Bốn thánh địa quan trọng nhất khi tìm về đất Phật - Chùa Vinh Phúc

Hoằng Dương Chánh Pháp - Trưởng Dưỡng Đạo Tâm - Phụng Sự Nhân Sinh - Hành Bồ Tát Đạo

test banner

Post Top Ad

test banner

Thứ Tư, 5 tháng 6, 2019

Bốn thánh địa quan trọng nhất khi tìm về đất Phật

Nơi Phật Đản sinh, thành đạo, chuyển pháp luân và niết bàn là bốn địa điểm nhiều người hành hương mong muốn được ghé thăm một lần trong đời.


Khi Đức Phật sắp đi vào cõi niết bàn, học trò được Người yêu quý, hòa thượng Ananda đã bày tỏ một mối lo lắng. Đó là việc chúng sinh sẽ làm các nào để thể hiện được sự tôn kính của mình đối với Người.
Đức Phật đã trả lời Ananda rằng, có 4 nơi nên đến thăm và chiêm bái, đó chính là nơi Người được sinh ra, thành đạo, chuyển pháp luân lần đầu tiên và nhập cõi niết bàn. 
Ngày nay, 4 nơi đó chính là Lumbini, Bodh Gaya, Sarnath và Kushinagar. Những thánh địa này đón hàng triệu tín độ ghé thăm trong nhiều thập kỷ. Nơi đây cũng là những địa điểm hút khách du lịch bậc nhất tại Ấn Độ và Nepal.

Lumbini, Nepal

Đền Maya Devi gồm bốn bức tường màu trắng bao xung quanh khu vực khảo cổ. Bên trong đền là những bức gạch xưa cũ. Ảnh: Wiki.

Đền Maya Devi gồm bốn bức tường màu trắng bao xung quanh khu vực khảo cổ. Bên trong đền là những bức gạch xưa cũ. Ảnh: Wiki.


Thái tử Siddhartha Gautama (Phật Thích Ca sau này), sinh ra ở Lumbini (Lâm Tỳ Ni), miền nam Nepal. Ngày nay, trong khu bảo tồn của Đền Maya Devi - đặt theo tên của mẹ thái tử - có một phiến đá, được xác định là vị trí Đức Phật đản sinh. Phía trên phiến đá là một tác phẩm điêu khắc đã bị hư hỏng do thời gian, với hình ảnh hoàng hậu Devi đang giữ cành cây sala sau khi sinh. Thái tử sau khi ra đời đã có thể đứng vững trên bệ sen.
Cách đó không xa là cột đá Ashoka, chỉ rõ nơi Đức Phật Thích Ca đản sinh. Phía nam của cột là ao Puskarni hình chữ nhật, nơi hoàng hậu Devi được cho là đã tắm trước khi sinh. Khu vườn thiêng được phát triển trong những năm gần đây, nằm ngoài khu phức hợp Maya Devi và có khoảng 40 tu viện từ các quốc gia Phật giáo châu Á. Cuối một con đường đẹp và rợp bóng cây là chùa Hòa bình Thế giới (Vishwa Shanti Stupa). Ngày nay, vườn thiêng Lumbini là Di sản Thế giới được UNESCO công nhận.
Bodh Gaya, Ấn Độ
Chùa Đại Giác Ngộ ở Bồ Đề Đạo Tràng. Đây là địa điểm linh thiêng, lúc nào cũng đông khách tới hành hương. Ảnh: Lion's Roar.

Chùa Đại Giác Ngộ ở Bồ Đề Đạo Tràng. Đây là địa điểm linh thiêng, lúc nào cũng đông khách tới hành hương. Ảnh: Lion's Roar.

Bodh Gaya (Bồ Đề Đạo Tràng) là thị trấn nhỏ, nằm phía đông nam bang Bihar, Ấn Độ. Ngày nay, nơi đây là một trong những điểm du lịch hàng đầu châu Á, thu hút hàng triệu tín đồ hành hương vì có Cội Bồ Đề (danh hiệu trong Phật Giáo, tôn xưng một cây Bồ Đề cổ thụ), nơi Đức Phật Thích Ca đã thành đạo. Các địa điểm Phật Giáo linh thiêng tại khu vực này gồm có Cội Bồ Đề, Kim Cương tòa, chùa Đại Giác Ngộ...
Sarnath, Ấn Độ
Sarnath (Lộc Uyển) là thành phố thuộc bang Uttar Pradesh, Ấn Độ, cách Varanasi 13 km về phía đông bắc, gần ngã ba sông Hằng và sông Gormati. Thánh địa này được nhắc tới như là một trong những điểm đến linh thiêng của các Phật tử mộ đạo. Vườn Nai (hay Lộc Uyển) trong thành phố là nơi Đức Phật chuyển pháp luân lần đầu tiên. Đây cũng là nơi Người đã chỉ định nhóm đệ tử đầu tiên của mình đi truyền bá giáo lý.
Lộc Uyển là nơi Đức Phật chuyển pháp luân lần đầu tiên. Ảnh: Times of India.

Lộc Uyển là nơi Đức Phật chuyển pháp luân lần đầu tiên. Ảnh: Times of India.

Kushinagar, Ấn Độ
Kushinagar là một nơi mà Đức Thế Tôn chọn cho việc nhập Niết Bàn. Ảnh: Internet

Kushinagar là một nơi mà Đức Thế Tôn chọn cho việc nhập Niết Bàn. Ảnh: Internet


Đức Phật đã qua đời ở tuổi 80 tại Kushinagar (Câu Thi Na), miền đông bang Uttar Pradesh. Địa điểm quan trọng mà khách hành hương luôn tới thăm ở đây là chùa Niết bàn, nơi có bức tượng Đức Phật nằm bằng sa thạch 1.500 năm tuổi và mộ tháp Niết bàn. Những du khách hành hương đến đây thường lặng lẽ đi quanh bức tượng khổng lồ, nhằm thể hiện lòng tôn kính với sự vô thường cũng như lòng biết ơn đối với Đức Phật.
Tòa tháp Niết bàn có chiều cao 45 m, đường kính 10 m và được xây kính xung quanh, không có cửa ra vào. Tháp có hình trụ tròn, được cho là xây ở nơi Đức Phật đã nhập niết bàn. 
Nguồn: VnExpress

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

test banner