“Này các Tỳ kheo, cách nhìn đúng đắn (chánh kiến) làdẫn trước. Và làm cách nào cách nhìn đúng đắn là dẫn trước?Người hiểu được ‘cách nhìn sai lạc là cách nhìn sai lạc’ và‘cách nhìn đúng đắn là cách nhìn đúng đắn’: đây là cách nhìn đúng đắn của người đó.
“Và cái gì là cách nhìn đúng đắn (chánh kiến)? Cáchnhìn đúng đắn, ta nói, có hai dạng: (a) có cách nhìn đúng đắn còn dính những dòng-chảy-vào (ô nhiễm từ bên ngoài chảyvào tâm), là còn dính theo công đức phước báo, còn dính chấp được lợi được lạc; và (b) có cách nhìn đúng đắn là thánh thiện, là không còn dính những dòng-chảy-vào, là siêuthế, là một phần (yếu tố, chi) của con đường (bát thánh) đạo.2
“Và cái gì là cách nhìn đúng đắn còn dính những dòng-chảy-vào, còn dính theo công đức phước báo, còn dính chấp được lợi được lạc? (Đối với họ): ‘Có thứ được cho đi (vì họ tin có công đức từ việc cho đi, bố thí), có thứ được cúng dường, có thứ được hiến tế; có kết quả hay nghiệp quả tốt và xấu cho những hành động tốt và xấu; có thế giới (đời) này, cóthế giới (đời) khác; có mẹ, có cha; có những chúng sinh được tái sinh một cách tự động tự nhiên (theo nghiệp); có những tu sĩ và bà-la-môn tốt và đức hạnh trong thế gian này đã từng tự mình giác ngộ bằng sự hiểu biết trực tiếp rồi tuyên bố lại cho người khác biết.’ Đây là cách nhìn đúng đắn còn dính những dòng chảy vào, còn dính theo công đức phước báo, còn dính chấp được lợi được lạc.
“Và cái gì là cách nhìn đúng đắn là thánh thiện, không còn dính những dòng-chảy-vào, là siêu thế, là một phần/chicủa con đường (bát thánh) đạo? Trí tuệ, căn trí tuệ, năng lực trí tuệ, và yếu tố giác ngộ là sự điều tra các hiện tượng (yếu tố trạch pháp) chính là phần/chi “chánh-kiến” của con đường đạo bên trong một người có tâm là thánh thiện, tâm khôngcòn dính những dòng chảy vào, người đã đạt-được con đường thánh đạo và đang phát triển con đường thánh đạo: đây là cách nhìn đúng đắn là thánh thiện, không còn dính nhữngdòng-chảy-vào, là siêu thế, là một phần/chi của con đường(bát thánh) đạo.
“Người nỗ lực dẹp bỏ cách nhìn sai lạc và bước vào cách nhìn đúng đắn: đây là sự nỗ-lực đúng-đắn (chánh tinhtấn) của người đó. Một cách chú tâm, người đó dẹp bỏ cách nhìn sai lạc: đây là sự chú-tâm đúng-đắn (chánh niệm) của người đó. Như vậy, ba trạng thái (ba pháp) này chạy theo vàvòng quanh cách nhìn đúng đắn (chánh kiến); ba đó là: cáchnhìn đúng đắn, sự nỗ lực đúng đắn, và sự chú tâm đúng đắn.”
(trích MN 117; MLDB 934–35)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét