Rồi những người Kālāma nói với đức Thế Tôn như vầy:
“Thưa ngài, một số tu sĩ và bà-la-môn đã đến Kesaputta giảng giải và tuyên dương những học thuyết của họ nhưng chê bai, moi móc, chửi bới và nói xấu những học thuyết của người khác. Nhưng sau đó lại có những tu sĩ và những bà-la-môn khác đến Kesaputta, và họ cũng giảng giảivà tuyên dương những học thuyết của họ nhưng chê bai, moi móc, chửi bới và nói xấu những học thuyết của người khác. Thưa ngài, chúng tôi bối rối và nghi ngờ vì không biết trong những vị tu sĩ và bà-la-môn đó ai là người nói đúng và ai là người nói sai.”
“Này các người Kālāma, các người nghĩ sao? Khi tham, sân, và si khởi sinh trong một người, điều đó là phúc lành hay nguy hại cho người đó?”
– “Là nguy hại cho người đó, thưa ngài.”
– “Này các người Kālāma, một người tham lam, thù ghét, và ngu mờ; bị chi phối bởi tham, sân, si; những ý nghĩ của người đó bị chi phối bởi tham, sân, si, thì người đó sẽ có sát sinh, trộm cắp, có hành vi tính dục bất chính, và nói dối; và người đó cũng sẽ xúi giục người khác làm vậy. Điều đó có sẽ dẫn tới sự nguy hại và khổ đau lâu dài cho người đó phảikhông?”—“Đúng vậy, thưa ngài.”
“Này các người Kālāma, các người nghĩ sao? Những điều đó là thiện lành hay không thiện lành?— “Không thiệnlành, thưa ngài”
“Đáng chê hay đáng khen?”— “Đáng chê, thưa ngài.”
“Là bị quở trách hay được khen ngợi bởi những bậc trí hiền?”— “Bị quở trách, thưa ngài.”
“Nếu nhận lấy và thực hành những điều đó, chúng sẽ dẫn tới nguy hại và khổ đau phải không, hoặc sẽ ra sao nếu làm vậy?”— “Nếu nhận lấy và thực hành những điều đó, chúng sẽ dẫn tới sự nguy hại và khổ đau. Đối với chúng tôi, điều đó [cho thấy] như vậy.”
“Này các người Kālāma, bởi chính lý do đó nên ta nói:‘Đừng tin theo điều gì do (i) . . . .’ Nhưng khi nào các người tự mình biết được: ‘Những điều nào là thiện lành; những điềunào là đáng khen; những điều nào không bị quở trách bởi những bậc trí hiền; những điều nếu nhận lấy và thực hành sẽ dẫn tới phúc lợi và hạnh phúc’, thì các người nên làm chúng.
“Này các người Kālāma, các người nghĩ sao? Khi sựvô tham, vô sân, và vô si khởi sinh trong một người, điều đó là phúc lành hay nguy hại cho người đó?”— “Là phúc lànhcho người đó, thưa ngài.”
“Này các người Kālāma, một người không có tham lam, không thù ghét, và không ngu mờ; không bị chi phối bởitham, sân, si; những ý nghĩ của người đó không bị chi phối bởi tham, sân, si, thì người đó không sát sinh, không trộm cắp, không hành vi tính dục bất chính, và không nói dối; vàngười đó cũng sẽ khuyến khích người khác không làm vậy. Điều đó sẽ dẫn tới phúc lợi và hạnh phúc lâu dài cho người đó phải không?”—“Đúng vậy, thưa ngài.”
“Này các người Kālāma, các người nghĩ sao? Những điều đó là thiện lành hay không thiện lành?— “Thiện lành,thưa ngài”
“Đáng trách hay đáng khen?”— “Đáng khen, thưangài.”
“Bị quở trách hay được khen ngợi bởi những bậc trí hiền?”— “Được khen ngợi, thưa ngài.”
“Nếu nhận lấy và thực hành những điều đó, chúng sẽ dẫn tới phúc lợi và hạnh phúc, hay sẽ ra sao nếu làm vậy?”— “Nếu nhận lấy và thực hành những điều đó, chúng sẽ dẫn tới phúc lợi và hạnh phúc. Đối với chúng tôi, điều đó [cho thấy] như vậy.”
“Này các người Kālāma, bởi chính lý do đó nên ta nói:‘Đừng tin theo điều gì do (i) . . . .’ Nhưng khi các người tự mình biết được: ‘Những điều nào là thiện lành; những điềunào là đáng khen; những điều nào không bị quở trách bởi những bậc trí hiền; những điều nếu nhận lấy và thực hành sẽ dẫn tới phúc lợi và hạnh phúc’, thì các người nên làm chúng.”
“Vì lẽ đó nên ta nói như vậy.”
(trích AN 3:65; NDB 280–82)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét