NẾU CHÚNG TA SINH VỀ CÕI TRỜI CÓ ĐƯỢC MÃI MÃI Ở ĐÓ KHÔNG - Chùa Vinh Phúc

Hoằng Dương Chánh Pháp - Trưởng Dưỡng Đạo Tâm - Phụng Sự Nhân Sinh - Hành Bồ Tát Đạo

test banner

Post Top Ad

test banner

Thứ Sáu, 14 tháng 12, 2018

NẾU CHÚNG TA SINH VỀ CÕI TRỜI CÓ ĐƯỢC MÃI MÃI Ở ĐÓ KHÔNG

Nếu được tái sinh về một cõi Trời, liệu chúng ta có được lưu lại mãi mãi? Cõi Trời (Thiên đàng) có phải là đích đến cao nhất và cuối cùng của chúng ta và Phật giáo?
Những chúng sinh đã làm nhiều việc thiện tốt và nhờ vậy đã tích lũy được nhiều Nghiệp thiện lành thì có khả năng được tái sinh về những cõi cao đẹp phúc lành, như là nhữngcõi Người, cõi của Thiên Thần và Trời. 
Đức Phật khuyên dạy rằng, nếu một người hay chúng sinh không tu tập chứng đạt đến Niết-bàn thì người đó nên theo giữ cuộc sống lương thiện và đức hạnh để chúng ta còn có cơ hội được tái sinh về những cảnh giới phúc lành đó. Điều quan trọng nhất là phải sống thiện lành để phòng hộ, bảo vệ bản thân tránh khỏi rớt rơi vào những cảnh giới thấp xấu, toàn đau khổ và đọa đày thăm thẳm, như địa ngục, súc sinh. Bạn hãy ghi nhớ về điều này!!!
Kiếp sống trên những cõi Trời trong khoảng thời gian là rất dài, được cho là đại thọ, gấp hàng trăm ngàn thậm chí triệu lần so với tuổi thọ trên trái đất, nhưng cũng không phải là mãi mãi. Những người ở những cõi Trời đến khi hết tuổi thọ (thường nói là ‘khi hưởng hết phước’) rồi cũng phải chết và cũng phải tái sinh về cõi nào đó, tùy theo tất cả các Nghiệp của người đó.
Điều đó dễ hiểu rằng có những chúng sinh cõi Trời sau khi hết tuổi thọ có thể lại tái sinh trở lại cõi Người.
Điều đó cho thấy rằng, Phật giáo không coi việc tái sinh vào những cõi cao đẹp như những cõi Trời và Thiên Thần là mục đích cao nhất của đạo Phật. Hầu hết những người tu hành theo Phật đều nhắm tới “mục tiêu tột cùng” là chứng ngộ Niết-bàn (Nibbana). Niết-bàn là sự “giải thoát hoàn toàn”,chấm dứt tái sinh, chấm dứt mọi sự khổ (dukkha).
Chuyện kinh điển kể lại rằng: Nanda, người anh em cùng cha khác mẹ với Đức Phật, đã bất mãn thoái và nói với Đức Phật rằng ông muốn bỏ đời sống tu hành. Đức Phật liền dùng năng lực thần thông đưa ông lên một trong những cõi Trời để ông thấy được sự hưởng phúc sung sướng ở trên đó. Và Đức Phật hứa với ông rằng nếu tu tập tốt theo Giáo Pháp thì saunày ông ta có thể tái sinh về những cõi Trời phúc lành và hạnh phúc như vậy. Điều này đã thúc giục Nanda trở lại tu hành siêng năng và sau đó ông ta đã hoàn toàn có thể được tái sinh về một cõi Trời sau khi chết.
Nhưng trong quá trình thiền tập tu tiến đó, Nanda nhận ra rằng chính Niết-bàn mới thực sự là niềm chân phúc cao nhất hơn cả những phúc lành ở cõi Tiên Trời. Vì thế ông đã xin Đức Phật bỏ lời hứa trước đây để ông ta cố gắng tu để đạt đến mục tiêu chứng ngộ Niết-bàn. (Theo Kinh “Nanda Sutta”-“Udana III.2”.)
Vậy “Niết-bàn” là gì?
Nếu bạn đã chưa bao giờ thực hành theo Giáo Pháp và đi theo con đường Đức Phật đã chỉ ra, thì từ Niết-bàn có lẽ là một khái niệm khó hiểu đối với bạn. 
Theo giảng luận thì một người dù có chứng ngộ hay hiểu biết được Niết-bàn là gì thì người ấy cũng khó mà giải thích cho người không biết gì về nó. Điều đó cũng như việc cố gắng giải thích những màu sắc cho những người mù haynhững âm thanh cho những người bị điếc vậy. Nghe có vẻ bí ẩn quá phải không bạn?. Nhưng thật ra nó không phải bí ẩn theo nghĩa thông thường nào cả, nó chỉ giống như là nếu bạnkhông tự-mình nếm nước chanh thì bạn không thể nào biết được vị chanh đó như thế nào, dù một người có cố miêu tả vị chanh bằng những lời lẽ như thế nào cho bạn.
Nói nôm na rằng, ngôn ngữ thông thường của chúng ta không đủ và không thể nào diễn tả được trạng thái Niết-bàn. Mọi người phải tự thân trải nghiệm nó, phải tự mình chứng ngộ nó, phải “biết” nó thì mới “hiểu” được nó là gì.
Tuy nhiên, vẫn có một số cách miêu tả nôm na khác như:Niết-bàn là sự vắng bặt, không còn mọi dục vọng và đau khổ. Trạng thái đó chỉ đạt được bởi những người đã diệt sạch mọi căn gốc Tham, Sân, Si. Đó là một trạng thái hay một cảnh giới tột cùng an lạc và hạnh phúc, vì ở đó không còn tái sinh nữa...v.v...
Phật đã cố gắng khuyên dạy chúng ta phải giảm bớt Tham,Sân, Si, và cuối cùng diệt bỏ hết mọi mầm móng của Tham,Sân, Si. Và điều này chỉ làm được nếu chúng ta tu tập những phẩm chất tốt đẹp như: Lòng rộng lượng, lòng tốt, lòng nhẫn nhục, lòng từ bi, đạo đức và trí tuệ.
Bằng cách thực hành một cách đúng đắn theo con đường đạo Phật, bất kỳ ai trong chúng ta cũng có thể trải nghiệm được niềm an lạc và hạnh phúc của chữ “Niết-bàn”, ngay cả trong kiếp sống hiện tại.
Hãy tìm hiểu, xem xét và thử nghiệm việc thực hành những Lời Dạy của Đức Phật để nếm trải được niềm an lạc mà việc thực hành mang lại cho chính bản thân mình trongmỗi ngày!.
Đức Phật:

Không cần chờ đến chết

Hãy trải nghiệm ‘Thiên đàng’Ngay khi ta còn sống
Thiên đàng chính nơi đâyChính là giây phút này
Là vị của “Niết-bàn”
Trong chính cuộc đời này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

test banner