. . . Những gia chủ của vùng Cổng Tre (Trúc Môn) đã thưa với đức Thế Tôn: “Xin ngài hãy chỉ dạy cho chúng con Giáo Pháp sao cho chúng con được một cách sống hạnh phúc tại gia và sau khi chết sẽ được tái sinh trong một nơi đến tốt lành, trong một cõi trời.”
“Này các gia chủ, cái gì là Giáo Pháp được áp dụng chochính mình?
“Ở đây, này các gia chủ, một người đệ tử thánh thiện biết suy xét như vầy: ‘Ta là người muốn được sống chứ không muốn chết; ta muốn được hạnh phúc chứ không muốnbị khổ đau. Vì ta là người muốn được sống . . . và khôngmuốn bị khổ đau, nên nếu có ai lấy mạng ta thì ta đâu vui lòng và cam chịu. Giờ nếu ta lấy mạng người (hay vật) khác—người (hay vật) đó cũng muốn được sống chứ không muốn chết, muốn được hạnh phúc chứ không muốn bị khổ đau—thì người (hay vật) đó cũng đâu vui lòng và cam chịu.Điều gì không làm ta vui lòng và dễ chịu thì người (hay vật)khác cũng đâu vui lòng và cam chịu. Điều ta không vui lòngvà cam chịu sao ta có thể làm điều đó đối với người (hay vật) khác?’. (Điều gì mình không muốn thì đừng làm với ngườikhác). Sau khi suy xét như vậy, người đệ tử thánh thiện kiêng cữ, không sát sinh, khuyên khích người khác không sát sinh, và khen ngợi việc kiêng cữ sát sinh. Như vậy đức hạnh vềthân (hành động) của người đó được thanh lọc về ba phương diện.
“Lại nữa, này các gia chủ, một người đệ tử thánh thiện biết suy xét như vầy: ‘Nếu có ai muốn lấy thứ ta không cho, đó là trộm cắp của ta, điều đó ta đâu vui lòng và cam chịu.Giờ nếu ta lấy thứ người khác không cho ta, tức là trộm cắp của người khác, điều đó người khác đâu vui lòng và cam chịu.Điều gì không làm ta vui lòng và dễ chịu thì người khác cũng đâu vui lòng và cam chịu. Điều ta không vui lòng và cam chịu sao ta có thể làm điều đó đối với người khác?’. Sau khi suy xét như vậy, người đệ tử thánh thiện kiêng cữ, không lấy thứ không được cho, khuyên khích người khác không lấy thứ không được cho, và khen ngợi việc kiêng cữ lấy trộm ăn cắp. Như vậy đức hạnh về thân (hành động) của người đó được thanh lọc về ba phương diện.
“Lại nữa, này các gia chủ, một người đệ tử thánh thiện biết suy xét như vầy: ‘Nếu có ai muốn ngoại tình với vợ ta, điều đó ta đâu vui lòng và cam chịu. Giờ nếu ta đi ngoại tình với vợ của người khác, điều đó người khác đâu vui lòng và cam chịu. Điều gì không làm ta vui lòng và dễ chịu thì người khác cũng đâu vui lòng và cam chịu. Điều ta không vui lòng và cam chịu sao ta có thể làm điều đó đối với người khác?’Sau khi suy xét như vậy, người đệ tử thánh thiện kiêng cữ,không hành vi tính dục bất chính, khuyên khích người kháckhông hành vi tính dục bất chính, và khen ngợi việc kiêng cữ tà dâm tà dục. Như vậy đức hạnh về thân (hành động) của người đó được thanh lọc về ba phương diện.
“Lại nữa, này các gia chủ, một người đệ tử thánh thiện biết suy xét như vầy: ‘Nếu có ai nói dối nói sai để làm hại ta, điều đó ta đâu vui lòng và cam chịu. Giờ nếu ta nói dối nói saiđể làm hại người khác, điều đó người khác cũng đâu vui lòng và cam chịu. Điều gì không làm ta vui lòng và dễ chịu thì người khác cũng đâu vui lòng và cam chịu. Điều ta không vui lòng và cam chịu sao ta có thể làm điều đó đối với người khác?’ Sau khi suy xét như vậy, người đệ tử thánh thiện kiêng cữ, không nói dối không nói sai sự thật, khuyên khích người khác không nói dối, và khen ngợi việc kiêng cữ nói dối. Như vậy đức hạnh về thân (hành động) của người đó được thanh lọc về ba phương diện.
“Lại nữa, này các gia chủ, một người đệ tử thánh thiện biết suy xét như vầy: ‘Nếu có ai chia rẽ ta với bạn bè thân hữu bằng lời nói gây chia rẽ, điều đó ta đâu vui lòng và cam chịu.
Giờ ta chia rẽ người khác và bạn bè thân hữu của họ, điều đó người khác cũng đâu vui lòng và cam chịu. . . .’ Như vậy đức hạnh về thân (hành động) của người đó được thanh lọc về ba phương diện.
“Lại nữa, này các gia chủ, một người đệ tử thánh thiện biết suy xét như vầy: ‘Nếu có ai nói với ta bằng những lời gắt gỏng, điều đó ta đâu vui lòng và cam chịu. Giờ ta nói lời gắt gỏng với người khác, điều đó người khác cũng đâu vui lòng và cam chịu. . . .’ Như vậy đức hạnh về thân (hành động) của người đó được thanh lọc về ba phương diện.
“Lại nữa, này các gia chủ, một người đệ tử thánh thiện biết suy xét như vầy: ‘Nếu có ai nói với ta những lời tầm phào và tán gẫu, điều đó ta đâu vui lòng và cam chịu. Giờ nếu tanói lời tầm phào và tán gẫu người khác, điều đó người khác cũng đâu vui lòng và cam chịu. Điều gì không làm ta vui lòng và dễ chịu thì người khác cũng đâu vui lòng và cam chịu. Điều ta không vui lòng và cam chịu sao ta có thể làm điều đó đối với người khác?’ Sau khi suy xét như vậy, người đệ tử thánh thiện kiêng cữ, không nói lời tầm phào vô ích, khuyênkhích người khác không nói lời tầm phào vô ích, và khenngợi việc kiêng cữ việc nói lời tầm phào, nói lời vô ích. Như vậy đức hạnh về thân (hành động) của người đó được thanh lọc về ba phương diện.
(trích SN 55:7; CDB 1797–99)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét