Làm giàu như Phật dạy còn có ý nghĩa tạo sự hoan hỷ cho mọi người từ gia đình đến xã hội, đó là cách làm giàu mang tính âm đức của người con Phật. Làm giàu không có tội mà chỉ có tội khi làm giàu bất chính, gây khổ đau cho mình cho người, cho mọi chúng sanh.
Người giàu do làm ăn chân chính bằng đôi tay và khối óc, được Đức Phật khen ngợi, khuyến khích, chẳng những thế, kế hoạch tồn tại lâu dài cho việc sung túc vật chất, tiền của, được Đức Phật dạy rất kỹ.
Người giàu do làm ăn chân chính bằng đôi tay và khối óc, được Đức Phật khen ngợi, khuyến khích. Chẳng những thế, kế hoạch tồn tại lâu dài cho việc sung túc vật chất, tiền của, được Đức Phật dạy rất kỹ.
Một trong những nguyên nhân thành đạt trong kinh doanh là phát tâm cúng dường, bố thí và giữ đúng lời hứa. Thực hiện đúng lời hứa không những giữ uy tín mà còn lưu phước cho hậu kiếp.
Một ví dụ sau đây được trích trong Tăng Chi Bộ - Đại tạng kinh:
Một thời, Thế Tôn trú ở Kosambi, vườn Ghosita, rồi Tôn giả Sàriputta đi đến đảnh lễ và bạch Thế Tôn:
– Bạch Thế Tôn, do nhân gì, duyên gì có người buôn bán thất bại, không thành tựu như ý muốn? Có người buôn bán thành tựu như ý muốn và thành tựu ngoài ý muốn?
– Này Sàriputta, có hạng người đi đến vị Sa Môn, hứa hẹn giúp đỡ nhưng không cho như đã hứa. Người ấy, sau khi thân hoại mạng chung đi đến chỗ này, dẫu có buôn bán gì cũng đi đến thất bại, không thành tựu như ý muốn.
Như ở đây, này Sàriputta, có hạng người đi đến vị Sa Môn hứa hẹn giúp đỡ, và người ấy đã cho như đã hứa. Sau khi thân hoại mạng chung, người ấy đi đến chỗ này, dẫu buôn bán gì cũng thành tựu như ý muốn.
Ở đây, này Sàriputta, có hạng người đi đến vị Sa Môn hứa hẹn giúp đỡ, và người ấy đã cho nhiều hơn như đã hứa. Người ấy sau khi thân hoại mạng chung, đi đến chỗ này, dẫu buôn bán gì cũng đạt được thành tựu ngoài ý muốn.
Như vậy, làm giàu không chỉ mục đích kiếm sống mà còn phải biết tích lũy phước báu qua việc làm, trong đó có bố thí, cúng dường và thực hiện điều mình phát tâm. Làm giàu không chỉ do kinh nghiệm, do linh hoạt, do nhìn xa trông rộng mà còn một yếu tố quan trọng là tâm đức, là phước báu.
Trên thương trường được gọi là chiến trường, không ai là kẻ khờ dại. Khi thất bại cứ nghĩ tại không gặp thời hay bị xui rủi. Người thành đạt chưa hẳn vốn nhiều, chưa hẳn giỏi hơn ai, chưa hẳn có thế lực. Cái quan trọng là gốc rễ, nền tảng của phước báu đã gieo trồng trong quá khứ.
Thông thường mọi người đều tự an ủi: “Mưu sự tại người, thành sự tại trời”. Với nhà Phật, ông Trời không can dự vào việc thành bại nên hư của con người mà do chính con người chủ động, là tác nhân mọi sự. Vì thế, Nguyễn Du từng bảo: “Xưa nay nhân định thắng Thiên cũng nhiều”.
Việc khủng hoảng kinh tế trong một giai đoạn là điều tất yếu, thuộc cộng nghiệp. Tuy nhiên vẫn có những biệt nghiệp để vượt qua cuộc khủng hoảng. Ví dụ, nhiều năm qua bất động sản bị đóng băng, nhiều doanh nhân tán gia bại sản, thế mà vẫn có người suôn sẻ qua việc môi giới bán buôn. Điều này không thể lý giải theo luận cứ thông thường nếu không tin vào luật nhân quả.
Chọn nghề mà làm giàu theo 5 điều Đức Phật dạy
Làm giàu không chỉ mục đích kiếm sống mà còn phải biết tích lũy phước báu qua việc làm, trong đó có bố thí, cúng dường và thực hiện điều mình phát tâm. Ảnh minh họa
Có 5 điều mà Phật dạy không nên kinh doanh, còn gọi là kinh doanh phi pháp trong Kinh Tăng Chi Bộ:
1. Không buôn bán vũ khí.
2. Không buôn bán người.
3. Không buôn bán thịt.
4. Không buôn bán rượu.
5. Không buôn bán thuốc độc.
Do quan niệm, “Phi thương bất phú,” ngày nay, một số người mất căn bản đạo đức đã bon chen làm giàu bằng mọi thủ đoạn thất đức mà hàng ngàn năm trước đức Phật đã khuyến cáo như trên. Không kể sự tổn hại sinh mạng của người và vật mà nhiều người phất lên rất mau để rồi lãnh những nghiệp báu khổ đau từ pháp luật đến tai nạn bệnh tật. Hủy hoại môi sinh, núi rừng, cũng là việc làm tổn đức.
Người Phật tử chân chính không nhắm mắt làm bừa để kiếm tiền mà phải kiếm tiền trên căn bản lòng từ và có trí tuệ.
Việc cúng dường quan trọng hơn bố thí. Bố thí 100 người thường không bằng cúng dường cho một vị giới đức tinh nghiêm. Cúng 100 vị giới đức tinh nghiêm không bằng cúng cho một bậc A La Hán… Ngoài việc cúng dường bố thí, chuyên tâm giữ giới và làm ăn lương thiện cũng là yếu tố không thể thiếu để đưa đến thành đạt và sự giàu có lâu bền.
Làm giàu như thế nào theo lời Phật dạy?
Làm giàu như Phật dạy còn có ý nghĩa tạo sự hoan hỷ cho mọi người từ gia đình đến xã hội, đó là cách làm giàu mang tính âm đức của người con Phật. Ảnh minh họa
Thế thì vấn đề làm giàu như thế nào, ta hãy nghe Phật dạy trong Kinh Tăng Chi Bộ như sau:
Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại khu vườn ông Anàthapindika. Rồi gia chủ Anàthapindika đi đến, sau khi đảnh lễ và ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với gia chủ Anàthapindika:
– Này gia chủ, có năm lý do để gầy dựng tài sản. Thế nào là năm?
Ở đây, này Gia chủ, vị Thánh đệ tử được tài sản nhờ nỗ lực tinh tấn, thâu góp với sức mạnh của bàn tay, kiếm được do đổ mồ hôi, thâu được một cách hợp pháp. Tự mình làm an lạc, hoan hỷ. Làm cho cha mẹ, vợ con, người phục vụ, người làm công được an lạc, hoan hỷ. Đây là lý do thứ nhất để gây dựng tài sản.
Lại nữa, này Gia chủ, vị Thánh đệ tử kiếm được tài sản nhờ nỗ lực tinh tấn…Vị này làm cho bạn bè, thân hữu an lạc, hoan hỷ. Đây là lý do thứ hai để gây dựng tài sản.
Bài liên quan
Này Gia chủ, vị Thánh đệ tử kiếm được tài sản nhờ nỗ lực tinh tấn…Các tai họa để trở thành trắng tay bị chặn đứng và vị ấy giữ tài sản được an toàn cho vị ấy. Đây là lý do thứ ba để gây dựng tài sản.
Lại nữa, này Gia chủ, vị Thánh đệ tử kiếm được tài sản nhờ nỗ lực tinh tấn… Vị ấy có thể hiến cúng cho bà con, cho khách, cho hương linh đã chết; hiến cúng cho vua và chư Thiên. Đây là lý do thứ tư để gây dựng tài sản.
Này Gia chủ, vị Thánh đệ tử kiếm được tài sản nhờ nỗ lực tinh tấn…Vị ấy tổ chức cúng dường các vị Sa Môn, Bà La Môn. Sự cúng dường tối thượng này đưa đến phước báu vô lượng ở cõi người, cõi trời. Đây là lý do thứ năm để gây dựng tài sản.
Làm giàu như Phật dạy còn có ý nghĩa tạo sự hoan hỷ cho mọi người từ gia đình đến xã hội, đó là cách làm giàu mang tính âm đức của người con Phật. Làm giàu không có tội mà chỉ có tội khi làm giàu bất chính, gây khổ đau cho mình cho người, cho mọi chúng sanh. Làm giàu chân chính vẫn là điều mà Đức Phật khuyến khích và tán thán chúng ta.
Thanh Tâm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét