Đức Phật giảng cho các Tỳ kheo: “Khi ta đã nói như vầy: ‘Nghiệp nên được hiểu biết,nguồn gốc của nghiệp nên được hiểu biết, sự đa dạng của nghiệp nên được hiểu biết, nghiệp quả nên được hiểu biết, sự chấm dứt nghiệp nên được hiểu biết, và con đường dẫn tới sự chấm dứt nghiệp nên được hiểu biết’, vì lý do gì ta đã nói như vậy?
“Và cái gì là nguồn và gốc của nghiệp? Sự tiếp-xúcchính là nguồn và gốc của nghiệp.
“Và cái gì là sự đa dạng của nghiệp? Có nghiệp được nếm trải trong địa ngục; có nghiệp được nếm trải trong cõisúc sinh; có nghiệp được nếm trải trong cõi hồn ma ngạ quỷ đọa đày; có nghiệp được nếm trải trong cõi người; và cónghiệp được nếm trải trong cõi trời. Đây được gọi là sự đa dạng của nghiệp.
“Và cái gì là nghiệp quả? Quả của nghiệp, ta nói, có ba dạng: [được nếm trải] ngay trong kiếp này, hoặc trong kiếpsau, hoặc trong thời kiếp nào sau đó. Đây được gọi là quả của nghiệp.
“Và, này các Tỳ kheo, cái gì là sự chấm dứt của nghiệp? Khi chấm dứt sự tiếp-xúc thì chấm dứt nghiệp; (vì sự tiếp xúc là nguồn gốc của nghiệp).
“Con đường tám phần thánh thiện (Bát thánh đạo) làcon đường dẫn tới sự chấm dứt nghiệp, bao gồm các phần được gọi là cách-nhìn đúng-đắn . . . sự định-tâm đúng-đắn(chánh kiến . . . chánh định).
“Này các Tỳ kheo, khi một người đệ tử thánh thiện hiểu biết được như vậy về nghiệp, nguồn gốc của nghiệp, sự đa dạng của nghiệp, nghiệp quả, sự chấm dứt nghiệp, và con đường dẫn tới sự chấm dứt nghiệp, là người đó hiểu biết được. (mục tiêu của) đời sống tu tâm thâm nhập này chính là sự chấm dứt (nghiệp).”
(trích AN 6:63; NDB 963)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét