ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG GIÁO DỤC PHẬT GIÁO TRONG THỜI ĐẠI MỚI - Chùa Vinh Phúc

Hoằng Dương Chánh Pháp - Trưởng Dưỡng Đạo Tâm - Phụng Sự Nhân Sinh - Hành Bồ Tát Đạo

test banner

Post Top Ad

test banner

Thứ Năm, 6 tháng 6, 2019

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG GIÁO DỤC PHẬT GIÁO TRONG THỜI ĐẠI MỚI

Một hệ thống Giáo dục mới và toàn diện chỉ duy trì những truyền thốngtốt đẹp, những gì văn hóa cũ thích hợp với đường hướng giáo dục này. Chính vai trò của nền giáo dục toàn diện là xây dựng một nền văn hoamới toàn diện
Ngày nay, Giáo dục Phật giáo (GDPG) đang bước vào một thời đại mới, thời đại hòa nhập xã hội thông tin. Ở đó, cái chậm chạp, thụ động, khép kín phải nhường chỗ cho cái nhạy bén, sáng tạo, cởi mở. Con người không còn là những ốc đảo giữa biển sống đa dạng mà phải hòa nhập như một mạng lưới đan xen vào nhau và phủ trùm lên mọi ngõ ngách nhận thức. Phật giáo  tôn giáo có thiết chế mang đậm tính tương tác với xã hội mà trong đó nó tồn tại, tinh thần đó cũng đã được đức Phật bổn sư chú trọng đến trong khi Ngài chế định giới luật cho những đệ tử xuất gia. Thế thì vấn đề phản ứng thích nghi xã hội là cái cần thiết cho Phật giáo chúng ta ngày hôm nay nói chung và Giáo dục Phật giáo (GDPG) nói riêng theo chiều hướng thích nghi, để định hướng phát triển cho mỗi một thành viên trong cộng đồng.
Trong hội thảo chuyên đề hôm nay, tất cả các trường Phật giáo chúng ta cần tập trung làm thế nào để đảm bảo đạt được mục tiêu giới thiệu Giáo dục Phật giáo cho thế hệ tương lai của chúng ta như đã được đề cập đến ngay từ ýtưởng và định hướng ban đầu! Mục đích của cuộc hội thảo này, chúng ta cần chú ý đến chất lượng và tầm quan trọng của chủ đề và cần được đông đảo tham dự viên tập trung đóng góp ý kiến thật rộng rãi. Đây không chỉ là mục tiêu của cuộc Hội thảo mà còn là mục tiêu của việc thành lập tổ chức Hiệp hộiQuốc tế các Trường đại học Phật giáo của chúng ta. Do vậy, việc hoàn thiệnhệ thống giáo dục Phật giáo là một thách thức lớn. Tuy nhiênvấn đề cốt lõikhông phải nằm ở thời gian mà là chính sách phát triển và phương thức đổi mới giáo dục Phật giáoĐến nay, ngành giáo dục Phật giáo vẫn chưa có mô hình giáo dục phù hợp với sự phát triển của thời đại. Đó là một trăn trở lớn của Giáo hội, của Ban giáo dục và cả những người học Phật. Những trở lựcnào đã làm trì trệ nền giáo dục và hướng đi nào để đáp ứng sự đổi mới?
Vào buổi đầu Phật giáokinh điển lưu giữ dưới dạng khẩu truyền nên người học cần phải thân cận thầy và hội chúng để nghe giảng dạy cũng như tụng đọc lại những gì đã ghi khắc được trong tâm trí. Việc học như vậy sẽ không có khóa học và không có thời gian hạn định, được trưởng thành trong bao lâu điều đó tùy vào sự nỗ lực của mỗi người. Nghe giảng dạy, ghi nhớ, suy nghiệm và thực tập (văn - tư - tu) được xem như là một tiến trình giáo dục, không phải chỉ xảy ra trong chốc lát mà là một quá trình diễn tiến thứ bậc. Mục đích chính của giáo dục Phật giáo là để tạo nên một con người tự do, có đạo đức, có trí tuệ
Giáo dục Phật giáo tạo nên một con người sống có lý tưởngsuy nghĩ hợp lýthích ứng được với bối cảnh xã hội. Theo truyền thống giáo dục tự viện, thầy là người chịu trách nhiệm đối với việc phát triển thể chấtđạo đức và tâm linhcủa đệ tử. người đệ tử để trở thành nên một con người có đủ tài đức thì sự góp phần của người thầy không nhỏ. Nhưng trong mối quan hệ hỗ tương, người đệ tử cũng có thể góp phần đem lại sự thành công cho thầy mình trong việc xiển dương Phật pháp. Một con người dù tài năng đến đâu, nếu không có được sự giúp sức của người khác thì vẫn gặp nhiều hạn chế trong công việc của bản thân.
Như vậy, giáo dục Phật giáo trong buổi đầu đã hình thành nên mối liên hệ hỗ tương giữa thầy và trò. Bổn phận của người đệ tử đối với thầy và nhiệm vụcủa thầy đối với đệ tử Và mối quan hệ giữa thầy và trò được coi như quan hệ giữa cha và con, rất mật thiết và đầy tình thương yêu, thái độ của một người con và người đệ tử sẽ gợi lên ở vị thầy tế độ thái độ của một người cha. Như thế, trong khi sống cùng với nhau, họ có sự kính trọngtôn trọng, có sự tương kính nhã nhặn với nhau; họ sẽ đạt đến sự lớn mạnh, tăng trưởng, phát triển trong Pháp và Luật” Về bổn phận của người đệ tử đối với thầy cũng được trình bày chi tiết trong các luật học dành cho người xuất gia ở trong truyền thống Nam-Bắc truyền.
I. Định hướng Giáo Dục Phật Giáo trong thời kỳ hội nhập:
Giáo dục Phật giáo phải là một nền giáo dục được dựa trên triết học giáo dụcPhật giáo, tức là nền giáo dục đó phải hướng đến những mục đích mà Phật giáo đang trong thời kỳ mới. Giáo dục Phật giáo không chỉ có nghĩa là việc truyền trao kiến thức về văn họclịch sử và triết học của Phật giáo đến một bộ phận người nào đó, mà còn đào tạo nên những con người ngoài việc có kiến thức Phật họccần phải tu tập bản thân và cống hiến cho xã hội những giá trịsống của Phật giáo mà mình đã hấp thụ được… xã hội đang chuyển động nhanh trên xa lộ thông tin. Một nền giáo dục thực tiễnhiện đại và toàn diệnđối với con người phải là nền giáo dục được thiết lập trên nền tảng của chính kiến.
Vì vậy, nền giáo dục thực tiễnhiện đại và toàn diện không phải chỉ nhắm tới phát triển những kiến thức hay là những hiểu biết thuộc khoa học tự nhiên, mà còn phải biết nhắm tới làm chủ tâm ý trong mọi trạng huốngXã hội phát triển trong sự chuyển mình theo chiều hướng thích nghi, những cái không tự thích nghi dần dần sẽ bị thui chột. Như trước đây hệ thống giáo dục chính thống của Phât giáo được chia thành 3 cấp nối tiếp nhau với sự thống nhất về mặt hành chính cũng như trình độ: Sơ cấp (các lớp sơ cấp tại mỗi địa phương), trung cấp (gồm các trường cơ bản, Trung cấp Phật học), và Cao cấp (các trường Cao đẳng và Học viện Phật giáo). Theo quy định hiện nay, thời gian học sơ cấp là 2 năm, trung cấp 4 năm, cao đẳng 3 năm, học viện 4 năm. 
Một Tăng Ni sinh muốn hoàn tất chương trình cử nhân phải mất 10 năm liên tục, và hoàn tất cao đẳng phải mất 9 năm. Nếu Tăng Ni là ấu niên xuất gia, sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học vào học ngay chương trình Phật học thì chí ít 28 tuổi mới có cử nhân Phật họcTrường hợp Tăng Ni vừa học hai chương trình Phật học và thế học thì thời gian hoàn tất cử nhân có thể ngắn hơn nhưng chắc chắn không bảo đảm chất lượng, phần lớn xem nhẹ Phật học. Nếu những vị xuất gia muộn thì cứ như thế tính ra sẽ biết tuổi tốt nghiệp.
Điều đáng nói là các trường Phật học không chiêu sinh hàng năm mà cách 2 hay 4 năm một lầncụ thể là 2 năm đối với sơ cấp, 4 năm hay hiện tại có nơi 2, 3 năm đối với trung cấp, 4 năm hay hiện tại là 2 năm đối với đại học. Nếu Tăng Ni học xong sơ cấp mà trung cấp đã khai giảng rồi thì phải chờ 4 năm sau hay hiện tại là 2 năm; đại học cũng tương tự. Thế thì thời gian cho một Tăng Ni tốt nghiệp cử nhân Phật học theo quy định hiện nay chí ít cũng phải trên dưới 30 – một độ tuổi quá già đối với trình độ ấy so với sinh viên bên ngoài chỉ khoảng 22 – 23.
Theo quy định trên thì hệ thống trường lớp phải được áp dụng đồng bộ trên toàn quốc. Thế nhưng, thực tế thì chỉ có một số tỉnh thành có lớp sơ cấp được mở với lý do đào tạo như lớp gia giáo tại chùa nhằm bồi dưỡng kiến thức cho Tăng Ni trong khi chờ đợi vào trung cấp. Khi tốt nghiệp trung cấp, Tăng Nimuốn tiếp tục học cao hơn hoặc là thi tuyển vào Học viện hoặc vào thẳng Lớp cao đẳng. Nói là Lớp cao đẳng mà không phải là Trường cao đẳng vì nó thực chất là trung cấp nối dài, trực thuộc Trường trung cấp. Đến cấp cao nhất trong Phật giáo là đại học thì nó cũng bị giới hạn ở mức cử nhânHiện tại đại họcPhật giáo mới bắt đầu đào tạo sau đại học nhưng mang tính chất nội bộ. 
Dẫu sao cũng đáng khích lệ, Đó là giai đoạn tạm thời mang tính đối phó hoàn cảnhcủng cố nội bộ theo chiều hướng tự cách ly, thực ra là bị cách ly - cách ly thế giới xuất gia ra khỏi hoạt động xã hội, người xuất gia bị xem là một bộ phận thặng dư khi phạm vi hoạt động còn lại chỉ gói gọn trong lãnh vực đáp ứng nhu cầu nghi lễ không chính thức của xã hội. Giai đoạn thu hẹp ấy thực sự đã hạn chế sự đóng góp của Phật giáo đối với nhân quần rất nhiều, khiến cho bản thân giới xuất giađặc biệt giới xuất gia trẻ, bị hụt hẫng và ngỡ ngàng trước ngưỡng cửa xã hội. Họ buộc phải chấp nhận lối sống an phận, phớt lờ trước những cảm nhận nhức nhối đang làm nên thế hệ trẻ.
Trước đây, các trường Trung cấp (hoặc Cơ bản) có một vài trò hành chính không thể thiếu trong hệ thống GDPG. Giá trị hành chính ấy khiến cho trường Trung cấp trở thành đắc địa dù rằng công tác dạy và học nhiều nơi vẫn còn thụ đọng, đã trở thành nơi thỏa mãn nhu cầu hành chính cho Tăng Ni muốn đi học cao hơn, nhưng đồng thời cũng giam chân nhiều vị khiến cho con đườnghọc lên cao của họ bị chậm đi 4 năm. Đây là một nhược điểm lớn khi nhìn lại những Tăng Ni sau khi tốt nghiệp Học viện muốn học tiếp Cao học hoặc học thêm trường khác, bởi vì họ đã già mất 4 tuổi. Sự chậm trễ ấy khiến cho việc học của họ gặp nhiều hạn chếcụ thể là về mặt trí nhớ và trách nhiệm công việc tại trú xứ họ sinh sống. Phật giáo cần phải hòa nhập với xã hộiGiáo dụcPhật giáo (GDPG) cần phải có sự hòa nhập vào cộng đồng tri thức, với tiến độ chung của nhân loạiPhật giáo luôn tự hào là đạo trí tuệ tất nhiên không thể đứng thờ ơ ngoài dòng phát triển ấy.
Tăng Ni trẻ của đạo Phật Việt Nam tuy có thể được tin tưởng là còn cố bám chặt lấy gốc rễ truyền thống để vươn lên, nhưng do sự thiếu trách nhiệm hoặc thiếu nhận thức về hướng đi của thời đại của những người đang đứng trên cương vị giáo dục vô tình chẳng khác nào bác sỹ không còn biết liệu pháp nào hay hơn là cho uống thuốc ngủ để người bịnh quên đi những nhức nhối của thời đại mà tuổi trẻ cần phải biết đẻ chọn hướng đi tương lai cho đời mình.
Một trong những hình thức quan trọng và đóng vai trò chủ đạo đó chính là công tác đào tạo Tăng tài, đào tạo lớp tri thức trẻ kế thừa cho công tác hoằng dương chánh pháp của giáo hội. Không như các loại hình đào tạo khác của xã hộimục tiêu chính yếu mà giáo dục Phật giáo nhắm đến đó là đem những tri thức mà người học đã tiếp nhậnứng dụng vào trong đời sống thực tiễn, vào trong công cuộc chuyển hóa tâm thức của mỗi cá nhân. Sự an lạc, sự giái thoát của mỗi cá nhân và rộng hơn là của xã hội bao giờ cũng là chủ đích cuối cùng mà giáo dục Phật giáo nhắm đến. Có thể nói, đây là một điểm khởi sắc đáng mừng cho công tác giáo dục của Phật giáo tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Những nỗi trăn trở băn khoăn nhất đó chính là mối quan hệ giữa nội dung giáo dục của các tổ chức Phật học hiện nay và những yêu cầu, đòi hỏi hết sức khắt khe của xã hội, của các cấp học cao hơn, của việc lựa chọn cho mình một lộ trình tu tập. Từ thực tế đào tạo hiện nay, các chương trình giáo dục của Phật giáocụ thể hơn là các chương trình giáo dục trong các trường Trung cấp Phật học chủ yếu xây dựng cho Tăng Ni một lượng tri thức khá dồi dàothể hiện trên cả hai mặt Phật học và thế học; ngoài ra còn vạch hướng cho Tăng Ni sinh thấy rõ sự cần thiết trong việc lựa chọn cho mình một pháp môn tu tập, cũng như những hành trang cần thiết khác để phục vụ cho tương lai của giáo hội
Tăng Ni sau khi tốt nghiệp Trung cấp Phật học, có một bộ phận tiếp tục theo học ở các chương trình giáo dục cao hơn như Cao cấp Phật họcĐại học hay Cao đẳng… có một bộ phận vào viện Chuyên tu, có một bộ phận tham giahoạt động giáo hội và ngoài ra còn có một lượng Tăng Ni sinh vẫn chưa tìm racho mình một phương thức hành động thích hợpVì vậyyêu cầu mang tính bức xúc hiện nay là cần có những giải pháp thực sự phù hợp để góp phần đáp ứng cũng như giải quyết được nhu cầu thực tế đó. Giải pháp đầu tiên theo chúng tôi chính là việc phải vạch rõ cho Tăng Ni sinh thấy con đươpng phát triển trong tương lai của mình, phải làm cho Tăng Ni sinh luôn ý thức được những yêu cầu hết sức cụ thểdành cho mỗi hướng phát triển để cho Tăng Nisinh tự chuẩn bị và xây dựng cho mình những tiền đề. 
Điều cần thiết nhất là công tác mang tính hướng dẫn, định hứng này phải được thực hiện ngay từ đầu. Đồng thời, nếu điều kiện cho phép, nhà trường có thể liên kết chặt chẽ với các đơn vị hữu quan như các trường Cao cấp, Đại học, Cao đẳng. Viện Chuyên tu, các cơ sở hoạt động giáo hội, các công việc trong giáo hội,.. để tạo điều kiện thuận lợi cho Tăng Ni sinh sau khi họ ra trường. Những Tăng Ni trẻ, là trụ cột của Chánh Pháp, là người đại diện Phật làm việc Phật (tác Như Lai sứ hành Như Lai sự) thì không thể đứng nhìn đạo Phật đi vào quên lãng được. Hãy là một chiến sĩ dõng mãnh dấn thân vì Đạo Pháp và Dân Tộc. Hãy tôn trọng lý tưởng mà ta đã chọn lúc ban đầu. Đừng trì trệ mà cơ hội qua đi để lại nỗi niềm ân hận về sau.
Giờ đây Tăng Ni trẻ thử nhìn lại cơ cấu tổ chức hành chính của Giáo Hội, khoảng mười năm hai mươi năm nữa những vị lãnh đạo gọi là tinh tuý của Phật giáo Việt Nam nằm xuống thì ngôi nhà Phật Pháp sẽ ra sao, trong khi “tre đã già mà măng vẫn chưa mọc”? Nói măng chưa mọc thì hơi quá! Tất nhiên “măng mọc” rất nhiều nhưng phần lớn còn rất non yếu về kiến thứcđạo hạnhlẫn sự nhiệt huyết dấn thân làm Đạo. Còn số vị mang bầu nhiệt huyết thì quá ít ỏi tựa như lá mùa thu lác đác, rời rạc trên cành thì làm sao gánh vác nổi cái trọng trách “Trụ pháp vương gia trì Như Lai tạng” ? Sở dĩ Phật giáo Việt Nambị một lỗ hổng lớn về nhân sự là bởi quá trình đào tạo Tăng Ni bị gián đoạnmột thời gian khá dài trong chiến tranh và sau chiến tranh. 
Vì thế Tăng Ni trẻ không nên tiếp tục để tình trạng này kéo dài mà ngay từ bây giờ hãy nỗ lực tu học, hăng say với lý tưởng, mạnh dạn dấn thân vào cuộc đời. Lấy sự nghiệp phục vụ chúng sanh làm niềm vui sức sống cho mình. Lấy sứ mạng độ sinh để duy trì mạng mạch Phật Pháp. Lấy lý tưởng thành Phậtđể nêu cao ngọn đuốc trí tuệ và từ bi. Có như vậy thì Phật giáo Việt Nam mới thật sự mạnh mẽ, trẻ trung, vững bước hành đạo trước những thách đố hiện nay.
Trong thời đại của thế giới vật chất nhưng đồng thời cũng tràn ngập nỗi đau, nỗi bất hạnh và tội lỗiTăng Ni trẻ hãy mạnh dạn cải cách cái ý thức hệ lỗi thờiđã có từ ngàn xưa, là đặt nặng vấn đề “tĩnh tại”, “hướng nội” cho chính bản thân mình, cho rằng tu sĩ chỉ nên lo việc tu trì còn thế sự thì không nên can dựĐạo Phật sẽ khô cứng, sẽ khó tiếp nhận, không thực tếlý thuyết suông, có khi trở thành cổ vật trong phòng trưng bày, quý giá trang trọng nhưng vô dụngTăng Ni trẻ phải khơi dậy sự nhiệt tâm dấn thân đến những vùng xa xôi, ở đó con người khao khát được nhìn thấy hình ảnh Phật, Pháp, Tăng. Ở đó họ rất cần sự giúp đỡ, yêu thương, cần chia sẻ những khó khăn trong đời sống vật chất lẫn tinh thần
Bởi thế Tăng Ni trẻ phải có tầm nhìn thấu đáo sâu rộng vào tương lai đạo pháp, vào giá trị thiết thực của văn hoá lễ hội tôn giáo, để vạch ra phương hướng kế hoạch rõ ràng cho những phong trào tôn vinh những ngày lễ kỷ niệm của Phật Giáo, để nó mau chóng thấm sâu vào lòng người, quyện chặc vào ý thức dân tộc Việt Nam như máu thịt. Hãy biến lễ hội tôn giáo thành lễ hộidân tộc và xa hơn nữa là lễ hội của nhân loạitrở thành di sản của văn hoá loài ngườiChúng ta không thể cam lòng để một tôn giáo gắn bó sắc son với dân tộc Việt Nam như vậy lại ngày một xa lạ, nhạt nhoà trong tâm hồn người Việt Nam…Thế giới đổi thay, con người thay đổi thì đạo Phật cũng phải tuỳ duyên mà vận hành theo, nếu không đạo Phật sẽ bị khô cứng, lỗi thời, mất niềm tin (vô dụnglý thuyết suông), bị lãng quên và chê trách.
Tóm lạiTăng Ni trẻ ngày nay hãy dương cao ngọn cờ đạo pháp và dân tộc hơn nữa. Lấy tinh thần dấn thân phục vụ xã hội làm sức mạnh, niềm vui và lý tưởng sống. Lẽ đương nhiên chúng ta nhập thế nhưng không bị hoà tan trong trần thế.
IIVai trò Giáo dục trong thời kỳ hiện đại :
Giáo dục Phật giáo (GDPG) cấp cơ sở phải chú trọng đến vấn đề chất lượng, phải cốt yếu làm sao cho ra những vị xuất gia trẻ có đầy đủ phẩm chất của người xuất giabao gồm giới hạnh và kiến thức nội-ngoại điển ở cấp phổ thông. Nếu người dạy chú trọng đến những điểm đó thì nhà trường không cần phải lấy sự khống chế về mặt hành chính để giữ chân học trò, người học sẽ tự nhận thấy cần thiết cho bản thân về lâu về dài mà theo học đầy đủ, bởi vì họ là những người xuất gia, họ cần môi trường tu học ở trong Phật học viện có điều kiền gần gủi giáo thọ nhiều hơn để kịp thời bổ túc kiến thức và tháo gỡ những thắc mắc. Đồng thời, môi trường Phật học viện khiến cho học tăng làm quen với đời sống lục hòa của người xuất gia, khuyến khích họ hướng đến một đờisống cộng trú theo tinh thần của giới luậtchuyên tâm vào việc hoằng pháp lợi sanh
Với lối đào tạo đó, học tăng sẽ trở thành những người có ý thức trách nhiệmđối với cộng đồng hơn, không trở thành những con người tự do theo lối lạc lõng để cho học tăng đi tìm ý nghĩa cuộc sống để đạt được phẩm hạnh đạo đức và mục đích đúng đắn của con người. Trong lãnh vực này, đạo đức Phật giáo đã cống hiến rất nhiều cho xã hội và con người hiện đại. Thế mạnh của (GDPG) là phát triển tri thức và đạo đức. Sau những biến chuyển của thời đạithì (GDPG) cấp cơ sở đã được trả lại đúng vị trí cần có của nó. Nhiệm vụ còn lại là thực thi cuộc cải đổi để thích nghi với tiến độ của xã hội. Nhưng trong hệ thống GDPG hiện hành, chúng có 3 vai trò chính:
1- Đáp ứng nhu cầu hành chính về bằng cấp;
2- Truyền trao kiến thức Phật học căn bản;
3- Rèn luyện nếp sống đạo đức của người xuất gia.
Ngày hôm nay, vai trò hành chính tuy không còn, nhưng vẫn còn lại 2 vai tròlớn, mà lẽ ra 2 vai trò này mới chính là trọng tâm của giáo dục cấp cơ sở. Có điều, muốn đẩy mạnh 2 vài trò vừa nói trên, dường như hệ thống trường Trung cấp hiện hành khó có thể đáp ứng được, cần phải có sự đổi thay, điều đó phụ thuộc vào ban điều hành của mỗi trường. Nhưng thực tế chúng ta có thể xếp mục đích giáo dục Phật giáo theo bốn phần như sau:
(1) Giáo dục Phật giáo trước hết là dạy cho người khác biết và hiểu kinh điểnPhật. Phật giáo là một tôn giáo có nhiều kinh sách, từ các kinh được đức Phậthay những vị đại đệ tử của Ngài giảng dạy, cho đến những lời dạy của các vị A-la-hán và Bồ-tát, những luận giải của các triết gia Phật giáoVì vậy mục đíchđầu tiên của giáo dục Phật giáo là học những kinh sách này, và sử dụngchúng như là một thấu kính để hiểu ý nghĩa của lời Phật dạy.
(2) Học kinh như là một phần của tiến trình tu tập. Như vậy mục đích thứ hai của giáo dục Phật giáo là để chuyển đổi bản thân, tức là việc học giáo pháp để làm cho chúng ta trở thành những con người tốt hơn, những con người có phạm hạnh và đạo đức hơn, trở thành những con người tử tế, chân thậttừ bivà biết kính trọng người khác.
(3) Giáo dục là để phát triển trí tuệ, hiểu thấu bản chất thật sự của các pháp, hiểu được những điều luôn chân thật và có giá trị. Cho dù một vị Phật có dạy hay không thì Pháp ấy, những điều ấy vẫn luôn như vậy. Một vị Phật là người phát hiện ra Pháp, những nguyên lý chân thật của thực tại, và tuyên bố chúng với thế gian. Học Phật là đi theo con đường đức Phật đã dạy để nhận chân sự thật, để qua đó loại bỏ những quan điểm sai lầm, đào luyện tâm và có thể nhận ra được sự thật.
(4) Giáo dục Phật giáo đào tạo nên những con người có thể đem giáo phápcủa đức Phật truyền trao lại cho những người khác. Nghiên cứu Phật pháp là để làm lợi ích cho cuộc đời này, để cho có nhiều người được hưởng lợi ích từ việc thực hành theo giáo pháp ấy. Giáo dục Phật giáo như vậy là đào tạo nên những con người biết phụng sự người khác.
Đạo Phật xem như một con đường hoàn thiện đạo đứcToàn bộ con đườngnày bao gồm từng bước thanh lọc đạo đức, đây là lý do tại sao nó được miêu tả rõ ràng trong Thanh Tịnh Đạo LuậnMục đích của đạo Phật là thay đổi tư cách đạo đứcbiến đổi những xúc cảm và thể chất của con người, kết quả của sự biến đổi này là con người có thể khắc phục được những nỗi khổ đau đang hiện hữu và hóa giải những nỗi khổ đau mang lại cho người khác. Mục đíchcủa đạo Phật là vạch rõ hoàn toàn dưới dạng tâm lý. Điều thích đángchính xác của đạo Phật ảnh hưởng đến xã hội hiện đại chính là sự cống hiến một nền triết lý Trung đạo mà chúng ta đã nhận thức trong phạm vi nguyên tắc cơ bản của tính hợp lý khoa học, là từ bỏ hai cực đoan tham đắm những vật chấtcủa thế giới và khổ hạnh ép xác theo truyền thống tôn giáo
Nhưng hiện nay chúng ta có thể nói quản lý giáo dục Phật giáo là thiếu chuyên nghiệp, thiếu tầm nhìn hợp tác. Ở xã hội, ngành giáo dục quản lý từ bộ, xuống sở, rồi phòng sau đó là các cơ sở trường lớp. Từ đó, các chức vụ được bổ nhiệm như bộ trưởng, giám đốc sở, trưởng phòng, hiệu trưởng…để quản lýhoạt động giáo dục. Ở cấp tỉnh, do có nhiều trường học từ thấp đến cao nên mới có sở quản lý và sở chịu sự quản lý cấp cao hơn. Nếu như trong một tỉnh chỉ có một trường hay không có trường nào liệu các chức vụ ấy được đưa ra không. Chắc chắn là không. Thế mà trong Phật giáo lại có. Có nhiều tỉnh không có trường lớp Phật giáo nhưng vẫn có trưởng ban giáo dục Tăng Ni. Những nơi có trường Phật học thì đúng ra hiệu trưởng phải kiêm trưởng ban giáo dục Tăng Ni nhưng một số tỉnh thì không như vậy. Không biết các vị trưởng ban giáo dục Tăng Ni nơi không có trường Phật học và nơi có trường nhưng đã có hiệu trưởng, tiến hành giáo dục Tăng Ni bằng cách nào. Có cần cơ cấu đầy đủ các ban ngành cho tất cả các tỉnh thành không và cơ cấu để làm gì?
Hệ thống chưong trình đào tạo của các trường lớp hiện nay không đồng bộ nên chương trình giảng dạy ắt hẳn là không thể thống nhất về nội dung. Mỗi trường đưa ra chương trình đào tạo riêng và sự phân chia nội dung tất nhiên theo quan điểm của bổn trường. Khi hết trung cấp, Tăng Ni muốn đậu trong kỳ thi tuyển vào đại học Phật giáo thì phải nắm bắt thông tin, và tìm hiểu nội dung ôn thi thì mới có hy vọng cao. Lý do là nội dung đề thi tuyển sinh có khi chẳng ăn nhập gì với nội dung đã từng học dưới các Trường trung cấp nhất là môn việt văn và ngoại ngữ.
Vì vậy Ban giáo dục Tăng, Ni TW cần đổi mới và củng cố hệ thống giáo dụcPhật giáo thật mạnh trước hết là hệ thống trường lớp phải đồng bộ và thống nhất từ trên xuống dưới trong cả nước. Khi đã phân chia rõ ràng từng cấp bậc cụ thể thì sẽ dễ dàng định hướng nội dung chương trình cho từng cấp. Trong khi định hướng nội dung đào tạo, các nhà soạn thảo sẽ đưa ra mô hình đào tạo sao cho thích hợp theo nhu cầu của Phật giáo và xã hộiChúng tôi mạnh dạng đề nghị có 2 mô hình phổ biến như sau:
Một là đào tạo theo mô hình truyền thống khép kín mang tính chuyên môn Phật giáo dành cho những ai chuyên nghiên cứu kinh điển Phật giáoThời gian 10 năm là đủ, sau đó Tăng Ni vừa nghiên cứu vừa trau dồi thêm tùy điều kiện riêng.
Hai là đào tạo theo mô hình tương đương với đại học thế tục. Những ai đáp ứng đủ những điều kiện về tuyển sinh thì đều được tham gia thi tuyển. Thời gian đào tạo như các đại học thế tục. Mô hình này đang còn trong giai đoạn tranh luận, chưa thống nhất.
Trong khi Tăng Ni tốt nghiệp phổ thông trung học có quyền thi tuyển vào các trường đại học thế tục thì đại học Phật giáo lại không chấp nhận. Làm như thế, vô hình trung, giáo dục Phật giáo đẩy con em mình ra ngoài để họ hòa mình vào thế tụcLý luận rằng họ chưa đủ trình độ Phật học thì cứ đánh giá trình độhọ một cách công bằng và khoa học. Còn cho rằng họ chưa trải qua thời gianhọc tập cấp dưới nên bản chất người tu chưa thuần, dễ ngã mạn thì không thuyết phục bởi đâu phải ai cũng như vậy và cũng chưa có nghiên cứu nào chứng minh như thế. Vả lại, để Tăng Ni học ở các đại học thế tục thì họ không ngã mạn và thuần thục sao!? Khi đã xác định mô hình đào tạo rồi thì bước tiếp theo là quy định về điều kiện thành lập trường lớp, quy chế đào tạo
Nếu ta không đủ quyền quy hoạch trường lớp thành các cụm thì ta đưa ra các quy định về tiêu chí trường lớp, chỉ tiêu chiêu sinh. Tỉnh thành nào đáp ứngđiều kiện thì mở trường lớp, không thì tự giải thể hay sáp nhập vào các tỉnh thành lân cận để tạo thành cụm. Vấn đề chiêu sinh hay tuyển sinh, nên mạnh dạn thực hiện hàng năm. Có thể ta giảm chỉ tiêu tuyển sinh thấp xuống nhưng tuyển sinh hàng năm thì vẫn đảm bảo số lượng sinh viên. Làm như vậy vừa giúp Tăng Ni bớt chán ngán chờ đợi, giữ được đà hứng thú học tập; vừa tạo cơ hội cho sinh viên nợ môn học có thể trả nợ sớm bằng cách theo học với khóa mới. Các trường trung cấp cũng phải tương tự như vậy. Điều này sẽ rất khó khăn cho các trường trung cấp vì đụng chạm tới lợi ích riêng của họ nên khó thực hiện nhưng đó là con đường phải đi nếu muốn đổi mới. 
Nhưng hiện nay một trong những điều kiện chỉ tiêu chiêu sinh vào các trường lớp quan tâm là số lượng Tăng Ni đăng ký học. Chưa có một quy định nào về chỉ tiêu tuyển sinh của các trường Phật học. Những thành phố lớn thì sĩ số vài trăm Tăng Ni trong khi các tỉnh xa thì chỉ chưa đầy 30 vị. Một lớp học với sĩ số gần 200 cùng học chung tại giảng đường và một lớp học chỉ hơn 20 vị thì được cho là đủ tiêu chuẩn trường lớp không? Một số tỉnh cũng thích mở trường nhưng Tăng Ni không đủ nên phải vận động mọi lứa tuổi cho đông. Đây thực sự là gánh nặng cho các vị giáo thọ và chất lượng giáo dụcVì vậycần có tiêu chí đánh giá Tăng, Ni học tập như thế nào được áp dụng chung cho các trường. Hiện nay hầu hết đều do trường và cụ thể là do chính vị giáo thọ đánh giá. Không ai dám chắc là sự đánh giá của các vị là chính xác là đáng tin cậy trừ những bậc giáo thọ có kinh nghiệm về sư phạm. 
Trình độ trung cấp mà kiểm tra đánh giá chỉ bằng bài luận cuối khóa thì e rằng chưa ổn bởi họ cần kiểm tra thường xuyên và với hình thức trắc nghiệm kiến thức nữa. Trình độ cử nhân mà làm tiểu luận trên 4000 từ hay trên 10 trang A4 là quá giỏi. Một học kỳ làm khoảng 5 tiểu luận là bằng luận văn cử nhân rồi. Sau 4 năm học, họ sẽ rất giỏi nếu như đó là sản phẩm thật sự của họ. Chúng ta thật khâm phục các vị giáo thọ đã chịu khó hướng dẫn và đọc hết bài của sinh viên? Và điều quan trọng nhất là việc quản lý và lưu trữ hồ sơ của các trường Phật học cũng là điều đáng quan tâm
Ngoại trừ các trường đại học quản lý hồ sơ sinh viên tương đối tốt nhưng chưa có mã số sinh viên hay chỉ cấp cho các khóa học mới đây, hồ sơ Tăng Ni sinh ở các Lớp cao đẳng, và Trường trung cấp không ai biết được ngoại trừ chính trường ấy. Kết quả là Tăng Ni muốn chuyển trường khó mà chuyển được và bằng thật học giả là điều có thể đoán được. Hơn nữa, trong khi Giáo hội quy định Tăng Ni trụ trì phải đủ các điều kiện trong đó có yêu cầu văn bằng Phật học thì việc tiêu cực xảy ra là rất dễ hiểu. Muốn truy nguồn gốc bằng thật giả thì khó mà tìm được bởi cơ quan quản lý đâu có nắm hồ sơ lưu trữ.
Như chúng ta điều biết rõ vấn đề quan hệ hợp tác nội bộ Phật giáo thì các trường không có sự liên kết nhau nên không thể trao đổi sinh viên lẫu nhau hay sinh viên muốn chuyển trường cũng không được. Về đối ngoại thì các trường đại học bên ngoài không công nhận văn bằng của ta trong khi một số nước quanh ta thì họ chấp nhận. Đó là một nghịch lý và là một sự bất công mà Phật giáo cần phải tranh đấu đòi hỏi quyền lợi cho sinh viên của mình.
Thật vậy, để hiểu được những nguyên lý ấy, lời dạy Đức Phật được ứng dụngtrong thời đại ngày nay Phật giáo sẽ cho chúng ta những chức năng giáo dụclà con người làm sao phải tự nhận biết chính mình và phát huy cái tốt vốn có. Giáo dục phải nhắm đến con người và phải được vươn lên, tiến bộ hơn, phát triển theo chiều hướng tốt hơn và từ đó cộng đồng xã hội được cải tiếnGiáo dục còn có những loại hình hoạt động khác nữa là con người phải được thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thầnhay nói khác hơn là nhằm mưu cầu hạnh phúc cho mình và cho nhân loạiTuy nhiên, đối với quan niệm của giáo dụcPhật giáo về hạnh phúc vẫn chưa cụ thể và cần có những tiêu chuẩn mang tính chất giá trị học đi kèm, người ta vẫn công nhận rằng mọi hoạt động có hướng xây dựng con người là nhằm mưu cầu hạnh phúc, do đó mục tiêu của giáo dục vẫn là mưu cầu hạnh phúc
Hạnh phúc theo Phật giáo chính là giải thoát tối hậuĐức Phật dạy: “Nước biển chỉ có một vị mặn, giáo lý của ta chỉ có một vị giải thoát” . Cũng như trong bài pháp Bốn chân lý Đức Phật có dạy ―Mỗi con người chúng ta từ lúc sinh ra và lớn lên rồi đến lúc già ch ết vẫn không thoát khỏi sự khổ của cuộc đời‖, và cứ như thế lẩn quẩn mãi trong vòng sanh tử luân hồi. Do đó, với giáo lý của Đức Phật chúng ta phải biết đây là những lời dạy thực tế của một người Thầy vĩ đại, đã đóng góp nhiều giá trị trong cuộc sống con ngườigiá trị cao cả và cần thiết nhất ấy là sống có hạnh phúc. Do vậy, sự nỗ lực học tập, áp dụnglời dạy ấy vào thực tế cuộc sống để thoát khỏi sự khổ đau vươn tới hạnh phúcđó chính là đoạn diệt khổ đau và giải thoát cho chính mình đó là điều cần thiếttrong xã hội hôm nay.
Giáo dục Phật giáo là nhằm vào mặt tâm linh thường khó thực hiện bằng những nội dung giáo dụctruyền đạt những kiến thức sâu xa, cho nên với những cách truyền đạt nội dung có ý nghĩa thực tiễn trong cuộc sống, những giáo lý có tính chất đặc thù, gần gũi và dễ áp dụng cho tất cả mọi người dễ học hỏi để người học Phật tự phát huy khả năng chứng ngộ của mình, vì quan niệm tri thức vốn có sẵn trong mỗi người, giáo dục không phải áp đặt tri thứctừ bên ngoài mà chỉ nhằm khơi dậy các tri thức vốn có mà thôi.
Tóm lại, trong một xã hội phát triển theo sau đó là quy luật chuyển biến của tự nhiên và của xã hội thì nền giáo dục là những mục tiêu tiên phong đi đầu và phải chuyển biến để thích nghi với cuộc sống. Vậy, có thể hiểu những mục tiêutrước mắt của giáo dục là những phương tiện giúp con người có thể giải thoátđạt đến hạnh phúc nhất, đó là ý nghĩa của sự thăng tiến, tinh tấn trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục. Những gì chưa đạt được hay những gì chưa định hướng giải thoát rõ ràng thì đều phải cố gắng vượt qua để tiến bước. Song ngoài mục tiêu giáo dục là giải thoát, các mục tiêu của giáo dục khác còn phải cân nhắc vào việc lựa chọn nội dung và phương pháp giáo dục đối với các đối tượng có trình độ và căn cơ khác nhau. Điều quan trọng là làm sao mỗi người chúng ta phải thấu hiểu được nguyên lý và nhân quả của mục tiêu giáo dụcứng dụng vào thực tiễn cuộc sống để cuối cùng tất cả chúng ta là những người tự tỏ ngộ, tự giải quyết vấn đề của mình và tự mang lại hạnh phúc và giải thoát cho chính mình.
Giáo dục Phật giáo có thể ổn định hướng phát triển cho một nền giáo dụcnhân bản và toàn diện. Với tinh thần khoa học và kỹ thuật giáo dục tiên tiến, và với tinh thần chỉ đạo giáo dục của Phật giáo, học đường tiên tiến ngày nay đào tạo con người đáp ứng hai mục tiêucon người chính nó và con người xã hội. Nhưng chiều hướng phát triển có thể nhấn mạnh con người chính nó để có thể tận gốc giải quyết các khủng hoảng tâm lý và xã hộiVì vậy đường hướng giáo dục của Phật giáo tốt là luôn luôn nhắm đến hai mục tiêuđào tạocon người xã hội và con người chính nó. Con người xã hội đáp ứng các nhu cầu xã hội như: kinh tế, văn hóagiáo dục, quốc phòng, chính trị. 
Con người chính nó là con người toàn diện của vật lýtâm lýsinh lýý chí, tình cảm và trí tuệ đang trôi chảy. Một hệ thống giáo dục thiếu một trong hai mục tiêu ấy là một nền giáo dục không hoàn chỉnh. Theo tinh thần hướng dẫn của Tâm lý giáo dục hiện đại, ngành giáo dục chỉ đạo, là tinh thần căn bản của giáo dục mới, nhân bản. Theo đó, một nhà giáo tốt phải là một hướng dẫn viên tâm lý. Như thế, chính Thế Tôn đã mở đường cho một nền giáo dục tiên tiếntừ hơn hai mươi năm thế kỷ trước, qua tinh thần giáo dục hướng dẫn con người, rất nhân bản trong thái độ hiểu biếtPhật giáo đặc biệt nổi bật ở trí tuệ, nhìn thấy con người và sự vật như thật, nên hy vọng sẽ đề bạt được một mẫu người lý tưởng.
Một hệ thống Giáo dục mới và toàn diện chỉ duy trì những truyền thống tốt đẹp, những gì văn hóa cũ thích hợp với đường hướng giáo dục này. Chính vai trò của nền giáo dục toàn diện là xây dựng một nền văn hoa mới toàn diện. Qua những nhận xét tổng thể được trình bày trên đây, chúng ta có thể thấy được tình hình Phật giáo hiện nay đã thấm nhuần trong từng hơi thở con người trong cuộc sống, như máu xương, da thịt liền nhau trong tình đời ý đạo. Nguyên lý cơ bản giáo dục Phật giáo không chỉ dừng lại nơi giá trị đạo đứcPhật giáo mà còn gắn liền với vận mệnh dân tộc và lan tỏa khắp thế giới. Vì thế giáo dục là một công tác trọng đại, một vấn đề cần được đặt ra, cần được nghiên cứu tỉ mỉ và cải tiến kịp thời.

Th.S THÍCH THIỆN HẠNH
Hiệu phó Trường TCPH-Bắc Ninh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

test banner