Là người con Phật, chúng ta cần phải biết về danh xưng của Đức Phật để phát khởi tâm rung động chí thành khi nghe danh hiệu Ngài và trưởng dưỡng niềm tin sâu sắc vào bậc Thầy gốc của tất cả chúng sinh ở cõi Ta bà.
Hàng ngày các Phật tử có thể “Xưng danh hiệu” hay “Niệm danh hiệu” của chư Phật, tức là đọc tên của chư Phật và tưởng nhớ đến các ngài. Tưởng nhớ đến các ngài là cốt học và làm theo những lời dạy của các ngài. Việc tưởng nhớ sẽ thuận duyên hơn nếu chúng ta hiểu được ý nghĩa danh hiệu của chư Phật.
Hiểu về 10 danh hiệu của Đức Phật để trong từng phút giây của cuộc sống, chúng ta mới có thể dâng niềm tri ân lên Ngài và tin rằng Đức Phật chưa từng vắng bóng. Ngài vẫn tiếp tục trở lại với cuộc đời này dẫn dắt chúng sinh đi đến bến bờ giác ngộ. Chúng ta phát nguyện nương tựa Ngài, trong ánh từ quang của Ngài để cuối cùng trở về với Đức Phật trong mỗi người.
1. Như Lai
Trong hồng danh này, từ “Như” có nghĩa là bất động, bất biến, không thay đổi, từ “Lai” có nghĩa là đến. Như Lai có nghĩa là tuy Đức Phật đến với cuộc đời nhưng Ngài không hề rời tự tính bất động, luôn an trụ trong tâm bất động, bất biến, không thay đổi, song vẫn thường đến với cuộc đời để thực hiện vô vàn thiện hạnh lợi ích chúng sinh.
Cuộc đời ngũ trược ác thế này nhưng không có gì khuấy động được tâm Ngài, cũng như Ngài vẫn an trụ trong tự tính tâm, vẫn thực hiện vô số công hạnh lợi ích đến tất cả mọi người, mọi loài. Kinh có nói: “Vào đời không rời tự tính. Nhập thế không rời Niết bàn”. Nên Đức Phật hằng "Như" mà vẫn vẫn thường “Lai”, không phải một lần, Ngài đến với cuộc đời rất nhiều lần, tái sinh liên tục, nhưng đời nào kiếp nào Ngài cũng an trụ trong tự tính bất động của Ngài. Đối với Ngài, Như Lai – Lai Như luôn luôn có mặt trong nhau.
2. Ứng Cúng
Trong hồng danh này, “Ứng” có nghĩa là tương ứng hay ứng hợp, “Cúng” có nghĩa là cúng dàng. Như vậy, Ứng Cúng có nghĩa là bậc xứng đáng được thọ nhận cúng dàng. Vì Đức Phật có A Tăng Tỳ kiếp tu hành các thiện hạnh, nên sự viên mãn từ bi, trí tuệ và phẩm hạnh của Ngài cũng giống như ruộng phước điền phì nhiêu màu mỡ, hạt giống công đức cúng dàng sẽ dễ nảy mầm, đơm hoa kết trái, ứng theo những mong nguyện tâm thành của chúng sinh khi dâng phẩm vật mà được tùy nguyện viên mãn.
Về việc cúng dàng đức Phật, điều quan trọng không phải là phẩm vật nhiều hay ít mà bạn phải có tâm chí thành. Kể cả khi bạn không có đủ điều kiện kinh tế, chỉ một đóa hoa cúng Phật với tâm thành kính thuần khiết cũng sẽ giúp bạn tích lũy công đức rất lớn.
3. Chính Biến Tri
Trong hồng danh này, “Tri” là cái thấy biết, là trí tuệ. “Chính biến” tức là cái biết chân chính. Cái biết của Đức Phật được gọi là chân chính vì Ngài đã giác ngộ được chân lý, tất cả quy luật trên thế gian, ví dụ quy luật về vô thường, quy luật nghiệp… Những quy luật này dù đã có từ muôn thủa nhưng không ai nhận ra cho đến khi đức Phật khai thị thuyết giảng.
4. Minh Hạnh Túc
Trong hồng danh này chữ “Minh” có nghĩa là trí tuệ, “Hạnh” là phúc đức và “Túc” là đầy đủ. “Minh Hạnh Túc” là một bậc thầy đầy đủ trí tuệ và phúc đức. Trí tuệ Đức Phật có khả năng thấu suốt được tất cả chân lý, sự thật. Từ trí tuệ đó, Ngài tận tình cứu khổ, chia sẻ giáo pháp, giúp đỡ cho chúng sinh thoát khổ nên đây chính là phúc đức.
5. Thiện Thệ
“Thiện” là khéo, “Thệ” là đi trong ba cõi, nên Thiện Thệ là một bậc khéo đi trong ba cõi. Chúng sinh theo nghiệp lực, bị đẩy vào cõi nào là bị trói buộc trong cõi đó. Đức Phật tuy thị hiện đản sinh trong cuộc đời khổ não ác trược nhưng Ngài không hề bị trói buộc mà hoàn toàn tự tại đi lại trong ba cõi. Vì thế, chúng ta tán thán Ngài là Thiện Thệ, tức là một bậc đi trong ba cõi nhưng không bị ràng buộc.
6. Thế gian Giải
Thế Gian Giải có nghĩa là bậc hiểu biết trọn vẹn về các cõi thế gian - ba cõi Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới. Cõi Dục giới bao gồm địa ngục, ngã quỷ, súc sinh, người, A tu la và trời Dục giới. Cõi Sắc giới là cõi trời dành cho những vị tu tập tứ thiền (sơ, nhị, tam, tứ thiền). Cõi Vô sắc giới là cõi trời dành cho những vị tu tập tứ không (không vô biên xứ, thức vô biên xứ, vô sở hữu xứ, phi tưởng phi phi tưởng xứ). Đức Phật hiểu biết trọn vẹn, ngọn ngành của nhân quả, thấu suốt ba cõi cho nên gọi Ngài bậc Thế Gian Giải.
Ngài hiểu rằng để có thể tái sinh trong cõi Người, chúng ta phải trì giữ năm giới (không sát sinh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, uống rượu). Ngài thấy sát sinh hại vật, sân hận, thù địch sẽ bị đọa xuống Địa ngục; keo kiệt, ky bo chấp thủ là nhân của Ngã quỷ; vô minh, sống bản năng, ham ăn ham ngủ, sống không cần biết đến ai sẽ bị đọa làm Súc sinh; làm các việc thiện lành bằng tâm kiêu căng, nhân ngã, danh vọng, sinh vào A-tu-la; làm các việc thiện lành bằng tâm hoan hỉ sẽ tái sinh lên cõi Trời. Vì đã thấu suốt ngọn ngành, nhân quả của mỗi cõi và mỗi chúng sinh nên Đức Phật được tôn xưng là bậc “Thế Gian Giải”.
7. Vô thượng Sĩ
Danh hiệu này gồm hai phần. “Vô Thượng” có nghĩa là không có gì hơn. “Sĩ” tức là với nội đức tu tập từ bên trong, tích góp thiện hạnh từ nhiều đời, nên tự nơi Đức Phật tỏa ra được từ trường thanh cao, an bình, thoát tục, thoát khỏi tám mối bận tâm thế gian (đó là: mong được lợi lộc, lo sợ thua thiệt, mong được lạc thú, lo sợ khổ đau, mong được lừng danh, lo bị ghét bỏ, mong được ngợi khen, lo bị quở phạt). Đức Phật là bậc trí tuệ toàn tri, thấu đạt vạn pháp nên chúng ta tôn xưng Ngài là “Vô Thượng Sĩ”.
8. Điều Ngự Trượng Phu
Trong danh hiệu này, “Điều ngự” là khả năng điều phục và chế ngự. “Trượng phu” để chỉ những bậc quân tử, hào hiệp, hành xử với tâm hy sinh mình cho mọi người, luôn thấy khổ cứu khổ, thấy những điều tai ương chướng mắt là sẵn sàng xả thân để trợ giúp.
Đức Phật không chỉ tự điều phục và chế ngự tâm mình mà Ngài có thể khéo điều phục và chế ngự được tất cả chúng sinh, kể cả chúng sinh khó điều ngự nhất, nên được tán thán là bậc “Điều Ngự Trượng Phu”.
Tên cướp Angulimāla (Vô Não) đã giết 999 người, ai ai cũng khiếp sợ không dám đến gần, nhưng Đức Phật vẫn có thể điều phục, chế ngự được. Về sau, Tôn giả Angulimāla tinh tấn thực hành Pháp dưới sự hướng đạo của Đức Phật và chứng được quả A-la-hán ngay trong đời
9. Thiên Nhân Sư
Danh hiệu này có nghĩa là bậc Đạo sư của cõi Trời Dục giới và cõi Người. Chỉ có loài người mới đủ trí tuệ để tôn thờ Ngài là bậc Thầy và theo được con đường giáo hóa của Ngài.
Mặc dù Đức Phật thương xót chúng sinh trong các Cõi Địa ngục, Ngã quỷ, Súc sinh, A-tu-la như con đỏ, tuy nhiên do nghiệp chướng chúng sinh của các cõi này không đủ trí tuệ để hiểu được giáo pháp và thực hành theo giáo pháp của Ngài.
Còn cõi Trời khác như cõi không vô biên xứ, vô sắc, không có thân thể vật chất, chúng sinh nơi đó ở trong một trạng thái tâm biến dịch, chìm trong trạng thái hỷ lạc trong thời gian dài hàng tỷ kiếp, mê đắm đến mức chư Phật ra đời họ không biết, chư Phật tịch họ cũng không hay, đến khi hết phúc đức lại bị đọa trở lại ba cõi dưới. Bởi vậy việc sinh vào cõi Trời trường thọ được coi là một đại nạn trong bát nạn.
Chúng sinh trong cõi trời Sắc giới cứ mải mê trong thiền định, không có phúc. Chỉ có cõi trời Dục giới mới biết đến Phật vì khi Phật đản sinh bao giờ cũng có lục chủng chấn động: địa đại, hư không, rồi tiếng sấm... rung động cả cõi trời Dục giới.
Chư Thiên nơi đấy có thể biết rằng một bậc Thế tôn Giác ngộ đã ra đời để hướng nguyện được đỉnh lễ học Pháp với Ngài. Cõi trời Dục giới bởi vậy có phúc so với các cõi Trời khác, nơi chúng sinh mê đắm trong niềm vui của thiền định nên họ không biết và không thể đến được cõi của Đức Phật.
10. Phật Thế tôn
Sự giác ngộ của Phật gồm ba cấp độ: tự giác, giác tha, giác hành viên mãn.
“Tự giác” có nghĩa là tự mình giác ngộ, Ngài đã thấy và thực chứng được tất cả thân tâm cảnh đều là hư vọng, nhận ra được sự giả tạm, vô thường, như huyễn của vạn pháp, nhận thức được quy luật về nghiệp và nhân quả, bản chất Phật tính ở nơi mình.
“Giác tha” có nghĩa là đem sự giác ngộ của mình đi chia sẻ với mọi người, là phần hành để viên mãn tự giác.
“Giác mãn” nêu biểu phẩm chất nhất như của thực hành với lý thuyết, phần sự và phần lý tương ưng không lệch. Chỉ khi “giác mãn” chúng ta mới có đầy đủ năng lực, trí tuệ mới được vẹn toàn viên mãn. Danh hiệu Thế Tôn tức là thế gian tôn xưng, cung kính Ngài là một bậc tôn quý trên thế gian bởi các năng lực tự giác, giác tha, giác hành viên mãn.
Hiểu về 10 danh hiệu của Đức Phật để trong từng phút giây của cuộc sống, chúng ta mới có thể dâng niềm tri ân lên Ngài và tin rằng Đức Phật chưa từng vắng bóng. Ngài vẫn tiếp tục trở lại với cuộc đời này dẫn dắt chúng sinh đi đến bến bờ giác ngộ. Chúng ta phát nguyện nương tựa Ngài, trong ánh từ quang của Ngài để cuối cùng trở về với Đức Phật trong mỗi người.
1. Như Lai
Trong hồng danh này, từ “Như” có nghĩa là bất động, bất biến, không thay đổi, từ “Lai” có nghĩa là đến. Như Lai có nghĩa là tuy Đức Phật đến với cuộc đời nhưng Ngài không hề rời tự tính bất động, luôn an trụ trong tâm bất động, bất biến, không thay đổi, song vẫn thường đến với cuộc đời để thực hiện vô vàn thiện hạnh lợi ích chúng sinh.
Cuộc đời ngũ trược ác thế này nhưng không có gì khuấy động được tâm Ngài, cũng như Ngài vẫn an trụ trong tự tính tâm, vẫn thực hiện vô số công hạnh lợi ích đến tất cả mọi người, mọi loài. Kinh có nói: “Vào đời không rời tự tính. Nhập thế không rời Niết bàn”. Nên Đức Phật hằng "Như" mà vẫn vẫn thường “Lai”, không phải một lần, Ngài đến với cuộc đời rất nhiều lần, tái sinh liên tục, nhưng đời nào kiếp nào Ngài cũng an trụ trong tự tính bất động của Ngài. Đối với Ngài, Như Lai – Lai Như luôn luôn có mặt trong nhau.
2. Ứng Cúng
Trong hồng danh này, “Ứng” có nghĩa là tương ứng hay ứng hợp, “Cúng” có nghĩa là cúng dàng. Như vậy, Ứng Cúng có nghĩa là bậc xứng đáng được thọ nhận cúng dàng. Vì Đức Phật có A Tăng Tỳ kiếp tu hành các thiện hạnh, nên sự viên mãn từ bi, trí tuệ và phẩm hạnh của Ngài cũng giống như ruộng phước điền phì nhiêu màu mỡ, hạt giống công đức cúng dàng sẽ dễ nảy mầm, đơm hoa kết trái, ứng theo những mong nguyện tâm thành của chúng sinh khi dâng phẩm vật mà được tùy nguyện viên mãn.
Về việc cúng dàng đức Phật, điều quan trọng không phải là phẩm vật nhiều hay ít mà bạn phải có tâm chí thành. Kể cả khi bạn không có đủ điều kiện kinh tế, chỉ một đóa hoa cúng Phật với tâm thành kính thuần khiết cũng sẽ giúp bạn tích lũy công đức rất lớn.
3. Chính Biến Tri
Trong hồng danh này, “Tri” là cái thấy biết, là trí tuệ. “Chính biến” tức là cái biết chân chính. Cái biết của Đức Phật được gọi là chân chính vì Ngài đã giác ngộ được chân lý, tất cả quy luật trên thế gian, ví dụ quy luật về vô thường, quy luật nghiệp… Những quy luật này dù đã có từ muôn thủa nhưng không ai nhận ra cho đến khi đức Phật khai thị thuyết giảng.
4. Minh Hạnh Túc
Trong hồng danh này chữ “Minh” có nghĩa là trí tuệ, “Hạnh” là phúc đức và “Túc” là đầy đủ. “Minh Hạnh Túc” là một bậc thầy đầy đủ trí tuệ và phúc đức. Trí tuệ Đức Phật có khả năng thấu suốt được tất cả chân lý, sự thật. Từ trí tuệ đó, Ngài tận tình cứu khổ, chia sẻ giáo pháp, giúp đỡ cho chúng sinh thoát khổ nên đây chính là phúc đức.
5. Thiện Thệ
“Thiện” là khéo, “Thệ” là đi trong ba cõi, nên Thiện Thệ là một bậc khéo đi trong ba cõi. Chúng sinh theo nghiệp lực, bị đẩy vào cõi nào là bị trói buộc trong cõi đó. Đức Phật tuy thị hiện đản sinh trong cuộc đời khổ não ác trược nhưng Ngài không hề bị trói buộc mà hoàn toàn tự tại đi lại trong ba cõi. Vì thế, chúng ta tán thán Ngài là Thiện Thệ, tức là một bậc đi trong ba cõi nhưng không bị ràng buộc.
6. Thế gian Giải
Thế Gian Giải có nghĩa là bậc hiểu biết trọn vẹn về các cõi thế gian - ba cõi Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới. Cõi Dục giới bao gồm địa ngục, ngã quỷ, súc sinh, người, A tu la và trời Dục giới. Cõi Sắc giới là cõi trời dành cho những vị tu tập tứ thiền (sơ, nhị, tam, tứ thiền). Cõi Vô sắc giới là cõi trời dành cho những vị tu tập tứ không (không vô biên xứ, thức vô biên xứ, vô sở hữu xứ, phi tưởng phi phi tưởng xứ). Đức Phật hiểu biết trọn vẹn, ngọn ngành của nhân quả, thấu suốt ba cõi cho nên gọi Ngài bậc Thế Gian Giải.
Ngài hiểu rằng để có thể tái sinh trong cõi Người, chúng ta phải trì giữ năm giới (không sát sinh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, uống rượu). Ngài thấy sát sinh hại vật, sân hận, thù địch sẽ bị đọa xuống Địa ngục; keo kiệt, ky bo chấp thủ là nhân của Ngã quỷ; vô minh, sống bản năng, ham ăn ham ngủ, sống không cần biết đến ai sẽ bị đọa làm Súc sinh; làm các việc thiện lành bằng tâm kiêu căng, nhân ngã, danh vọng, sinh vào A-tu-la; làm các việc thiện lành bằng tâm hoan hỉ sẽ tái sinh lên cõi Trời. Vì đã thấu suốt ngọn ngành, nhân quả của mỗi cõi và mỗi chúng sinh nên Đức Phật được tôn xưng là bậc “Thế Gian Giải”.
7. Vô thượng Sĩ
Danh hiệu này gồm hai phần. “Vô Thượng” có nghĩa là không có gì hơn. “Sĩ” tức là với nội đức tu tập từ bên trong, tích góp thiện hạnh từ nhiều đời, nên tự nơi Đức Phật tỏa ra được từ trường thanh cao, an bình, thoát tục, thoát khỏi tám mối bận tâm thế gian (đó là: mong được lợi lộc, lo sợ thua thiệt, mong được lạc thú, lo sợ khổ đau, mong được lừng danh, lo bị ghét bỏ, mong được ngợi khen, lo bị quở phạt). Đức Phật là bậc trí tuệ toàn tri, thấu đạt vạn pháp nên chúng ta tôn xưng Ngài là “Vô Thượng Sĩ”.
8. Điều Ngự Trượng Phu
Trong danh hiệu này, “Điều ngự” là khả năng điều phục và chế ngự. “Trượng phu” để chỉ những bậc quân tử, hào hiệp, hành xử với tâm hy sinh mình cho mọi người, luôn thấy khổ cứu khổ, thấy những điều tai ương chướng mắt là sẵn sàng xả thân để trợ giúp.
Đức Phật không chỉ tự điều phục và chế ngự tâm mình mà Ngài có thể khéo điều phục và chế ngự được tất cả chúng sinh, kể cả chúng sinh khó điều ngự nhất, nên được tán thán là bậc “Điều Ngự Trượng Phu”.
Tên cướp Angulimāla (Vô Não) đã giết 999 người, ai ai cũng khiếp sợ không dám đến gần, nhưng Đức Phật vẫn có thể điều phục, chế ngự được. Về sau, Tôn giả Angulimāla tinh tấn thực hành Pháp dưới sự hướng đạo của Đức Phật và chứng được quả A-la-hán ngay trong đời
9. Thiên Nhân Sư
Danh hiệu này có nghĩa là bậc Đạo sư của cõi Trời Dục giới và cõi Người. Chỉ có loài người mới đủ trí tuệ để tôn thờ Ngài là bậc Thầy và theo được con đường giáo hóa của Ngài.
Mặc dù Đức Phật thương xót chúng sinh trong các Cõi Địa ngục, Ngã quỷ, Súc sinh, A-tu-la như con đỏ, tuy nhiên do nghiệp chướng chúng sinh của các cõi này không đủ trí tuệ để hiểu được giáo pháp và thực hành theo giáo pháp của Ngài.
Còn cõi Trời khác như cõi không vô biên xứ, vô sắc, không có thân thể vật chất, chúng sinh nơi đó ở trong một trạng thái tâm biến dịch, chìm trong trạng thái hỷ lạc trong thời gian dài hàng tỷ kiếp, mê đắm đến mức chư Phật ra đời họ không biết, chư Phật tịch họ cũng không hay, đến khi hết phúc đức lại bị đọa trở lại ba cõi dưới. Bởi vậy việc sinh vào cõi Trời trường thọ được coi là một đại nạn trong bát nạn.
Chúng sinh trong cõi trời Sắc giới cứ mải mê trong thiền định, không có phúc. Chỉ có cõi trời Dục giới mới biết đến Phật vì khi Phật đản sinh bao giờ cũng có lục chủng chấn động: địa đại, hư không, rồi tiếng sấm... rung động cả cõi trời Dục giới.
Chư Thiên nơi đấy có thể biết rằng một bậc Thế tôn Giác ngộ đã ra đời để hướng nguyện được đỉnh lễ học Pháp với Ngài. Cõi trời Dục giới bởi vậy có phúc so với các cõi Trời khác, nơi chúng sinh mê đắm trong niềm vui của thiền định nên họ không biết và không thể đến được cõi của Đức Phật.
10. Phật Thế tôn
Sự giác ngộ của Phật gồm ba cấp độ: tự giác, giác tha, giác hành viên mãn.
“Tự giác” có nghĩa là tự mình giác ngộ, Ngài đã thấy và thực chứng được tất cả thân tâm cảnh đều là hư vọng, nhận ra được sự giả tạm, vô thường, như huyễn của vạn pháp, nhận thức được quy luật về nghiệp và nhân quả, bản chất Phật tính ở nơi mình.
“Giác tha” có nghĩa là đem sự giác ngộ của mình đi chia sẻ với mọi người, là phần hành để viên mãn tự giác.
“Giác mãn” nêu biểu phẩm chất nhất như của thực hành với lý thuyết, phần sự và phần lý tương ưng không lệch. Chỉ khi “giác mãn” chúng ta mới có đầy đủ năng lực, trí tuệ mới được vẹn toàn viên mãn. Danh hiệu Thế Tôn tức là thế gian tôn xưng, cung kính Ngài là một bậc tôn quý trên thế gian bởi các năng lực tự giác, giác tha, giác hành viên mãn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét