Tháng cô hồn' và tập tục cúng cô hồn tháng 7 âm lịch hằng năm - Chùa Vinh Phúc

Hoằng Dương Chánh Pháp - Trưởng Dưỡng Đạo Tâm - Phụng Sự Nhân Sinh - Hành Bồ Tát Đạo

test banner

Post Top Ad

test banner

Thứ Bảy, 17 tháng 8, 2019

Tháng cô hồn' và tập tục cúng cô hồn tháng 7 âm lịch hằng năm

Nhiều người quan niệm tháng bảy âm lịch là “tháng cô hồn” thường mang đến những vận hạn xui xẻo. Tập tục cúng cô hồn trong tháng 7 âm lịch cũng được người dân thực hiện qua nhiều thế hệ. Người ta còn truyền tai nhau những cần điều kiêng kỵ trong tháng này. 
Tháng cô hồn là gì?

Tháng 7 âm lịch hàng năm, theo quan niệm dân gian được gọi là “tháng cô hồn” hay tháng “mở cửa mả”. Theo truyền thuyết dân gian, tháng 7 âm lịch là tháng mà “ma quỷ hoạt động mạnh nhất”.

Nguồn gốc của tháng cô hồn bắt nguồn từ việc Diêm Vương cho mở cửa Quỷ Môn Quan vào ngày 2 tháng 7 (âm lịch) hàng năm để quỷ đói được trở lại trần gian rồi đến Rằm tháng 7 lại quay về. Chính vì thế mà theo tục lệ dân gian, người trần gian phải cúng cháo, gạo, muối cho quỷ đói để chúng không quấy nhiễu cuộc sống thường ngày.. 

Người dân quan niệm rằng, tháng 7 cô hồn là tháng ma quỷ, không đem lại may mắn nên hầu hết các công việc cưới hỏi, khởi công xây dựng, mua sắm, đi xa,… đều tránh tháng 7.


Năm nay ngày 1 tháng 7 âm lịch ứng với ngày 01/08/2019.
Tháng cô hồn kiêng gì?

Ngoài những lễ tiết cúng bái trong tháng cô hồn, dân gian còn lan truyền những điều cấm kỵ, những kiêng khem ngặt nghèo. Bởi họ cho rằng nếu làm những việc đó thì sẽ gặp phải nhiều điều xui xẻo.

Một trong những điều kiêng kỵ trong tháng cô hồn được truyền tai nhau như là không được treo chuông gió trước đầu giường vì tiếng chuông sẽ thu hút sự chú ý của ma quỷ, khi con người ngủ sẽ dễ bị chúng xâm nhập, quấy phá; Người yếu bóng vía không nên đi chơi đêm, nếu có đi chơi đêm không được réo gọi tên nhau, nếu không ma quỷ sẽ nhớ tên người được gọi, đó là điềm xấu; Không được ăn vụng đồ cúng, vì đó là đồ dành cho ma quỷ, nếu chưa cúng và cầu xin mà lấy ăn sẽ rước tai họa vào mình; Không tùy tiện đốt giấy tiền vàng mã vì như vậy sẽ khiến ma quỷ bu đến,...

Đó chỉ là những điều kiêng kỵ được dân gian truyền tai qua nhiều đời mà dân gian cho rằng “có kiêng có lành”. Về góc độ khoa học thì chưa ai chứng minh được rằng nếu không kiêng thì sẽ gặp điều xấu. Và những điều kiêng kỵ này chưa có cơ sở khoa học, vì thế người dân đừng quá mê tín và tập tục nào cũng làm theo.
Cúng cô hồn tháng 7 âm lịch

Ở Việt Nam, cúng cô hồn là một tín ngưỡng tâm linh truyền thống của người Việt, được truyền từ đời này sang đời khác. Hàng năm, người Việt cúng cô hồn kéo dài một tháng, tùy thuộc vào từng gia đình, từng vùng miền khác nhau chứ không ấn định riêng một ngày nào.



Thời gian cúng

Thời gian cúng có thể từ mùng 1 - ngày 15 tháng 7 (âm lịch). Theo đó, dịp cúng cô hồn lớn nhất là ngày Rằm tháng 7. Ngày 15 tháng 7 âm lịch cũng chính là ngày lễ Vu Lan của Phật giáo, các gia đình thường lên chùa làm lễ để tỏ lòng báo hiếu, biết ơn cha mẹ. Sau khi kết thúc lễ chùa thì về lễ Phật tại nhà.

Người ta quan niệm rằng, nên làm lễ cúng cô hồn vào buổi chiều tối vì lúc đó ánh sáng yếu, các cô hồn dễ dàng hoạt động, nhanh nhạy hơn. Nếu cúng ban ngày ánh sáng dương khí mạnh thì các vong hồn sẽ bị suy yếu, dễ bị đốt cháy.

Lễ vật cần chuẩn bị khi cúng

Tập tục cúng lễ cô hồn mỗi vùng miền khác nhau nên mâm cỗ cúng cô hồn cũng có những khác biệt. Mâm cúng cô hồn bạn cần chuẩn bị những lễ vật sau:
Hoa quả (Chọn 5 loại quả tươi, sạch, không bị úng thối).
Tiền vàng mã (hiện nay các địa phương đã dần bỏ đi tục này để bảo vệ rừng)
Muối hạt sạch.
Một ít gạo tẻ.
Hương thắp (nhang).
Trầu cau (lá trầu và quả cau phải đẹp, không được sứt mẻ hoặc bị rách).
Bánh kẹo các loại.
Nước (nước lọc sạch).
Nấu bát canh khoai tây với xương.
Cơm và 1 quả trứng luộc.
Bỏng ngô, bỏng gạo,…
Mía chặt thành khúc.
Khoai lang (khô, sắn luộc).
Hoa cúc.

Ý nghĩa tháng cô hồn và việc cúng cô hồn

Theo tín ngưỡng truyền thống của người Việt Nam, lễ cúng cô hồn thường thể hiện lòng kính sợ quỷ thần.

Tuy nhiên hiện nay nhiều người quan niệm tháng 7 âm lịch hàng năm còn được gọi là tháng xá tội vong nhân và tháng vu lan báo hiếu, tháng để cầu những điều an lành đến với bản thân, gia đình chứ không kiêng kỵ những điều không có căn cứ khoa học nữa.

Có thể bạn chưa biết : Tháng 7 trong kinh phật cũng là tháng vu lan báo hiếu (với Lễ Vu Lan báo hiếu vào 15/7 âm lịch) thể hiện sự kính trọng, tưởng nhớ đến công lao cha mẹ, ông bà, tổ tiên và những anh hùng dân tộc đã có công gìn giữ tổ quốc ngày hôm nay.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

test banner