5 điều bạn cần để hạnh phúc trong công việc - Chùa Vinh Phúc

Hoằng Dương Chánh Pháp - Trưởng Dưỡng Đạo Tâm - Phụng Sự Nhân Sinh - Hành Bồ Tát Đạo

test banner

Post Top Ad

test banner

Thứ Bảy, 18 tháng 5, 2019

5 điều bạn cần để hạnh phúc trong công việc

Nghiên cứu khoa học cho thấy nếu được đáp ứng các nhu cầu trên thì bạn sẽ có thể hạnh phúc hơn trong công việc.

Tìm được một công việc khiến bạn cảm thấy vui vẻ có rất nhiều lợi ích, không chỉ giải thoát bạn khỏi ác mộng đêm chủ nhật, nỗi khổ ngày thứ hai, thảm họa ngày thứ ba,... 
Nghiên cứu gần đây của công ty Robert Half International tại Mỹ đánh giá mức độ hạnh phúc của hơn 12.000 người lao động cho thấy những nhân viên hạnh phúc sẽ làm việc tốt hơn, có quan hệ tốt hơn với đồng nghiệp, tự hào với công việc họ làm hơn.

"Khi nhân viên hào hứng với công việc, họ sẽ dành nhiều thời gian và sức lực hơn cho nó." - Huấn luyện viên nghề nghiệp thành phố Atlanta, Hallie Crawford cho biết.

Vậy làm thế nào để hạnh phúc trong công việc? Nghiên cứu trên cũng đưa ra một số tiêu chí khiến nhân viên hạnh phúc hơn cũng như làm thế nào để bạn đạt được mục tiêu đó.

1. Bạn cần có cảm giác thành tựu

Theo khảo sát, cảm giác thành tựu là động lực hạnh phúc lớn nhất cho nhân viên dưới tuổi 35.

"Nhân viên muốn cảm thấy mình đang tạo ảnh hưởng đến công ty, tức là họ cần phải nhìn thấy kết quả trong công việc của mình" - Crawford nói.

Trong công việc hiện tại: 

"Nếu bạn muốn có cảm giác thành tựu, hãy đặt tiêu chuẩn cho bản thân và tập trung tiến bộ dần dần để đạt được từng mục tiêu nhỏ" - Stefanie Wichansky, CEO tại Randolph cho biết.

"Ví dụ nếu bạn đang làm một dự án 6 tháng, hãy kiểm tra tiến độ mỗi 1- 2 tuần. Khi thấy được sự tiến triển, bạn sẽ thấy tự tin hơn trong công việc."

Trong công việc mới: 

"Tìm kiếm những dấu hiệu cho thấy nhóm hoặc bộ phận bạn làm việc cùng hướng đến thàng công. Ví dụ công ty nhận được phản hồi, đánh giá tốt, công việc có đề cập đến các "mục tiêu", "tiêu chuẩn" rõ ràng trên các trang tìm việc,...

Hãy hỏi nhà tuyển dụng định nghĩa của họ về thành công và họ sẽ làm thế nào để họ dẫn dắt nhân viên đạt thành công.

Tùy thuộc vào lĩnh vực nghề nghiệp, bạn nên tìm kiếm nơi có hệ thống quản lý nhân sự phù hợp để có thể đạt hiệu quả trong công việc.

2. Bạn cần sự cổ vũ tích cực

Cảm thấy được coi trọng là động lực lớn thứ hai cho nhân viên cảm thấy hạnh phúc trong công viêc.

Mọi nhân viên đều muốn có cảm giác họ đang làm việc tốt. Lãnh đạo có thể cổ vũ, ghi nhận công sức của họ bằng nhiều cách - đơn giản là một email cảm ơn, cho đến việc tăng lương, tăng chức.

Trong công việc hiện tại:

Nếu hiện tại bạn không nhận được sự cổ vũ tích cực từ sếp, đừng nghĩ rằng mình đang làm chưa tốt.

Có thể sếp bạn không khéo léo trong giao tiếp. Bạn nên chủ động hỏi phản hồi từ quản lý của mình.

Trong công việc mới:

Những xem xét về công ty trên các trang thông tin việc làm sẽ giúp bạn hiểu hơn về công ty đó, rằng liệu nhân viên ở đó có cảm thấy họ được coi trọng hay không. Vì vậy hãy hỏi đánh giá trên mạng trước khi quyết định ứng tuyển công việc mới.

Nếu bạn thấy quá nhiều người nói "Tôi chưa từng biết mình làm tốt hay không", "Tôi chưa từng được cảm ơn cho sự cống hiến của mình",... thì bạn nên suy nghĩa lại.

3. Bạn cần thích đồng nghiệp của mình

Những nhân viên có quan hệ tốt với đồng nghiệp sẽ có khả năng cảm thấy hạnh phúc với công việc hơn 2,5 lần so với những người không hòa đồng với đồng nghiệp.

Khảo sát cũng cho thấy những tình bạn thân thiết nơi làm việc sẽ tăng sự thỏa mãn của nhân viên lên tới 50%.

"Những mối quan hệ là một trong những yếu tố dự đoán đúng nhất sự hạnh phúc trong bất kỳ lĩnh vực nào" - Christine Carter, tác giả cuốn The Sweet Spot: How to Find Your Groove at Home and Work cho biết.

Trong công việc hiện tại:

Để tạo quan hệ tốt với đồng nghiệp các bạn cần có sở thích chung ngoài công việc. Nói cách khác, đừng chỉ là đồng nghiệp nói chuyện về công việc.

Đôi khi hãy tạm ngừng việc đang làm để hỏi đồng nghiệp về thú cưng, con cái, sở thích của họ. Bạn có thể tìm thấy điểm chung giữa hai người và đó là một trong những cách kết bạn tốt nhất.

Trong công việc mới:

Nếu muốn biết liệu bạn có thể hòa hợp với đồng nghiệp tương lai hay không, hãy hỏi nhà tuyển dụng về tính cách những người trong nhóm bạn sẽ làm việc cùng.

Thử xem liệu bạn có thể gặp các đồng nghiệp tương lai, thử xem độ thân thiện của họ và liệu có thể làm quen trong hoặc sau giờ làm hay không.

4. Bạn cần quyền tự chủ nhất định

Khảo sát cho thấy cảm giác được trao quyền - tức là nhân viên có thể tự đưa ra 1 số quyết định - sẽ khiến nhân viên hạnh phúc hơn.

"Bạn cần có cảm giác mình đang tự chèo lái con thuyền của mình" - Carter cho biết.

Không may là rất ít người có cảm giác như vậy. 23% người tham gia khảo sát của Robert Half cho biết họ cảm giác rất ít hoặc không có chút quyền kiểm soát nào với công việc của mình

Trong công việc hiện tại:

Nếu bạn muốn được độc lập hơn trong công việc nhưng sếp lại là người lãnh đạo theo kiểu "micromanager", tức là luôn cố gắng kiểm soát mọi việc dù là nhỏ nhất, thì bạn vẫn có thể tìm cách "trấn an" sếp để có thêm tự do để làm việc tốt hơn.

Đối phó với những vị sếp này, bạn nên nộp báo cáo thường xuyên, lý tưởng nhất là hàng tuần để họ yên tâm.

Bên cạnh đó, đừng ngại yêu cầu mình được có quyền giám sát, chịu trách nhiệm hơn. Có thể sếp bạn chưa nhận ra là bạn đã sẵn sàng làm việc cao hơn.

Trong công việc mới:

Nếu bạn muốn tự chủ, bạn cần hiểu rõ về lãnh đạo tương lai của mình, vậy nên ngay trong buổi phỏng vấn xin việc, hãy nói với nhà tuyển dụng rằng bạn cần có sự đọc lập và quyền quản lý thời gian, quy trình làm việc của mình. 

Đừng quên đọc kỹ mô tả công việc. Nếu có cụm từ "làm việc độc lập" thì có vẻ đó là điều mà nhà tuyển dụng cũng mong muốn từ bạn.

5. Bạn cần tự hào về tổ chức của mình

Những nhân viên tự hào về tổ chức của mình có khả năng hạnh phúc trong công việc gấp 3 lần, theo khảo sát của Robert Half. Niềm tự hào này còn trên cả sự tự hào về những gì bạn làm được.

Bởi vậy nên sự phù hợp văn hóa với tổ chức là yếu tố quan trọng hàng đầu với thế hệ nhân viên trẻ hiện nay.

Trong công việc hiện tại hoặc công việc mới:

Với một số người, được làm việc ở tập đoàn lớn có danh tiếng khiến họ tự hào. Cũng có những người, dịch vụ của công ty tốt khiến họ cảm thấy tự hào. Cũng có những người tự hào vì "đặc quyền" mà họ được hưởng khi làm ở công ty đó.

Nếu bạn không muốn khoe khoang về nơi mình làm, hãy dành vài phút viết ra những nguyên nhân khiến bạn không thể tự hào với tổ chức ấy. Có điều nào mà bạn có thể thay đổi được không? Ví dụ bạn không thích nhóm làm việc hiện tại, nhưng nếu đổi sang một nhóm khác thì bạn sẽ thấy thoải mái hơn.

Nếu đó là vấn đề bạn không thể thay đổi, chẳng hạn CEO của công ty đang định hướng thương hiệu theo cách mà bạn không nhất trí - hãy nhìn lại danh sách xem những giá trị nào là quan trọng với bạn nhất. Sau đó bắt đầu tìm kiếm công ty có chung tư tưởng với bạn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

test banner