KINH ĐỊA TẠNG LÀ PHƯƠNG PHÁP TU HỌC NHẬP MÔN - Chùa Vinh Phúc

Hoằng Dương Chánh Pháp - Trưởng Dưỡng Đạo Tâm - Phụng Sự Nhân Sinh - Hành Bồ Tát Đạo

test banner

Post Top Ad

test banner

Thứ Bảy, 22 tháng 6, 2019

KINH ĐỊA TẠNG LÀ PHƯƠNG PHÁP TU HỌC NHẬP MÔN

Quá trình tu học Phật pháp, tại nước chúng ta có đề cập rất rõ. Người tu học được chia thành bốn giai đoạn. 

Trong các giai đoạn đó, giai đoạn thứ nhất là học kinh Địa Tạng, địa là chỉ cho đất tâm, tạng là bảo tạng. Trong tâm địa của mỗi chúng ta có vô lượng trí tuệvô lượng tài nghệ, vô lượng công đứcTheo như kinh nói thì tất cả chúng sinh đều có đầy đủ đức tướng trí tuệ của Như Lai. Cho nên, trí tuệ của chúng ta bình đẳngvới chư Phật, không hai không khác. Song hiện tại, vì sao hiển hiện lại có cao có thấp, không bình đẳng. Như trên đã nói, nguyên nhân đều do từ mê mà có. Người nghiệp chướng nặng trí tuệ sẽ hiển xuất ít, nghiệp chướng nhẹ thì trí tuệ hiển xuất nhiều, nên trí tuệ không bình đẳng là do ở chỗ trí tuệ sâu hay cạn. Nếu nghiệp chướng nặng trí tuệ sẽ hiển xuất ít, nghiệp chướng tiêu trừ thì trí tuệ nhất định sẽ bình đẳng như nhau, vì thế mới nói tâm là bảo tạng. Nhưng làm thế nào để trí tuệkhai phát? Phải dùng hiếu kính, cho nên Kinh Địa Tạngcòn gọi là hiếu kinh. Nhất định phải bắt đầu từ Kinh Địa Tạng mà thực hành, lấy kinh Địa Tạng làm nền móng, sau đó mới tiến lên một bậc nữa là học hạnh Quán Thế Âm Bồ TátQuán Thế Âm Bồ Tát là đại biểu cho hạnh đại từđại bi, có đại từ bi sẽ có phát sinh tâm từ hiếu kính. Tôi hiếu thuận với cha mẹkính trọng những người thân, sau đó hiếu kính, tôn kínhquan tâm đến tất cả chúng sinh, nhưng chúng ta phải dùng lý tánh chứ không được dùng cảm tình. Ngài Văn Thù Bồ Tátđại biểu cho trí tuệ. Sau cùng chúng ta học hạnh của ngài Bồ tát Phổ HiềnBồ tát Phổ Hiền là đại biểu cho hạnh bình đẳngChúng ta dùng trí tuệtừ bi, hiếu kính đối với tất cả chúng sinh một cách bình đẳng không sai biệtvì vậy, chỉ có học hạnh của Bồ tát Phổ Hiền mới có thể viên mãn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

test banner