Câu chuyện về giới sắc trong Tây Du Ký, “cửa tử” đối với hết thảy sinh mệnh - Chùa Vinh Phúc

Hoằng Dương Chánh Pháp - Trưởng Dưỡng Đạo Tâm - Phụng Sự Nhân Sinh - Hành Bồ Tát Đạo

test banner

Post Top Ad

test banner

Thứ Năm, 7 tháng 11, 2019

Câu chuyện về giới sắc trong Tây Du Ký, “cửa tử” đối với hết thảy sinh mệnh

Câu chuyện về giới sắc trong Tây Du Ký, "cửa tử" đối với hết thảy sinh mệnh - H1Cổ nhân cho rằng, sắc như thanh gươm bén, có thể cắt giảm phúc phận đời người, khiến cả đời phải lao đao, thống khổ, trăm sự đều không thuận. Tham sắc được cho là đứng đầu trong vạn thứ ác, bởi thế, cần “tránh sắc như tránh tên”.

Tôn Ngộ Không chiến đấu với Tỳ Bà Tinh. (Ảnh: Kknews)
Thời cổ đại có một lý niệm rất rõ ràng về “giới sắc”. Hoàng đế Khang Hi khi giáo dục các hoàng tử cũng trích dẫn lời của Khổng Tử: “Quân tử tam giới”, răn dạy các hoàng tử về ba giới cấm, đứng đầu là giới sắc, tiếp theo là giới đấu, giới đắc.
Trong “Thọ Khang Bảo Giám” có ghi lại: “Sắc là quan ải đầu tiên của thiếu niên, quan này mà không qua, thì bất kể anh ta học vấn cao đến đâu, cũng đều không đạt được gì, đối với vạn sự thì đều lấy thân làm gốc”.
Thời xưa cho rằng, sắc như gươm bén, có thể cắt giảm phúc phận đời người, khiến nhân sinh lao đao, thống khổ, trăm sự đều không thuận. Con đường làm quan cũng bế tắc, buôn bán tiêu thụ, tiền tài tản hết không giữ lại được, cho nên tham sắc được cho là đứng đầu trong vạn thứ ác.
Trong “Tây Du Ký” cũng có một câu chuyện sinh động nói về tính trọng yếu của giới sắc. Trong hồi 55 có nói đến việc Tỳ Bà Tinh (bọ cạp tinh) vô cớ bắt Đường Tăng mang đi. Ngộ Không chuẩn bị nghĩ cách đi giải cứu, vì thế mới mở một cuộc họp nhỏ đặc biệt. 
Câu chuyện về giới sắc trong Tây Du Ký, "cửa tử" đối với hết thảy sinh mệnh - H2Ngộ Không nói: “Nếu yêu quái mê hoặc Sư Phụ, khiến cho ngài phá sắc giới, làm mất đi đức hạnh, mọi người chúng ta sẽ giải tán. Nếu tâm không loạn, tâm không động, chúng ta sẽ tiếp tục cùng nhau cố gắng, trừ yêu cứu Sư Phụ đi Tây Trúc thỉnh kinh”.
Đường Tăng đi thỉnh kinh thường xuyên phải đối mặt với yêu quái, đại diện cho những ma tâm của người tu luyện, (Ảnh: Sohu)
Đối với mức độ hại người của sắc tâm, trong Tây Du Ký cũng miêu tả rất tinh tế. Ngộ Không cùng Bò Cạp Tinh đánh nhau đến kinh thiên động địa, lu mờ cả ánh nhật nguyệt, hai người đại chiến mấy hiệp bất phân thắng bại, nữ yêu quái xuất ra một loại móc câu độc, chỉ chích phớt qua da đầu Đại Thánh, đã làm cho đau không chịu được, phải bại trận mà chạy đi.
Cú chích này làm cho Ngộ Không kêu đau mãi, Bát Giới cùng Sa Tăng từ trước giờ chưa từng thấy Ngộ Không bị đau đầu đến như vậy. Phải biết rằng Ngộ Không từ khi ở Thiên Cung trộm đào tiên, rồi trộm lấy kim đan của Lão Quân, bị thần tướng dùng đao, búa, chùy, kiếm chém khắp nơi, sét đánh lửa thiêu, bị thiêu trong lò bát quái đến 49 ngày, vậy mà lông tóc đều không bị tổn hại gì. Hôm nay lại bị móc độc của nữ yêu quái làm cho đau đớn khó chịu. Chi tiết này thực ra là nói mức độ hại người của ma sắc thâm sâu như thế nào.
Câu chuyện về giới sắc trong Tây Du Ký, "cửa tử" đối với hết thảy sinh mệnh - H3Nhờ có Quan Âm Bồ Tát chỉ cho lên Đông Thiên Môn, đến cung Quang Minh nhờ Mão Nhật Tinh Quan thì mới trừ được Bò Cạp Tinh. Quả nhiên, Bò Cạp Tinh này ngay cả Như Lai cũng dám chích, bị Kim Cang truy tìm khắp nơi, Mão Nhật Tinh Quan vừa ngẩng đầu gọi một tiếng, nữ quái tức thời hiện ra nguyên hình, rơi chết ở sườn núi.
Tỳ Bà Tinh vốn là con bọ cạp tinh đã chích tay Phật tổ. (Ảnh: Pinterest)
Chỗ này cũng khó mà giải thích cho rõ được. Đường Tăng đi lấy kinh vốn là việc của Phật gia, vậy sao nhiều lần lại mời Thần bên Đạo gia đến giúp đỡ? 
Mão Nhật Tinh Quan là thượng quan tuần trát, vốn muốn trở về bẩm tấu với Ngọc Đế, nghe xong Đại Thánh mời đi trị bọ cạp tinh, vì vậy nói: “Sợ chậm trễ mất, tiểu thần không dám mời trà, tạm thời cùng ngài đi trừ yêu tinh trước, rồi quay về bẩm báo sau”.
Ma sắc đối với Thần trên Thiên thượng, dù là Phật gia hay Đạo gia đều là việc cấp bách. Điều này cũng nói rõ, người tu luyện nhất định phải tu bỏ đi sắc tâm, đối với điều này thì cả Phật và Đạo đều tuyệt đối nhất trí với nhau. 
Ma sắc tuy biểu hiện hung hiểm ác độc, nhưng lại dễ dàng bài trừ. Mão Nhật Tinh Quan có đủ ngũ đức “Văn, võ, dũng, nhân, tín”, cho nên đối mặt với bò cạp độc, biểu hiện ra uy phong lẫm liệt, cường tráng, chỉ kêu lên ba tiếng đã xong đời bò cạp độc, phá trừ đi ma nạn cho Đường Tăng.
Câu chuyện về giới sắc trong Tây Du Ký, "cửa tử" đối với hết thảy sinh mệnh - H4Đây cũng là vì Đường Tăng “Mắt không nhìn ác sắc, tai không nghe dâm thanh, cả đời chỉ muốn tham thiền, nửa bước không rời  Phật địa”, một lòng giới sắc mới có thể được thiên thần đến trợ giúp, phá trừ tình huống nguy hiểm.
Sắc chính là kiếm làm tổn hại bản thân, tham sắc nhất định sẽ gặp nạn. (Ảnh: Read01)
Trong Tây Du Ký hồi thứ 23, Quan Âm, Văn Thù, Phổ Hiền, ba vị Bồ Tát cùng với Lê Sơn Lão Mẫu, vì để khảo nghiệm cái tâm của 4 thầy trò Đường Tăng, mới bày ra cái quan sắc này. Chỉ có Bát Giới tham luyến sắc đẹp, không vượt qua được, bị áo trân châu trói treo trên cây một đêm, dùng cách này để trừng phạt. 
Ngô Thừa Ân trong tiểu thuyết “Tây giang nguyệt” có viết: “Sắc chính là kiếm làm tổn hại bản thân, tham sắc nhất định sẽ gặp nạn. Mỹ nhân mười sáu xinh đẹp, còn nguy hiểm hơn cả quỷ dạ xoa. Chỉ có không tham sắc, giữ vững mình, đừng phóng túng bản thân”.
Bát giới đã nhận được bài học giáo huấn, về sau chứng kiến quốc vương Tây Lương Lữ Quốc giữ lấy Đường Tăng không buông, Bát Giới liền “Làm bộ dữ dằn, quạt tai vênh mỏ, xông lên phía trước nói lớn: ‘Hòa thượng chúng tôi làm sao mà lấy cái đầu lâu trang điểm làm vợ được! Hãy buông ra để Sư Phụ tôi lên đường!'”.
Từ một câu chuyện cổ điển sinh động nhìn về hiện tại, thấy xung quanh toàn là tình một đêm, nuôi tình nhân, xem đến những hình ảnh, phim truyện trên mạng mà người đời hưởng thụ, những cái này đối với Trư Bát Giới mà nói cũng chỉ là “đầu lâu trang điểm” mà thôi.
Chân Chân (Theo NTDTV)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

test banner