TỔ TIÊN TÍCH ĐỨC THAY VẬN MỆNH, CON CHÁU VINH HOA LỘC MÃN ĐƯỜNG - Chùa Vinh Phúc

Hoằng Dương Chánh Pháp - Trưởng Dưỡng Đạo Tâm - Phụng Sự Nhân Sinh - Hành Bồ Tát Đạo

test banner

Post Top Ad

test banner

Thứ Ba, 20 tháng 11, 2018

TỔ TIÊN TÍCH ĐỨC THAY VẬN MỆNH, CON CHÁU VINH HOA LỘC MÃN ĐƯỜNG

Tích đức hành thiện có thể thay đổi vận mệnh. Nếu vẫn chưa tin, bạn hãy thử kiên nhẫn đọc xong câu chuyện này…

Khâu Tuấn (1421 – 1495) tự Trọng Thâm, hiệu Thâm Am, là người Quỳnh Sơn, Quỳnh Châu, Quảng Đông, nay là thành phố Quỳnh Sơn tỉnh Hải Nam. Ông là kinh tế gia, lịch sử gia, chính trị gia, văn học gia, được Lý Hiếu Tông phong là “Lý học danh thần”. Người đời hay gọi ông là Quỳnh Sơn tiên sinh, sau khi chết được triều đình phong là “Văn Trang”, cũng gọi là Văn Trang tiên sinh.



Năm Khâu Tuấn 6 tuổi thì cha qua đời, Khâu Tuấn sống với mẹ và ông nội. Từ nhỏ, Khâu Tuấn tư chất thông minh, hiếu học hơn người.

Năm Khâu Tuấn 17 tuổi, lần đầu tham gia thi Hương đứng luôn đầu bảng, sau đỗ tiến sĩ, nhậm chức Hàn lâm Biên cải, Thị giảng, Thị giảng học sĩ, Đại học sĩ… Ông cùng với Hải Thụy được mệnh danh là Hải Nam song bích, là hai nhân vật nổi tiếng nhất vùng Hải Nam.

Ông nội của Khâu Tuấn là Khâu Phổ, người huyện Quỳnh Sơn, gia cảnh giàu có, hay làm việc thiện, giúp người nguy khó. Mùa xuân tiết trời mát mẻ, cây cối sau ba tháng trời đông ủ mầm giữ nhựa bắt đầu đua nhau đâm chồi nảy lộc, đấy cũng là lúc người dân vào mùa gieo hạt cấy trồng. Tuy nhiên xã hội khó khăn, người dân khốn khổ, không phải gia đình nào cũng có đủ điều kiện tích trữ cây giống, hạt mầm. Khâu Phổ luôn hào phóng cho mọi người vay mượn tiền mặt, cây giống để dân nghèo có điều kiện canh tác, đợi đến khi thu hoạch rồi mới thu về. Nhưng ông một đồng tiền lãi cũng không lấy, thậm chí có người không trả cũng chẳng đòi, xưa nay ông không hề tính toán.

Có một năm cả vùng mất mùa, Khâu Phổ đã mang mấy trăm thạch gạo của mình đi cứu tế bà con trong vùng. Tuy nhiên sức người có hạn, vẫn còn rất nhiều người khắp nơi bị chết vì đói, đường đi lối lại đâu đâu cũng có người chết. Khâu Phổ quyết định bỏ tiền mua một bãi đất hoang làm nghĩa địa, rồi nhờ người thu gom xác chết về chôn cất.

Tuy nhiên, khó khăn mới thử được người, tuy Khâu Phổ cả đời ban ơn cầu phúc nhưng ông lại chỉ sinh được một người con trai là Khâu Truyền. Khâu Truyền lớn lên lấy vợ, sinh được một người con đặt tên là Khâu Tuấn, không bao lâu thì qua đời. Mọi người thấy vậy đều oán trời trách đất thật quá bất công, người tốt không được đền đáp. Khâu Phổ cũng bi thương sầu khổ nhưng cũng chỉ biết tuân theo mệnh trời.Khâu Phổ cũng bi thương sầu khổ nhưng nhưng ông là người hiểu mệnh trời. (Ảnh minh họa: sohu.com)

Khâu Phổ nói với mọi người: “Khi tôi còn trẻ, tình cờ gặp được vị thầy tướng số, vị thầy này phán tôi trong mệnh có phú nhưng không có thọ, không con không cháu. Sau này tôi lại gặp được một vị chiêm tinh gia, người này sau khi xem ngày sinh tháng đẻ của tôi lại phán số tôi mệnh đoản, ngay cả con cũng chẳng có chứ nói gì đến cháu. Những điều hai người họ nói đại đồng tiểu dị. Tuy hiện nay con trai tôi chết nhưng tôi vẫn còn cháu, con trai tôi tuy chết nhưng tôi vẫn còn khỏe mạnh. Đây chẳng phải nửa ứng nghiệm nửa không sao?

Có thể không lâu nữa tôi sẽ chết đi, tiếp nữa cháu tôi cũng chết. Nhưng cách đây không lâu có người xem tướng cho tôi nói, tôi đã thay da đổi cốt, so với trước đây đã hoàn toàn khác rồi. Tương lai sau này tôi sẽ có được phúc lộc vô lượng, hy vọng rằng tôi sẽ làm nhiều việc thiện. Tôi tích đức hành thiện có thể không có được phúc báo trên con mình, nhưng biết đâu sẽ được hồi đáp trên thân cháu mình. Trước mắt có thể tôi đang chịu thiệt, nhưng sau này biết đâu lại được tự do tự tại. Tôi rất muốn hỏi ông trời nhưng trời ở quá cao, hỏi rồi cũng chẳng thấy hồi âm, vậy nên tôi chỉ đành hỏi chính lương tâm của mình”.

Khâu Tuấn thông minh từ nhỏ. Một hôm trời mưa, nhà dột, chỗ ngồi học của Khâu Tuấn bị mưa thấm ướt, may thay chỗ ngồi của vị công tử nhà quan to gần đó không bị ướt, người này lại đang về nhà không học nên cậu chuyển qua đó ngồi nhờ. Khi người con của vị quan to này quay lại, thấy vậy mới lớn tiếng qua lại đôi bên.

Thấy hai học trò cãi nhau, thầy giáo mới nói: “Hai trò không được cãi nhau nữa, ta ra một thượng liễn cho hai trò đối, nếu như hai trò đối được ta sẽ không trách phạt”.

Thượng liễn: “Tế vũ kiên đầu thấp”.

Thầy vừa ra đề, Khâu Tuấn liền đối: “Thanh vân túc hạ sinh”.

Dịch nghĩa:

Mưa nhỏ làm ướt vai, đầu.

Mây xanh sinh dưới chân.

(Ý là: Mưa làm cho muôn cây sinh trưởng, cỏ lá tốt tươi tựa như mây xanh mọc dưới chân người)

Thầy giáo thấy Khâu Tuấn đối quá hay liền khen cậu có tài, công tử con quan không phục mới về mách phụ thân. Vị quan phủ nghe xong nói: “Khâu Tuấn này thật to gan, con hãy gọi hắn tới đây”.Vị quan phủ biết chuyện rất tức giận. (Ảnh minh họa: wikipedia.org)

Khi Khâu Tuấn đến nơi, vị quan này thấy Khâu Tuấn liền nổi cơn thịnh nộ. Không ngờ, Khâu Tuấn lại bình thản ung dung đáp: “Dịch chuyển bàn học với chuyện con trẻ tranh luận với nhau, tất cả đều chỉ là chuyện nhỏ. Ngài là người lớn, bụng sách vạn quyển, tâm chứa thiên hạ, hà tất phải vì một chuyện nhỏ này mà tức giận?”

Khi đó Khâu Tuấn mới có 8 tuổi, đối đáp như vậy khiến cho quan phủ cũng phải âm thầm bội phục. Một lúc sau, vị quan phủ này hỏi:

“Ai nói chó có thể gạt được hổ?”.

Khâu Tuấn đáp: “Ai biết cá có thể hóa thành rồng?”

Nghe xong, quan phủ lại thêm một lần chấn động, liền dùng lễ mà đối đãi Khâu Tuấn.

Sau này, Khâu Tuấn thi đỗ tiến sĩ, đứng đầu khoa bảng vinh quy bái tổ, rồi lại được vào Hàn Lâm viện. Những năm triều Minh, ông làm Thái tử Thiếu bảo, Võ Anh điện Đại học sĩ, trở thành đại tông sư của Nho giáo.

Khi Khâu Tuấn thành danh đỗ đạt, nổi tiếng xa gần, ông nội Khâu Phổ vẫn còn sống khỏe mạnh. Người đời đều nói tất cả là nhờ tích đức hành thiện mà thay đổi vận mệnh.

Theo soundofhope.org
Minh Vũ biên dịch

Có thể bạn quan tâm:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

test banner