Phật tử nên đọc “Hành trình về Phương Đông” - Chùa Vinh Phúc

Hoằng Dương Chánh Pháp - Trưởng Dưỡng Đạo Tâm - Phụng Sự Nhân Sinh - Hành Bồ Tát Đạo

test banner

Post Top Ad

test banner

Thứ Ba, 11 tháng 6, 2019

Phật tử nên đọc “Hành trình về Phương Đông”


Đây là một trong những cuốn sách về Phật giáo nổi tiếng thế giới. Khi bạn đã cầm sách lên, bạn sẽ rất khó bỏ xuống nếu chưa kết thúc cuốn sách.


Đã có rất nhiều cuốn sách “Hành trình về phương Đông” được in ra trên khắp thế giới nói về lãnh vực tâm linh, cũng như đã có rất nhiều tri thức và trải nghiệm về những gì liên quan đến các đạo sư, các guru, các bậc thầy tinh thần của các tôn giáo lớn trên toàn cầu.


“Hành trình về phương Đông” có thể sẽ gây ra nhiều hoài nghi, thắc mắc nhưng các sự kiện được tác giả thuật lại trong hành trình của nhóm nghiên cứu 11 người đi tới các xứ sở phương Đông, vào những năm cuối cùng của thế kỷ 19, chắc chắn nằm trong những nguồn mạch của một thế giới tinh thần bí ẩn, lạ lùng nhất nhưng cũng gần gũi nhất với đời sống tín ngưỡng của con người hiện đại. Hy Mã Lạp Sơn là những đỉnh cao tuyết phủ của bản đồ địa lý và cũng là những vùng sâu thẳm của bản đồ tâm linh, đối với cả phương Đông và phương Tây.

“Hành trình về phương Đông” mở ra một chân trời mới về Đông Tây gặp nhau, để khoa học Minh triết hội ngộ, để Hiện đại Cổ xưa giao duyên, để Đất Trời là một. Thế giới, vì vậy đã trở nên hài hòa hơn, rộng mở, diệu kỳ hơn và, do đó, nhân văn hơn.

Cuốn sách kể về những trải nghiệm của một đoàn khoa học gồm các chuyên gia hàng đầu của Hội Khoa Học Hoàng Gia Anh được cử sang Ấn Độ nghiên cứu về huyền học và những khả năng siêu nhiên của con người. Suốt hai năm trời rong ruổi khắp các đền chùa Ấn Độ, chứng kiến nhiều pháp luật, nhiều cảnh mê tín dị đoan, thậm chí lừa đảo...của nhiều pháp sư, đạo sĩ...họ được tiếp xúc với những vị thế, họ được chứng kiến, trải nghiệm, hiểu biết sâu sắc về các khoa học cổ xưa và bí truyền của văn hóa Ấn Độ như Yoga, thiền định, thuật chiêm duyên, nghiệp báo, luật nhân quả, cõi sống và cõi chết....

Đúng lúc một cuộc đối thoại cởi mở và chân thành đang sắp diễn ra với các đạo sĩ bậc thầy, thì đoàn nhận được tối hậu thu từ chính quyền Anh Quốc là phải ngừng ngay việc nghiên cứu, tức khắc hồi hương và bị buộc phải im lặng, không được phát ngôn về bất cứ điều gì mà họ đã chứng nghiệm. Sau cùng ba nhà khoa học trong đoàn đã chấp nhận bỏ lại tất cả sau lưng, ở lại Ấn Độ tiếp tục nghiên cứu và cuối cùng trở thành tu sĩ. Trong số đó có giáo sư Salding- tác giả hồi ký đặc biệt này.

Về dịch giả Nguyên Phong: “Khi bức màn bí mật về nhân vật Nguyên Phong được vén lên, thật bất ngờ, đó là một con người kiệt xuất. GS John Vũ - Nguyên Phong là một trong những nhà khoa học nổi tiếng ở Mỹ. Hiện nay, Giáo sư kiêm Viện trưởng Viện nghiên cứu phần mềm của ĐH Carnegie Mellon và là nghiên cứu viên kĩ thuật và kĩ sư trưởng Công nghệ thông tin tại Boeing. Trong 15 năm làm việc ở Boeing, ông từng tham gia vào chương trình phần mềm hỗ trợ cho máy bay Boeing 777 và là nhà vô địch về cải tiến qui trình ở Boeing...

Ông từng giữ vị trí Phó Chủ tịch phụ trách kỹ thuật của Boeing. Ông đã từ chối nhận nhiều giải thưởng rất uy tín của Mỹ và từ chối các cuộc phỏng vấn của các hãng thông tấn uy tín. Ông nhận lời thỉnh giảng và nói chuyện với sinh viên nhiểu trường đại học lớn trên thế giới” (trích Báo Lao động).

Thông tin về sách “Hành trình về Phương Đông”

Biên tập, hiệu đính: Công ty CP Văn hoá Văn Lang

Nhà xuất bản: Hồng Đức

Tác giả: Baird T Spalding

Dịch giả: Nguyên Phong

Số trang: 318 trang

Ngôn ngữ: Tiếng Việt

Biên tập viên (tuyển lựa)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

test banner