“Xanh xanh trúc biếc thảy đều Pháp thân
Rậm rậm hoa vàng đều là Bát Nhã”
Hai câu thơ trên không biết xuất xứ từ đâu nhưng được một vị tăng nêu lên, để hỏi yếu nghĩa của nó thế nào khi tham vấn Tuệ Trung Thượng Sĩ trong thiền sư Việt Nam, rõ ràng mọi hiện tượng có hình tướng là biểu hiện của Pháp thân, và nó cũng là biểu hiện của trí Bát Nhã.
Nói về tánh Không:
Tánh không là nền tảng chung cho tất cả các tông phái Phật giáo.
Bốn tông phái lớn của Tây Tạng là: Ninh-mã (Nyingma), Tát-ca (Sakya ), Ca-nhĩ-cư (Kagyu), và Cách-lỗ (Geluk) . Đều lấy tánh Không làm nền tảng.
Thiền tông thì trực chỉ nhân tâm kiến tánh thành Phật cũng là thấy tánh Không.
Vô ngã của Nam truyền Phật giáo cũng là tánh Không.
Trong kinh Đại Bát Nhã có nói: “Y theo Bát Nhã này, người nào muốn thành Tu Đà Hoàn sẽ đắc quả Tu Đà Hoàn, muốn thành A La Hán sẽ đắc quả A La Hán, muốn thành Bích Chi Phật sẽ thành Bích Chi Phật, muốn thành Bồ tát sẽ thành Bồ tát, nhẫn đến muốn thành Phật sẽ thành Phật”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét