Phiền não và bệnh tật - Chùa Vinh Phúc

Hoằng Dương Chánh Pháp - Trưởng Dưỡng Đạo Tâm - Phụng Sự Nhân Sinh - Hành Bồ Tát Đạo

test banner

Post Top Ad

test banner

Thứ Bảy, 22 tháng 6, 2019

Phiền não và bệnh tật

Con người bình thường, khỏe mạnh là một thể thống nhất hài hòa giữa hai yếu tốthân và tâm hay thể xác và tinh thần. Giữa thân và tâm có sự tác độngảnh hưởngqua lại với nhau.

Khoảng 5.000 năm trước, sách Hoàng Đế Nội kinhtác phẩm nổi tiếng của nền y học cổ đại Trung Quốc đã từng đề cập đến 7 loại tình chí (thất tình) là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý, đặt vấn đề tu dưỡng tinh thần lên vị trí hàng đầu trong phép dưỡng sinh và phòng trị bệnh. Ngành Tâm lý học và Bệnh học hiện đại cũng cho biết các trạng thái tinh thần gồm cóhai loại là tích cực và tiêu cựcVui mừnghoan hỷthương yêulạc quan, tin tưởng… là những trạng thái tinh thần tích cực có lợi cho sức khỏeBuồn phiềnlo lắngsợ hãi, giận hờn, bất mãnghen ghétđố kỵbi quan, chán nản… là những trạng thái tinh thần tiêu cựccó hại cho sức khỏe, gây ra nhiều bệnh tật.
Tuy nhiên, dù là trạng thái tinh thần tích cực hay tiêu cực, nếu xuất hiện một cách đột ngột và thái quá cũng đều có tác hại. Điều này không khác với lý luận Đông y, y lý Đông phươngcho rằng: Mừng vui quá làm tổn hại tim (hỷ thương tâm), giận quá làm tổn hại gan (nộ thương can), buồn quá làm tổn hại phổi (bi thương phế), lo nghĩ nhiều quá làm tổn hại lá lách (tư thương tỳ), sợ quá làm tổn hại thận (khủng thương thận), kinh hoàngkinh hãi làm tổn hại dạ dày (kinh thương vị) (Hoàng Đế Nội kinh). Y Tổ Hải Thượng Lãn Ông cũng nói: “Nội thương bệnh chứng phát sinh, thường do xúc động thất tình gây nên. Mặc dù đạo dẫn, tiên đơn, đâu bằng hai chữ “thanh tâm” nằm lòng”. (Vệ sinh yếu quyết).
Theo Bác sĩ J.A. Schindler người Mỹ cho biết trong quyển “Sống thế nào trong 365 ngày của một năm” (kỹ sư Đỗ Văn Thức và bác sĩ Đàm Trung Dương biên dịch, Nhà xuất bản Long An - 1991) có đến trên 50% bệnh nhân mắc bệnh có nguyên nhân từ stress (tình trạngcăng thẳngrối loạn tâm lý). Nhiều nghiên cứu cho biết stress gây ra một số triệu chứngnhư: Mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ, dễ bực bội cáu gắt, đau gáy, kém ăn, rối loạn tiêu hóa, về lâu dài có thể dẫn đến các bệnh lý như viêm xoang, viêm loét dạ dày, các bệnh hệ thần kinh, tim mạch v.v... Các nghiên cứu khoa học thấy rằng khi tâm lý ở trạng thái căng thẳnglo lắngbuồn bực hoặc tinh thần rối lọan thì hoạt động sinh lý bị xáo trộn và trương lực cơ bắp cũng tăng theo, lúc này khả năng phòng chống bệnh tật (sức đề kháng, miễn dịch) của cơ thể cũng bị suy giảm, mầm bệnh có điều kiện phát triển và các bệnh mãn tính thêm trầm trọng. Khi buồn bã, lo lắngcăng thẳng thì ăn không thấy ngon, ngủ không yên, giấc ngủ không sâu, tiêu hóa kém, thường bị tình trạng đầy hơi chướng bụng. Khi nổi nóng, tức giận, cơ thể tăng tiết adrenalin làm tăng nhịp tim và tăng huyết áp, hô hấp không điều hòa, động mạch vành ở tim co thắt đột ngột, dễ dẫn đến nhồi máu cơ tim… Những người thường haygiận dữ cũng dễ bị suy giảm chức năng của phổi. Sự tức giận có thể làm trầm trọng thêm tình trạng phổi tắc nghẽn mãn tính, gây suy hô hấp nặng.
Các chuyên gia y tế Hoa Kỳ cho biết: 70% người bệnh chỉ cần trút bỏ nỗi sợ hãi, lo buồn thì có khả năng khỏi bệnh. Tiến hành nghiên cứu trên 15.000 người bị đau dạ dày, cứ 5 người thì có 4 người bị đau dạ dày do nguyên nhân tâm lý: Lo buồn, sợ hãi, thù hận, giận hờn, cực đoaních kỷNghiên cứu 176 doanh nhân chết ở tuổi bình quân 44,3 tuổi, thì hơn 1/3 vì stress trầm trọng mà bị các chứng bệnh về thần kinh, tim mạch, tiêu hóa và cao huyết áp.
Trong Vệ sinh yếu quyết, Hải Thượng Lãn Ông có viết:
 “Nội thương bệnh chứng phát sinh
Thường do xúc động thất tình gây nên.
…Lợi dục đầu mối thất tình
Chặn lòng ham muốn thì mình được an.
Cần nên tiết dụcthanh tâm
Giữ lòng liêm chính (trong sạch, ngay thẳng) chẳng tham tiền tài.
Chẳng vì danh vị đua đòi
Chẳng vì sắc đẹp đắm người hại thân
Giữ tinh (tiết dục), dưỡng khí, tồn thần
Tinh không hao tán thì thần được yên”.
(Thất tình: 7 tình chí, 7 loại tình cảm, cảm xúc: Hỷ (mừng), nộ (giận), ưu (lo), tư (nghĩ ngợi), bi (buồn), khủng (sợ), kinh (kinh hãi), có thể rút lại thành 5 là: Mừng, giận, lo, nghĩ, buồn, sợ).
Đoạn Yếu quyết diễn ca nói trên được Hải Thượng Lãn Ông khai triển từ ý hai câu thơ dạy về phép tu dưỡng thân tâm của danh y thiền sư Tuệ Tĩnh: “Bế tinh, dưỡng khí, tồn thần; Thanh tâm, quả dục, thủ chân, luyện hình”. Có thể tạm dịch là: Giữ tinh (tiết chế tình dục); Dưỡng khí; Dảo tồn thần (không để tinh thần hao tán); Giữ cho lòng thanh thảnHạn chếham muốndục vọngGiữ gìn điều thiện, sống với lẽ phảiRèn luyện thân thể.
Thất tình (hỷ, nộ, ưu, tư, bi, khủng, kinh), lục dục (danh vị, tài lợisắc dục, tư vị, hư vọng, tật đố), nói tóm lại các phiền não là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý mà chỉ có liệu pháp tâm lý, sự tu tậprèn luyệnchuyển hóa nội tâm mới giúp vượt qua. Trong Phật giáo thường đề cập đến 10 loại phiền não vốn là đầu mối dẫn đến các hình thái tâm lý tiêu cực hay lục dụcthất tình. Mười phiền não đó là:
1. Tham: Tham lamham muốn của cải, tiền tài, sắc đẹp, danh tiếngđịa vịăn uống hưởng thụ, ngủ nghỉ, gọi chung là ngũ dụcHay nói sâu xa hơn là tham muốn sắc (hình tướng, màu sắc), thinh (âm thanh), hương (các mùi), vị (các vị), xúc (sự tiếp xúcva chạm), pháp (các sự vật, hiện tượng nói chung).
2. Sân: Sân hận, nóng giận, giận hờn.
3. Si: Si mêvô minh, không sáng suốtnhận thức tiêu cực, không có chánh kiếnchánh tư duy.
4. Mạn: Có hai loại: 1. Tự cao tự đại, kiêu căng ngạo mạn, đây gọi là tự tôn. 2. Tự cho mình thấp kémkhởi tâm niệm buồn tủi, bất cần đời, bi quan, chán nản, đây gọi là tự ti.
5. Nghi: Nghi ngờ, không có lòng tinNghi ngờ bản thânnghi ngờ người khác, nghi ngờchân lýsự thậtnghi ngờ phương pháp, pháp môn…
6. Thân kiến: Chấp thân ngũ uẩn là mình, sinh tâm tham ái, vì tham ái mà sinh ra lo lắngsợ hãiưu phiềnsân hận; Vì tham ái mà tạo nghiệp.
7. Biên kiến: Thấy một bên, thấy biết khiếm khuyết, nhận thức lệch lạc, không đầy đủ, toàn diện.
8. Kiến thủChấp chặt nhận thứchiểu biết của mình, luôn cho mình là đúng, không chịu thay đổi cách nhìn, cách nghĩ (do không thông hiểu hoặc vì lòng tự ái).
9. Giới cấm thủCố chấp bảo thủ những nguyên tắc, nề nếp, quy củđiều lệthói quen một cách cực đoan, hoặc trì giữ những giới cấm lập dị không có ích cho mình cho người, hoặc chấp giới một cách sai lầmcực đoan, không có hiểu biết đúng đắn về giới pháp.
10. Tà kiến: Thấy biết không chơn chánh, mê tín dị đoantin tưởng sai lầmnhận thứckhông đúng chân lýsự thậttrái với nhân quảquy luật tự nhiênđời sống tinh thầnđời sống tâm linh lệch lạc.
10. Phiền não trên chẳng những khiến con người bất ankhổ não, bệnh tật, mà còn dẫn dắt con người tạo nghiệp sinh tử luân hồi từ đời này sang đời khác. Để đối trị 10 phiền não này, Đức Phật đã chế ra nhiều phương thuốc, đó là các pháp môn, ví dụ như: Nhẫn nhụcTứ vô lượng tâm điều trị tâm sân; Thiểu dụctri túcbố thí điều trị tâm tham; Chánh kiếnchánh tư duythiền địnhtrí tuệ điều trị tâm si v.v... Tất cả các pháp môn đều hướng đến mục đíchtiêu trừ phiền não bệnh, giúp chúng sinh ly khổ đắc lạc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

test banner