Đức Phật đã sống một cuộc đời từ ái, khiêm nhường và bi mẫn. Ngài hoàn toàn đại diện cho những giáo lý mà Ngài ban và Tăng đoàn xung quanh Ngài đã nương theo tấm gương của Ngài. Có nhiều lần khi các đệ tử sa ngã và hành xử không thích hợp – đôi lúc khá vui nhộn – nhưng những rắc rối này được sử dụng làm cơ hội để làm sáng tỏ các giá trị quan trọng và cho cộng đồng thấy cách thức sống một cuộc đời đức hạnh. Từ thuở sơ khai của Phật giáo, hành động đạo đức đã là trung tâm của con đường giống như việc thiền định, nghiên cứu và quán chiếu.
Đúng là thiền định đóng vai trò quan trọng trong truyền thống Phật giáo. Không nghi ngờ gì về điều đó. Điều tương tự cũng đúng với việc nghiên cứu các tư tưởng và triết học Phật giáo. Nhưng theo nhiều cách, đạo đức và đức hạnh là nền tảng của con đường Phật giáo.
Đức Phật đã sống một cuộc đời từ ái, khiêm nhường và bi mẫn. Ngài hoàn toàn đại diện cho những giáo lý mà Ngài ban và Tăng đoàn xung quanh Ngài đã nương theo tấm gương của Ngài. Có nhiều lần khi các đệ tử sa ngã và hành xử không thích hợp – đôi lúc khá vui nhộn – nhưng những rắc rối này được sử dụng làm cơ hội để làm sáng tỏ các giá trị quan trọng và cho cộng đồng thấy cách thức sống một cuộc đời đức hạnh. Từ thuở sơ khai của Phật giáo, hành động đạo đức đã là trung tâm của con đường giống như việc thiền định, nghiên cứu và quán chiếu.
Ngày nay, khi người ta hỏi tôi về đạo đức là lúc những vụ tai tiếng hay tranh cãi xảy ra trong các cộng đồng Phật giáo. Bất chấp tầm quan trọng rõ ràng của bất bạo động và lòng bi mẫn trong truyền thống Phật giáo, nhiều đệ tử không chắc chắn về cách giải quyết những tình trạng này. Tôi có thể thấy tại sao họ trở nên bối rối. Có nhiều truyền thừa và trường phái Phật giáo khác nhau, và thật khó để theo dõi tất cả những giáo lý, thực hành và cấu trúc đạo đức khác nhau.
“Chúng ta sử dụng những nguyên tắc bất bạo động và đại bi như thế nào để dẫn dắt bản thân trong các vấn đề quan trọng như tìm ra một vị thầy chân chính và giải quyết những thử thách không thể tránh khỏikhởi lên trong đời sống của một cộng đồng?”
Điều này đặc biệt đúng trong truyền thống Tây Tạng, khi mà chúng ta có ba cách tiếp cận khác nhau – thứ mà chúng ta gọi là Yana – “thừa” – thứ hòa quyện vào với nhau thành một con đường của thực hành Phật giáo. Chúng là thừa Cơ Bản của sự giải thoát cá nhân, Đại thừa của lòng bi mẫn lớn lao và Kim Cương thừa của giác tính không thể phá hủy. Sự kết hợp này là một trong những khía cạnh độc đáo và đẹp đẽ của Phật giáo Tây Tạng, nhưng không phải lúc nào nó cũng khiến mọi thứ trở nên đơn giản.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét