Con người không thể sống tốt trong cuộc đời nếu không có lòng từ bi hỉ xả, nhưng cũng không thể “vô minh” chìm trong màn đêm u tối, phải hiểu biết, phải nhìn nhận đúng bản chất thực sự của mọi việc xung quanh, con người mới có được an lạc, hạnh phúc.
Đó là quan điểm của Phật giáo về cuộc sống hàng ngày.
Trích trong Tinh hoa Phật học của TS Huệ Dân: “Đạo Phật là nguồn sống, xây dựng trên căn bản của "Từ Bi" và "Trí Tuệ", qua những mối tương quan giữa sự vật hiện hữu để giúp con người hiểu biết chân chính, tạo lập cuộc sống cho chính mình và chuyển đổi hoàn cảnh chung quanh.” Hơn 2.500 đã trôi qua, nhưng những chân lý mà Đức Phật đã giác ngộ vẫn ngày được nhiều người biết và ứng dụng vào trong cuộc sống của mình.
Dưới đây là 4 ứng dụng triết lý Đạo Phật vào trong cuộc sống để luôn an lạc, hạnh phúc:
1. Bố thí, cúng dường:
Là hành động làm phước thiện, theo luật nhân quả, nó là điều kiện thiết yếu để tiêu trừ đau khổ, chuyển hóa nghèo cùng khốn đốn, không còn sợ nghèo đói và vượt qua nỗi bất an sợ hãi trong cuộc đời như mũi tên chỉ đường giúp không bị lầm đường lạc lối.
Nhờ bố thí, mà lòng tham lam, ích kỷ được giảm bớt và ngày càng được tiêu trừ tâm xấu ác. Nếu chúng ta chất chứa lòng tham sẽ tạo ra nhiều nỗi khổ niềm đau cho người khác, nuôi dưỡng lòng hiềm hận, luôn sống trong bất an, lo sợ mà làm tổn hại người khác.
2. Thiền tập:
Giúp chúng ta thanh lọc các phiền muộn khổ đau do ham muốn quá đáng như tham lam, sân hận và si mê, ganh ghét, ích kỷ, bỏn sẻn…..Những phiền não này làm cho chúng ta phiền muộn đau khổ. Để cho thiền tập đạt được kết quả tốt đẹp, chúng ta phải giữ giới trong sạch, người giết hại hay trộm cướp của người khác khó đạt được thiền định vì trong tâm họ còn quá nhiều toan tính trong lo lắng và sợ hãi.
Nhờ giữ giới tinh nghiêm ta dễ dàng phát triển định tuệ (là có trí tuệ), ta dễ dàng buông xả những tâm niệm xấu ác làm tổn hại người khác.
3. Khiêm tốn:
Là một loại đức hạnh làm cho người khác thương mến chúng ta, vì nó trái ngược tính cao ngạo, chỉ đưa đến sự hiềm thù mà oán ghét lẫn nhau. Nếu chúng ta muốn mọi người thích gần gũi mến thương, thì ta phải biết khiêm tốn. Người biết khiêm tốn luôn được mọi người yêu mến, quý trọng. Người khiêm tốn là người luôn có tấm lòng từ bi quảng đại, biết bao dung và độ lượng trong mọi vấn đề.
4. Giao tiếp bằng trái tim:
Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm nói “chỉ cần chúng ta có thái độ chân thành, thân thiện, đối đãi với mọi người bằng tình người đích thực, xem mọi người đều là người tốt thì chúng ta sẽ xây dựng thành công mối quan hệ với người khác.” Quy mọi mối quan hệ con người về một mối – chân tâm lương thiện.
Giao tiếp bằng trái tim là học cách lắng nghe và tập cho mình thái độ chân thành trong giao tiếp, học cách khen ngợi và phát hiện ưu điểm của người khác, luôn mở rộng lòng từ bi và bao dung, quan tâm giúp đỡ mọi người và tinh thần hy sinh, phụng hiến.
Điểm mù quáng nhất của con người trong giao tiếp là “lấy bản thân làm trung tâm”: Nói, làm điều gì cũng chỉ biết xuất phát từ góc độ cá nhân, chỉ mong người khác chấp nhận mình mà quên đặt mình vào vị trí người khác, không nghĩ đến cảm nhận và ý nguyện của người khác. Biết đặt mình vào vị trí người khác, suy nghĩ hộ người khác chính là chìa khóa mở ra cánh cửa giao tiếp thành công.
Có làm được 4 điều này, biết, hiểu và nhìn nhận đúng bản chất thực sự của mọi việc xung quanh, con người mới có được an lạc, hạnh phúc.
Trích trong Tinh hoa Phật học của TS Huệ Dân: “Đạo Phật là nguồn sống, xây dựng trên căn bản của "Từ Bi" và "Trí Tuệ", qua những mối tương quan giữa sự vật hiện hữu để giúp con người hiểu biết chân chính, tạo lập cuộc sống cho chính mình và chuyển đổi hoàn cảnh chung quanh.” Hơn 2.500 đã trôi qua, nhưng những chân lý mà Đức Phật đã giác ngộ vẫn ngày được nhiều người biết và ứng dụng vào trong cuộc sống của mình.
Dưới đây là 4 ứng dụng triết lý Đạo Phật vào trong cuộc sống để luôn an lạc, hạnh phúc:
1. Bố thí, cúng dường:
Là hành động làm phước thiện, theo luật nhân quả, nó là điều kiện thiết yếu để tiêu trừ đau khổ, chuyển hóa nghèo cùng khốn đốn, không còn sợ nghèo đói và vượt qua nỗi bất an sợ hãi trong cuộc đời như mũi tên chỉ đường giúp không bị lầm đường lạc lối.
Nhờ bố thí, mà lòng tham lam, ích kỷ được giảm bớt và ngày càng được tiêu trừ tâm xấu ác. Nếu chúng ta chất chứa lòng tham sẽ tạo ra nhiều nỗi khổ niềm đau cho người khác, nuôi dưỡng lòng hiềm hận, luôn sống trong bất an, lo sợ mà làm tổn hại người khác.
2. Thiền tập:
Giúp chúng ta thanh lọc các phiền muộn khổ đau do ham muốn quá đáng như tham lam, sân hận và si mê, ganh ghét, ích kỷ, bỏn sẻn…..Những phiền não này làm cho chúng ta phiền muộn đau khổ. Để cho thiền tập đạt được kết quả tốt đẹp, chúng ta phải giữ giới trong sạch, người giết hại hay trộm cướp của người khác khó đạt được thiền định vì trong tâm họ còn quá nhiều toan tính trong lo lắng và sợ hãi.
Nhờ giữ giới tinh nghiêm ta dễ dàng phát triển định tuệ (là có trí tuệ), ta dễ dàng buông xả những tâm niệm xấu ác làm tổn hại người khác.
3. Khiêm tốn:
Là một loại đức hạnh làm cho người khác thương mến chúng ta, vì nó trái ngược tính cao ngạo, chỉ đưa đến sự hiềm thù mà oán ghét lẫn nhau. Nếu chúng ta muốn mọi người thích gần gũi mến thương, thì ta phải biết khiêm tốn. Người biết khiêm tốn luôn được mọi người yêu mến, quý trọng. Người khiêm tốn là người luôn có tấm lòng từ bi quảng đại, biết bao dung và độ lượng trong mọi vấn đề.
4. Giao tiếp bằng trái tim:
Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm nói “chỉ cần chúng ta có thái độ chân thành, thân thiện, đối đãi với mọi người bằng tình người đích thực, xem mọi người đều là người tốt thì chúng ta sẽ xây dựng thành công mối quan hệ với người khác.” Quy mọi mối quan hệ con người về một mối – chân tâm lương thiện.
Giao tiếp bằng trái tim là học cách lắng nghe và tập cho mình thái độ chân thành trong giao tiếp, học cách khen ngợi và phát hiện ưu điểm của người khác, luôn mở rộng lòng từ bi và bao dung, quan tâm giúp đỡ mọi người và tinh thần hy sinh, phụng hiến.
Điểm mù quáng nhất của con người trong giao tiếp là “lấy bản thân làm trung tâm”: Nói, làm điều gì cũng chỉ biết xuất phát từ góc độ cá nhân, chỉ mong người khác chấp nhận mình mà quên đặt mình vào vị trí người khác, không nghĩ đến cảm nhận và ý nguyện của người khác. Biết đặt mình vào vị trí người khác, suy nghĩ hộ người khác chính là chìa khóa mở ra cánh cửa giao tiếp thành công.
Có làm được 4 điều này, biết, hiểu và nhìn nhận đúng bản chất thực sự của mọi việc xung quanh, con người mới có được an lạc, hạnh phúc.
Ngọc Hoa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét