Hiến máu cứu bệnh nhân, giúp người cùng đường, hoạn nạn, cứu những con vật khỏi cái chết đau đớn, thả chúng vào một chốn an toàn... có thể hóa giải nghiệp chướng, đem lại phước báo lớn lao...
Khi điều không may mắn xảy đến, nhiều người không biết nguyên nhân từ đâu, thường hoang mang tìm đến những thầy bói, những cô đồng để tìm lý do. Không ít người tốn rất nhiều tiền trao cho thầy làm đại lễ giải hạn, cúng tế triền miên mong hoá giải nghiệp chướng nhưng tai ương vẫn cứ sầm sập kéo đến...
Những lời khuyên của Đức Phật để hóa giải nghiệp chướng:
Đối với người oán hận mình, hãy quan tâm cùng trợ giúp, oan kết tự nhiên hóa giải. Ta giúp người khác vô điều kiện, không cầu danh cũng chẳng cầu lợi thì tự khắc tích phúc cho bản thân.
Học Phật có thể nhẫn nhục, có thể bao dung thì nghiệp chướng tan biến như mây khói. Người oán hận ta thì là người tự tạo nghiệp chướng. Còn ta đối với oán hận của người mà bình tĩnh và mở lòng thì tránh được oán nghiệp.
Nghiệp chướng sẽ tan biến nhanh hơn rất nhiều nếu được đền chuộc bằng những việc làm từ thiện. Càng làm nhiều, bạn sẽ càng thấy hiệu quả rõ rệt.
Cứu người thoát nạn luôn là công đức hàng đầu. Và cách thiết thực, dễ dàng là hiến máu nhân đạo. Bên cạnh đó, khi gặp người cùng đường, hoạn nạn, suy nghĩ tiêu cực, nguy cơ ảnh hưởng tính mạng hay những hoàn cảnh tương tự khác thì nên ra tay cứu giúp.
Nên phóng sinh. Cứu sống những con vật tội nghiệp khỏi lưỡi dao đồ tể, khỏi cái chết đau đớn, thả chúng vào một chốn an toàn, cũng sẽ đem lại phước báo lớn lao.
Bao dung với người khác cũng là bao dung với chính mình, tha thứ cho người khác cũng chính là tha thứ cho bản thân, là phương pháp tạo nghiệp lành tốt nhất, đơn giản nhất.
Bởi nghiệp chướng căn bản là phiền não, do tư lợi, ham danh ham lợi nên tham, sân, si, vướng phải dục trần, tự gây rắc rốip. Vượt qua phiền não của bản thân chính là cách giải thoát ác nghiệp. Tâm càng thanh tịnh thì nghiệp ác càng tiêu tan.
Theo quan điểm Phật giáo, nghiệp chướng là từ xuất hiện trong đạo phật được xuất hiện trong bài giảng kinh của Phật giáo. Trong đó nghiệp chướng là từ được ghép từ nghiệp và từ chướng. Ở đây nghiệp có nghĩa là khởi đầu, sự tạo nghiệp còn tùy vào hành động và từng trường hợp để phân định.
Tâm niệm chúng ta khởi tạo ra những tư tưởng, suy nghĩ gọi là ý nghiệp, miệng chúng ta phát ra âm thanh ngôn từ gọi là khẩu nghiệp, thân thể chúng ta hành động tạo ra các sự việc, hành động gọi là thân nghiệp.
D. Sinh