có thể chịu nhận mà không động tâm, không ôm hận. Chỉ nhìn vào cấu trúc chữ Nhẫn (忍) cũng đã biểu đạt được điều này. Bên trên của Nhẫn là chữ Đao (刀), bên dưới là chữ Tâm (心).
Ý tứ ở đây muốn nói rằng nếu ta dùng một thanh đao sắc nhọn mà đâm thẳng vào tim tất phải đau ghê gớm. Người bình thường làm sao chịu đựng nổi tổn thương này.  Nhưng nếu để ý có thể thấy chữ Tâm (心) nằm ngay dưới chữ Đao (刀) kia, vẫn vững vàng bất động, biểu hiện này chính là hình ảnh lột tả nội hàm của chữ Nhẫn.
Dù trong đau thương, mất mát, tủi nhục đến đâu, cái Tâm này vẫn chịu nhận được, đó mới thực gọi là Nhẫn. Chỉ có người biết lấy nhẫn nại mà vượt chông gai, mới có thể làm thành đại sự.
Nội hàm thâm thúy đằng sau chữ "Nhẫn" trong văn hóa cổ xưa - ảnh 2Kỷ luật và ý chí kiên cường là 2 yếu tố cơ bản để rèn luyện đức tính này.
Chữ Nhẫn (忍) gồm phần trên là chữ đao (刀), phần dưới là chữ Tâm (心).
Trong quá khứ từng có không ít những lời bình của cổ nhân về chữ Nhẫn này như sau:
“Người giàu mà biết nhẫn, sẽ bảo vệ được gia tiên. Người nghèo mà Nhẫn được, sẽ không thấy tự ti, hổ thẹn”.
“Giữa cha con mà biết nhẫn, đối đãi với nhau sẽ hòa ái và hiếu thuận”.
“Anh em mà học được nhẫn, mới cư xử chính đáng và chân thành”.
“Nếu bạn bè chịu nhẫn, tình bạn sẽ bền lâu”.
“Nếu vợ chồng biết nhẫn, quan hệ sẽ thuận hòa”.
“Trong cơn hoạn nạn, tất sẽ có nhiều người chê cười nhạo báng. Nhưng khi đại nạn qua đi, đáng hổ thẹn nhất lại chính những kẻ đã từng cười chê”.
Trong văn hoá truyền thống Trung Hoa cũng có rất nhiều điển tích liên quan đến chữ nhẫn đã được ghi danh trong sử sách qua hàng ngàn năm.
Các nhà hiền triết cổ đại đã trải qua biết bao gian khổ để dạy cho người sau biết khoan dung, nhẫn nhịn, tha thứ, có như thế mới có thể tôi luyện bản thân thành Nhânvà gánh vác được những trách nhiệm to lớn.

Theo Vision Times

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

test banner