Lòng tham chính là thuốc độc giết chết nhân cách của con người, có những lúc chỉ vì sân si những lợi ích nhỏ mà chúng ta đánh mất những thứ quý giá và quan trọng, đến khi nhìn lại mới thấy thật sai lầm.
Câu chuyện giếng nước và lòng tham của con người
Có một vị Thiền sư có sở thích đi khắp mọi nơi trên thế gian, ban đầu sức khỏe của ông còn có thể giúp ông đi rất nhiều nơi, học hỏi và quan sát được nhiều điều. Càng về sau, ông càng ốm yếu, khi dừng chân tại một vùng núi nọ thì ông bị cảm. Ông lạc trong một khu lạc và được một bà góa đưa về chăm sóc. Mặc dù không biết ông là ai nhưng bà chủ vẫn tận tình giúp ông qua khỏi. Ba tháng sau, ông dần bình phục, lúc này không biết lấy gì cảm ơn bà chủ nhà, ông liền đào một cái giếng để lấy nước sạch ở cạnh nhà rồi rời đi.
Điều mà không ai ngờ tới đó là nhờ vào nước từ giếng đó, trà của bà góa trở nên thơm ngon hơn. Từ đó quán trà của bà cũng nổi tiếng dần. Người ta biết đến bà và tìm đến.
Một thời gian sau, vị Thiền sư quay lại quán, thầy nhà cửa của bà góa đã trở nên khang trang giàu có hơn, ông cảm thấy rất mừng, ông tìm đến bà và nói chuyện. Thế nhưng trái với suy nghĩ của ông, bà ta kêu than thảm thiết: "Giếng nước này tốt lắm, có điều nước cạn liên tục, vài ngày mới lại đầy nên tôi chẳng bao giờ đủ để bán cho khách".
Vì Thiền sư trả lời: "Không tốn kém gì cả, từ nguồn nước trời cho rồi kiếm ra nhiều tiền mà bà vẫn không thấy hài lòng ư?". Sau đó ông ngẩng mặt lên trời và than: "Trời đất bao la nhưng lòng tham của con người còn mênh mông hơn thế!".
Lòng tham giống như rắn độc, nó hãm hại người khác, khiến con người trở nên xấu xa. Nó là thứ gây hại nhưng nhiều người lại cho rằng đó là liều thuốc bổ. Tự họ khiến nó càng ngày càng lớn hơn, làm chúng ta sẽ trở nên mù quáng, điên cuồng, thậm chí sử dụng âm mưu, tiểu xảo để đạt bằng được mục đích của bản thân.
Chúng ta dần dần sẽ đánh mất bản thân mình, không còn những giá trị như ban đầu, đến lúc muốn quay về sẽ không còn có thể được nữa. Vì vậy hãy chọn cho mình cách sống đừng sân si, những gì không phải của chúng ta sẽ mãi mãi không thuộc về ta, hãy quý trọng mọi thứ đang có, tự nó sẽ sản sinh ra cái mới mà thôi.
Để có được sự hạnh phúc và vui vẻ con người ta chỉ cần học được 3 điều dưới đây:
Thứ nhất: Nghỉ ngơi
Thứ hai: Cho đi
Thứ ba: Buông xuống
Nghỉ ngơi hợp lý
Phật giáo cho rằng, trong xã hội này có hai loại người. Một là quá tham lam, mong muốn và theo đuổi sự thành công, mong muốn kiếm tiền, ham muốn sao cho mình không ngừng vươn xa hơn nữa. Còn loại người thứ hai sống không có mục đích, không có chí tiến thủ.
Nếu một người lao đầu vào kiếm tiền, không chừa thủ đoạn nào để theo đuổi thành công và tài phúc mà không biết dừng nghỉ sẽ có ngày cảm thấy vô cùng mỏi mệt. Theo đuổi những chân trời viễn mộng khiến ta rất đau khổ, rất căng thẳng, bởi vì khi đã giành được nó ta lại sợ sẽ mất đi, sau khi mất đi thì lại muốn giành được nó, cũng gần giống như việc đánh bạc, mong muốn tất cả những đồng tiền ở túi kẻ khác là tiền của mình, bị thua lại mong thắng, thắng được rồi lại muốn thắng nữa, không bao giờ biết thỏa mãn.
Cuộc sống phải biết cho đi
Trong cuộc sống này, những gì ta cho đi bằng tình người mới thật sự đúng nghĩa là cho mà không phải là sự trao đổi hay mua bán dưới nhiều hình thức. Tuy nhiên, nếu ta biết cho đi những giá trị vật chất để giúp đỡ hoặc chia sẻ khó khăn cho người khác thì đây chính là cách giúp ta có thể nhận lại được niềm vui và hạnh phúc bởi trong ta không có sự toan tính.
Khi cho đi mà chúng ta không kèm theo bất cứ một điều kiện hay sự mong cầu nào thì chính ngay khi ấy chúng ta đã nuôi dưỡng được lòng từ bi vô hạn. Khi ta cho mà không có sự tính toán thì sự cho ấy mới là cao thượng nên ta sẽ nhận được sự an lạc, hạnh phúc.
Học cách buông bỏ
Nếu như con người biết buông xả trong đời sống hiện tại. Buông đi những lợi danh, buông đi những hận thù chấp nhặt. Đồng thời xả đi những mưu cầu tính toán cho bản thân, xả đi những “tham – sân – si” trong cuộc sống thường nhật thì sẽ tự tìm thấy cho mình niềm an vui và thanh thản trong tâm hồn. Bởi khi biết buông xả thì tâm ta mới trong sáng để vượt qua những cám dỗ của tham, sân, si, của mạn nghi ác kiến để rồi nhìn thấy niềm vui xung quanh ta.
Có buông xả được thì lòng ta mới rộng mở, ai nói gì không vừa ý cũng bỏ qua mà không chấp. Nếu ai có làm điều gì xúc phạm cũng dễ dàng tha thứ, mà nếu có giận có buồn thì chỉ một vài phút hoặc một vài giờ, cùng lắm qua một đêm rồi quên hết đi cho đời mình được an vui.
Tham lam là một liều thuốc độc, và dục vọng là con dao hai lưỡi; có một cuộc sống ổn định rồi vẫn muốn theo đuổi sự thoải mái; có cuộc sống thoải mái rồi lại muốn hưởng thụ những vật chất xa hoa… Nếu dục vọng không có điểm dừng thì con người vĩnh viễn không bao giờ cảm thấy đủ, không bao giờ cảm thấy thỏa mãn, và cũng không bao giờ tìm kiếm được niềm vui.
Hãy trân trọng những gì bạn đang có, bạn sẽ thấy rằng bản thân mình là người giàu có nhất trên cõi đời này.
Có một vị Thiền sư có sở thích đi khắp mọi nơi trên thế gian, ban đầu sức khỏe của ông còn có thể giúp ông đi rất nhiều nơi, học hỏi và quan sát được nhiều điều. Càng về sau, ông càng ốm yếu, khi dừng chân tại một vùng núi nọ thì ông bị cảm. Ông lạc trong một khu lạc và được một bà góa đưa về chăm sóc. Mặc dù không biết ông là ai nhưng bà chủ vẫn tận tình giúp ông qua khỏi. Ba tháng sau, ông dần bình phục, lúc này không biết lấy gì cảm ơn bà chủ nhà, ông liền đào một cái giếng để lấy nước sạch ở cạnh nhà rồi rời đi.
Điều mà không ai ngờ tới đó là nhờ vào nước từ giếng đó, trà của bà góa trở nên thơm ngon hơn. Từ đó quán trà của bà cũng nổi tiếng dần. Người ta biết đến bà và tìm đến.
Một thời gian sau, vị Thiền sư quay lại quán, thầy nhà cửa của bà góa đã trở nên khang trang giàu có hơn, ông cảm thấy rất mừng, ông tìm đến bà và nói chuyện. Thế nhưng trái với suy nghĩ của ông, bà ta kêu than thảm thiết: "Giếng nước này tốt lắm, có điều nước cạn liên tục, vài ngày mới lại đầy nên tôi chẳng bao giờ đủ để bán cho khách".
Vì Thiền sư trả lời: "Không tốn kém gì cả, từ nguồn nước trời cho rồi kiếm ra nhiều tiền mà bà vẫn không thấy hài lòng ư?". Sau đó ông ngẩng mặt lên trời và than: "Trời đất bao la nhưng lòng tham của con người còn mênh mông hơn thế!".
Lòng tham giống như rắn độc, nó hãm hại người khác, khiến con người trở nên xấu xa. Nó là thứ gây hại nhưng nhiều người lại cho rằng đó là liều thuốc bổ. Tự họ khiến nó càng ngày càng lớn hơn, làm chúng ta sẽ trở nên mù quáng, điên cuồng, thậm chí sử dụng âm mưu, tiểu xảo để đạt bằng được mục đích của bản thân.
Chúng ta dần dần sẽ đánh mất bản thân mình, không còn những giá trị như ban đầu, đến lúc muốn quay về sẽ không còn có thể được nữa. Vì vậy hãy chọn cho mình cách sống đừng sân si, những gì không phải của chúng ta sẽ mãi mãi không thuộc về ta, hãy quý trọng mọi thứ đang có, tự nó sẽ sản sinh ra cái mới mà thôi.
Để có được sự hạnh phúc và vui vẻ con người ta chỉ cần học được 3 điều dưới đây:
Thứ nhất: Nghỉ ngơi
Thứ hai: Cho đi
Thứ ba: Buông xuống
Nghỉ ngơi hợp lý
Phật giáo cho rằng, trong xã hội này có hai loại người. Một là quá tham lam, mong muốn và theo đuổi sự thành công, mong muốn kiếm tiền, ham muốn sao cho mình không ngừng vươn xa hơn nữa. Còn loại người thứ hai sống không có mục đích, không có chí tiến thủ.
Nếu một người lao đầu vào kiếm tiền, không chừa thủ đoạn nào để theo đuổi thành công và tài phúc mà không biết dừng nghỉ sẽ có ngày cảm thấy vô cùng mỏi mệt. Theo đuổi những chân trời viễn mộng khiến ta rất đau khổ, rất căng thẳng, bởi vì khi đã giành được nó ta lại sợ sẽ mất đi, sau khi mất đi thì lại muốn giành được nó, cũng gần giống như việc đánh bạc, mong muốn tất cả những đồng tiền ở túi kẻ khác là tiền của mình, bị thua lại mong thắng, thắng được rồi lại muốn thắng nữa, không bao giờ biết thỏa mãn.
Cuộc sống phải biết cho đi
Trong cuộc sống này, những gì ta cho đi bằng tình người mới thật sự đúng nghĩa là cho mà không phải là sự trao đổi hay mua bán dưới nhiều hình thức. Tuy nhiên, nếu ta biết cho đi những giá trị vật chất để giúp đỡ hoặc chia sẻ khó khăn cho người khác thì đây chính là cách giúp ta có thể nhận lại được niềm vui và hạnh phúc bởi trong ta không có sự toan tính.
Khi cho đi mà chúng ta không kèm theo bất cứ một điều kiện hay sự mong cầu nào thì chính ngay khi ấy chúng ta đã nuôi dưỡng được lòng từ bi vô hạn. Khi ta cho mà không có sự tính toán thì sự cho ấy mới là cao thượng nên ta sẽ nhận được sự an lạc, hạnh phúc.
Học cách buông bỏ
Nếu như con người biết buông xả trong đời sống hiện tại. Buông đi những lợi danh, buông đi những hận thù chấp nhặt. Đồng thời xả đi những mưu cầu tính toán cho bản thân, xả đi những “tham – sân – si” trong cuộc sống thường nhật thì sẽ tự tìm thấy cho mình niềm an vui và thanh thản trong tâm hồn. Bởi khi biết buông xả thì tâm ta mới trong sáng để vượt qua những cám dỗ của tham, sân, si, của mạn nghi ác kiến để rồi nhìn thấy niềm vui xung quanh ta.
Có buông xả được thì lòng ta mới rộng mở, ai nói gì không vừa ý cũng bỏ qua mà không chấp. Nếu ai có làm điều gì xúc phạm cũng dễ dàng tha thứ, mà nếu có giận có buồn thì chỉ một vài phút hoặc một vài giờ, cùng lắm qua một đêm rồi quên hết đi cho đời mình được an vui.
Tham lam là một liều thuốc độc, và dục vọng là con dao hai lưỡi; có một cuộc sống ổn định rồi vẫn muốn theo đuổi sự thoải mái; có cuộc sống thoải mái rồi lại muốn hưởng thụ những vật chất xa hoa… Nếu dục vọng không có điểm dừng thì con người vĩnh viễn không bao giờ cảm thấy đủ, không bao giờ cảm thấy thỏa mãn, và cũng không bao giờ tìm kiếm được niềm vui.
Hãy trân trọng những gì bạn đang có, bạn sẽ thấy rằng bản thân mình là người giàu có nhất trên cõi đời này.
Bài viết: "Tham lam là liều thuốc độc!"
Linh Tâm/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét