Mỗi tuần, con người vô tình ăn trung bình 5 g nhựa, tương đương với lượng nhựa làm ra một chiếc thẻ ngân hàng. Sau con người, thủy hải sản có vỏ là nguồn tiêu thụ nhựa lớn thứ hai, trung bình 0,5 g mỗi tuần. Chúng ăn tất cả mọi thứ dưới biển, trong khi đó biển đang chứa lượng rác nhựa khổng lồ.
Microplastic là những hạt vi nhựa nhỏ hơn 5 mmg, có khả năng xâm nhập vào thực phẩm, nước uống và không khí mà ta hấp thụ hằng ngày. Theo nghiên cứu từ Đại học Newcastle (Australia), mỗi người đang ăn khoảng 2.000 hạt microplastic mỗi tuần.
Những hạt microplastic có thể bắt nguồn từ vải sợi quần áo nhân tạo, kem đánh răng hoặc các miếng nhựa lớn bị vứt đi đang trong quá trình phân hủy.
Những hạt microplastic có thể bắt nguồn từ vải sợi quần áo nhân tạo, kem đánh răng hoặc các miếng nhựa lớn bị vứt đi đang trong quá trình phân hủy. Chúng ra biển, len lỏi vào sông, làm thức ăn cho các sinh vật dưới nước và xâm nhập vào chuỗi thức ăn, nước uống của con người.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Newcastle phát hiện mỗi tuần, một người có thể hấp thụ 1.769 hạt vi nhựa qua uống nước, dù là đóng chai hay từ vòi. Đặc biệt, lượng nhựa trong nước máy ở Mỹ và Ấn Độ nhiều gấp đôi so với châu Âu và Indonesia.
Nghiên cứu khác chỉ ra một người Mỹ hít từ 74.000 đến 121.000 hạt vi nhựa mỗi năm. Những người thường xuyên sử dụng nước đóng chai thay vì nước máy có thể tiêu thụ thêm hơn 90.000 hạt vi nhựa một năm.
Sau con người, thủy hải sản có vỏ là nguồn tiêu thụ nhựa lớn thứ hai, trung bình 0,5 g mỗi tuần. Chúng ăn tất cả mọi thứ dưới biển, trong khi đó biển đang chứa lượng rác nhựa khổng lồ.
Toàn cầu hiện có hơn 330 triệu tấn nhựa được sản xuất mỗi năm, ước tính tăng gấp ba vào năm 2050. Các nhà nghiên cứu khuyến cáo các chính phủ cần đưa ra những chính sách để doanh nghiệp giảm số lượng nhựa thải ra môi trường.
(Theo CNN/Ngày nay)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét