HÃY LÀM NGƯỜI TỐT - Chùa Vinh Phúc

Hoằng Dương Chánh Pháp - Trưởng Dưỡng Đạo Tâm - Phụng Sự Nhân Sinh - Hành Bồ Tát Đạo

test banner

Post Top Ad

test banner

Thứ Sáu, 14 tháng 12, 2018

HÃY LÀM NGƯỜI TỐT

Ai Cũng Được Lên Thiên Đàng! Bất Kỳ Ai!
Khi chúng ta nói “Bất Kỳ Ai” thì có nghĩa là gì?. Phật giáo có bao giờ nói rằng chỉ những người theo đạo Phật mới đượcphúc báo ở kiếp sau?.
Theo Phật giáo, việc chúng ta sẽ đi về đâu sau kiếp sống này là hoàn toàn không phụ thuộc vào tôn giáo của chúng ta. Thật ra, không cần phải cầu nguyện, thờ phụng, hay thậm chí phải tin vào Đức Phật thì mới hưởng phúc đức ở kiếp sau.
Những gì xảy ra cho chúng ta ở kiếp sống tiếp sau là phụ thuộc vào phẩm hạnh đạo đức của chúng ta trong kiếp sống này.
Con đường dẫn đến Cõi Trời (hay Thiên Đàng) không phải có được bằng đức tin hay sự thờ phụng, mà bằng cách làm những điều tốt thiện và tránh làm những điều xấu ác!.
Phật chưa bao giờ nói điều gì như kiểu ‘Hãy thờ kính ta và các người sẽ được quả báo phúc lành’. Phật cũng chưa bao giờ nói mình có đủ quyền năng và cảnh báo sẽ trừng phạt bất cứ ai không tin vào Phật hay không theo đạo Phật.
Trái lại, Phật nói rằng nếu bất cứ ai có điều nghi ngờ về Phật thì không có gì là sai trái cả, bởi vì tất cả mọi người đều cần phải có đủ thời gian mới có được sự hiểu biết chính đáng. Điều đó không có gì là sai trái cả.
Đức Phật nhấn mạnh rằng mọi người nên tự chính mình tìm tòi, hiểu biết và trải nghiệm Lẽ Thật (Chân Lý), và đặc biệt không nên đặt lòng tin một cách mù quáng vào ai hay vào điều gì, ngay cả đó là Đức Phật hay Phật pháp. (Phụ Lục 1)
Vì vậy, tất cả những người theo những con đường đạoThiên Chúa, đạo Hindu, đạo Hồi, đạo Do Thái, đạo Phật, đạo Lão...và thậm chí những người theo chủ nghĩa vô thần, đều có khả năng có được một kiếp sau đầy phúc lành sau khi chết.
Tuy nhiên, chúng ta hãy tin chắc một điều rằng những người có được phúc lành đó trong tương lai phải là những người tốt trong kiếp này. Những “Người Tốt”!. Vì sao?. Bởivì khó có một tôn giáo nào hay một chủ thuyết nào, dù tin hay không tin vào kiếp sau, lại cho rằng những người làm nhữngđiều xấu ác lại được lên thiên đàng hay được hưởng phúc lành
sau khi chết.
(1.)Thiên Đàng hay Cõi Trời là gì?
Thiên Đàng hay Cõi Trời chúng ta đang nói là gì?. Thứ nhất, “thiên đàng” hay “cõi trời” ở đây về mặt ngôn ngữ muốn dùng là giống nhau. “Thiên” là trời, “đàng” hay “đường” là cõi.
Bạn không nên lẫn lộn khái niệm “thiên đàng” như trong nhiều tôn giáo khác. Thiên đàng hay cõi trời ở đây chỉ những cõi hiện hữu cao hơn và hạnh phúc hơn (hơn cõi trần gian, địa ngục...) mà chúng sinh có thể tái sinh về sau khi kết thúc kiếp này. Dân gian cũng hay gọi là những cõi tiên, cõi tiên bồng, cõi trời thần.
Có thể nói nôm na đó là nơi hay cõi “trên trời” mà chúng ta có thể được tái sinh về đó sau khi chúng ta chết. Đó cũng có thể là một trạng thái hay cảnh giới tốt đẹp và đáng mong ước của tâm.
Chúng ta lấy ví dụ, một người tánh tình nóng nảy thì luôn luôn ở trong tâm trạng xấu và có thể luôn giận dữ bất kỳ lúc nào. Những người như vậy, luôn luôn tự làm cho mọi người xung quanh và chính bản thân mình phải khổ sở, bất hạnh. Ngược lại, những người tính khí nhẹ nhàng, luôn bình tâm, thì luôn luôn cảm thấy an bình và tạo niềm an lạc cho mọi người.
Bởi vì do trạng thái tâm của mình, cuộc sống của người sân hận cứ như là “địa ngục” đối với bản thân người đó vàmọi người xung quanh. Dễ thấy rằng, những người có tâm bình lặng hài lòng thì luôn luôn sống đời hạnh phúc và xung quanh người ấy cũng giống như “thiên đường” vậy.
Lời dạy của Đức Phật chỉ cho chúng ta thấy được cách tìm thấy được trạng thái tâm hạnh phúc trong cuộc đời, cho phép chúng ta tìm thấy sự an lạc, sự “thiên đàng” ngay trong cuộc sống này.
Bên cạnh những trạng thái của tâm, Phật giáo cũng tin rằng có những cảnh giới hay cõi sống ở trên vũ trụ, và những cảnh giới đó có thể là phúc lành hay đầy đau khổ.
Theo niềm tin truyền thống thì những cảnh giới thấp xấu nhiều đau khổ, bao gồm cõi Địa Ngục, Ngạ Quỷ, Súc Sanh;và còn những cảnh giới cao đẹp nhiều phúc lành là bao gồm cõi Người và những cõi Trời (Thiên, Thần).
Chúng ta sẽ bị (hay được) tái sanh về cõi nào là hoàn toàn do Nghiệp (kamma) mà chúng ta tạo ra và tích lũy trong kiếp sống này, và bao gồm cả phần nghiệp đã được tích lũy trong những kiếp sống quá khứ.
Đức Phật đã tuyên dạy rằng, ngay cả những người tại gia nếu biết sống giữ Năm giới hạnh căn bản (không sát sanh, không tà dâm, trộm cắp và uống rượu, dùng chất độc hại), thì cũng chắc chắn được tái sinh về những cõi phúc lành như cõi Người hay những cõi Trời.
Vì vậy: “Ai cũng được lên thiên đàng, chỉ cần làm người tốt!
page6image988720144
 CHÚ GIẢI
“Nghiệp” là một từ Hán-Việt, có nghĩa là nhữn“hành động”,đặc biệt là những hành động cố ý, hành động do tâm ý của mình làm ra. Nghiệp trong tiếng Pali là: “kamma”. Tiếng Phạn là “karma.
Quy luật của Nghiệp rất dễ hiểu. Nếu bạn làm nhiều hành động xấu ác, tức là tạo Nghiệp xấu ác, thì bạn phải nhận lãnh những hậu Quả xấu. Nếu bạn làm nhiều hành động tốthiện, tức là tạo nhiều Nghiệp tốt lành, thì bạn sẽ nhận lãnh hậu Quả phúc lành.
Tương tự, trong chừng mực căn bản, có thể nói: Nếu bạn tích lũy quá nhiều Nghiệp xấu ác hơn là những Nghiệp tốt thiện, thì có khả năng bạn sẽ bị tái sanh về những cõi thấp xấu. Ngược lại, nếu bạn tích lũy nhiều Nghiệp thiện tốnhiều hơn những Nghiệp xấu ác, thì có khả năng là bạn sẽ được tái sinh về những cõi cao đẹp nhiều phúc lành. (Phụ Lục 3)
Cảnh giới hay cõi sống nào chúng ta sẽ tái sinh về là phụ thuộc vào “Nghiệp” mà mỗi chúng ta tích lũy trong đời này và những đời trước. “Nghiệp” là kết quả của những hành động tâm ý và nhữnghành động thói quen, lặp đi lặp lại trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. (Phụ Lục 4)
Dân số của cõi người không phải là cố định hay theo một xu hướng nhất định nào. Bởi vì tất cả chúng sinh đều có thể tái sinh vào cõi người hay một trong nhiều cõi khác nhau trong vũ trụ tùytheo Nghiệp của họ.
Để biết thêm những cảnh giới, và những cõi sống khác, bạn có thể tham khảo “Giáo trình Phật học”, chương VII, của ChanKhoon San.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

test banner