Con người là một hợp chất do 4 yếu tố: Đất, nước, gió lửa hợp lại mà thành hình và chỉ tồn tại trong khoảng thời gian hữu hạn chừng trăm năm, rồi các yếu tố vật chất kia đều tan rã trở về nguyên trạng thái cũ, còn phần thần thức đi đầu thai làm kiếp khác do một nghiệp lực dẫn dắt đến cảnh giới an vui hay khổ sở.
Như vậy con người theo quan niệm của Phật giáo có hai phần là tinh thần và thân xác. Tinh thần không thể tồn tại ngoài thân xác, cũng như thân xác không thể thiếu tinh thần là phần trí tuệ hiểu biết, sự phán đoán đúng sai mọi sự mọi vật. Vì thế, sống ở đời con người cố gắng tu sửa hành vi, ngôn ngữ, tư tưởng…để khi thân xác này tan rã được sinh về cảnh giới an lành.
Chư Phật xuất thế, các vị Bồ Tát hiện thân ra đời đều mang thân xác như người, nhưng các Ngài giác ngộ được nhờ vận dụng tinh thần và chuyên tâm tu tập mà thành tựu viên mãn. Cuộc đời này được coi như là cõi tạm và con người chỉ hiện diện được theo đúng chu kỳ có giới hạn rồi thân xác lại trả về cho 4 trạng thái như lúc ban đầu và tinh thần rời khỏi xác để nương vào một lớp khác mà tồn tại. Do đó, câu nói “sống gửi thác về” để chỉ cho cõi thế gian lúc ta sống và sau khi chết sẽ về một cảnh giới an lành khác là thế giới Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà. Nới đó vĩnh viễn không già, không chết mà mọi người được sống đời an lạc tự tại.
Đó là quan niệm theo pháp môn tu Tịnh độ, còn người thực hành pháp tu Thiền định một khi tỏ ngộ được chân tâm tức kiến tánh thành Phật. Nếu không tận lực tu tập đạo hạnh, chúng ta khó mong giải thoát được các nghiệp chướng ràng buộc mà muốn được như vậy con người sống ở đời phải làm tròn bổn phận của mình để xây đựng xã hội nhân gian tốt đẹp, đó là một cách cải thiện hay trang nghiêm cõi Tịnh độ trong tương lai sau khi nhắm mắt lìa đời.
Đó là quan niệm theo pháp môn tu Tịnh độ, còn người thực hành pháp tu Thiền định một khi tỏ ngộ được chân tâm tức kiến tánh thành Phật. Nếu không tận lực tu tập đạo hạnh, chúng ta khó mong giải thoát được các nghiệp chướng ràng buộc mà muốn được như vậy con người sống ở đời phải làm tròn bổn phận của mình để xây đựng xã hội nhân gian tốt đẹp, đó là một cách cải thiện hay trang nghiêm cõi Tịnh độ trong tương lai sau khi nhắm mắt lìa đời.
Việc làm đẹp cá nhân và xây dựng tâm thể vững mạnh để tạo được một xã hội có trật tự và hòa bình mà Phật giáo chủ trương, nếu không gọi là sự tích cực lành mạnh hóa cõi đời uế trược thành cảnh Tịnh Độ nhân gian là gì?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét