Nguy cơ tiềm ẩn mắc bệnh tim mạch khi thường xuyên ngáy ngủ - Chùa Vinh Phúc

Hoằng Dương Chánh Pháp - Trưởng Dưỡng Đạo Tâm - Phụng Sự Nhân Sinh - Hành Bồ Tát Đạo

test banner

Post Top Ad

test banner

Thứ Sáu, 23 tháng 11, 2018

Nguy cơ tiềm ẩn mắc bệnh tim mạch khi thường xuyên ngáy ngủ

Ngủ ngáy không chỉ gây ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ mà còn tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Vì thế, bệnh nhân cần điều trị sớm để tránh những rủi ro không tốt.


Ngủ ngáy là hiện tượng thường xảy ra trong lúc ngủ say, vùng mũi, miệng hoặc họng sau bị hẹp lại. Khi người ngủ hít thở, không khí đi vào trong cuống họng, tuy nhiên khi đi qua một vùng hẹp hơn như ở mũi, miệng hay họng sau làm cho các niêm mạc mô xung quanh rung lên tạo ra âm thanh và người ta gọi đó là tiếng ngáy.
Theo tiến sỹ Lưu Kim Thụy (khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện An Nam), lúc tỉnh táo các cơ ở đường hô hấp trên giãn nở liên tục sẽ duy trì đường khí đạo thông suốt, nên không thể phát ra tiếng ngáy. Lúc ngủ đặc biệt là ngủ say, sự lỏng lẻo của chúng sẽ làm xẹp một phần đường hô hấp trên, dẫn tới lượng khí lưu thông qua đường thở nhanh hơn, rung động các mô mềm tạo ra âm thanh. Đây là tình trạng xảy ra phổ biến ở mọi lứa tuổi và tiềm ẩn nhiều nguy hại với sức khỏe, đáng lo ngại nhất và nguy hiểm nhất đây là biểu hiện của chứng ngưng thở khi ngủ và có thể gây nên tử vong.
Sóng âm thanh của tiếng ngáy có thể gây tổn thương các mạch máu ở cổ tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Tiến sỹ Lưu chia sẻ, ngáy ngủ có thể gây ra nhiều mối nguy hiểm cho sức khỏe như giảm chất lượng giấc ngủ, mệt mỏi về thể chất và trí nhớ giảm sút. Những người có triệu chứng ở mức nghiêm trọng thậm chí có thể mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ. Nhiều người có thể hỏi: “Ngủ ngáy nhưng không mắc hội chứng này có sao không?” Thực sự, sóng âm thanh của tiếng ngáy có thể gây tổn thương mạch máu ở mô nội mạc vùng cổ và có mối liên quan mang tính trực tiếp hoặc gián tiếp tới bệnh tim mạch, tăng huyết áp và đột quỵ.
Các nhà khoa học thuộc bệnh viện Henry Ford ở Detroit (Mỹ) đã tiến hành thí nghiệm với 54 bệnh nhân từ 18 đến 50 tuổi. Nhóm nghiên cứu đánh giá mức độ ngáy khi ngủ của từng bệnh nhân và sử dụng một thiết bị siêu âm để đo độ dày thành động mạch cảnh của họ.
Sau khi so sánh kết quả giữa những bệnh nhân mắc chứng ngủ ngáy và không mắc chứng này, các nhà khoa học phát hiện, thành động mạch của những người ngủ ngáy dày hơn đáng kể những người không ngủ ngáy.
Theo tiến sỹ Robert Deeb – Người đứng đầu nghiên cứu, “Ngủ ngáy không chỉ làm ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ mà còn tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Những người này thường có nguy cơ bị ngưng thở khi ngủ do các phần mềm và niêm mạc của cuống họng làm nghẹt khí quản, do hai lá phổi và não bị thiếu dưỡng khí. Vì thế, cần nhanh chóng điều trị chứng ngủ ngáy cũng như hội chứng ngưng thở khi ngủ”.
Cách điều trị chứng ngưng thở khi ngủ
Hội chứng ngưng thở khi ngủ là sự rối loạn đặc trưng bởi sự ngừng thở từng lúc về đêm trong lúc ngủ, có thể dẫn tới thiếu oxy máu và liên quan đến ngủ ngày quá nhiều. Chứng ngưng thở khi ngủ được chia làm ba loại: Ngưng thở tắc nghẽn (Obstructive Sleep Apnea – OSA), Ngưng thở trung ương (Central Sleep Apnea – CSA) và Ngưng thở hỗn hợp (Mixture Sleep Apnea – MSA). Ngưng thở tắc nghẽn là tình trạng hay gặp nhất, ảnh hưởng đến khoảng 4% nam giới và 2% nữ giới. Tuy nhiên, chỉ khoảng 10% số bệnh nhân mắc chứng này đi khám để được điều trị trong khi hầu hết không được thăm khám và chẩn đoán.
Ngưng thở tắc nghẽn: là các cơn tắc nghẽn đường hô hấp trên toàn phần hoặc một phần khi ngủ, lặp đi lặp lại. Trong khi ngủ, phần cơ họng được nghỉ ngơi, lưỡi và các mô mềm ở hầu họng giãn ra và gây nghẽn đường thở một phần hoặc hoàn toàn. Khi ngưng thở, không khí qua vùng nghẽn bị hạn chế, làm giảm nồng độ oxy trong máu. Sự thiếu hụt oxy phát ra tín hiệu đánh thức một phần não để chỉ huy cơ thể thở. Vì cơ hoành và cơ ngực cần phải làm việc nhiều hơn để ép không khí qua vùng hẹp, hơi thở thường là thở gấp, khịt mũi hoặc ngáy. Một khi hơi thở trở về bình thường thì não quay lại trạng thái ngủ và quy trình này lại bắt đầu. Cứ như vậy quy trình này có thể xảy ra vài lần hoặc hàng trăm lần trong một đêm tùy thuộc vào mức độ nặng của bệnh.
Hội chứng ngưng thở trung ương: ít gặp hơn hội chứng ngưng thở tắc nghẽn và xảy ra khi não không chỉ huy được các cơ quan kiểm soát thở.
Hội chứng ngưng thở hỗn hợp: Là sự phối hợp của cả hội chứng ngưng thở tắc nghẽn và ngưng thở trung ương.
Nếu gặp vấn đề về giấc ngủ và bị hội chứng này, bạn cần đi khám và tư vấn. Bác sỹ điều trị có thể tiến hành thăm dò sâu hơn về giấc ngủ bằng cách đo đa ký giấc ngủ. Khi này bệnh nhân cần ngủ qua một đêm tại bệnh viện và quá trình được thực hiện trong suốt giấc ngủ. Nhân viên y tế sẽ gắn những bộ phận nhận cảm lên một số vị trí trên người như đầu, mặt, ngực, chân, đầu ngón tay để ghi nhận một số kết quả trong suốt giấc ngủ. Thử nghiệm này sẽ xác nhận bạn có bị hội chứng ngưng thở khi ngủ hay không và đang bị loại nào. Ngoài ra, bác sỹ cũng có thể thực hiện thêm thử nghiệm khác để kiểm tra các bệnh lý mà bệnh nhân không biết như suy tim, hô hấp mãn tính, bệnh về thần kinh hoặc bệnh về hormone. Có ba mức điều trị bao gồm:
Mức độ nhẹ: Chủ yếu thay đổi lối sống, giảm cân, dùng gối tránh ngáy, ngủ tư thế nghiêng, tránh sử dụng rượu, thuốc lá, thuốc an thần. Có thể dùng dụng cụ nâng hàm gắn ở miệng có tác dụng đưa hàm dưới ra trước, tăng khoảng trống của vùng hầu và vùng sau đáy lưỡi, giảm tính xẹp của vùng hầu.
Mức độ trung bình: Một số bệnh nhân được điều trị theo phương pháp phẫu thuật tạo hình vòm miệng hầu lưỡi gà nếu nguyên nhân gây ngưng thở khi ngủ là do bất thường về cấu trúc vùng tai mũi họng sẽ được cắt amidan, lưỡi gà và vòm khẩu cái sau.
Mức độ nặng: Thở áp lực dương liên tục trong lúc ngủ với máy thở, gắn với mặt nạ mũi hoặc mặt nạ miệng, được chỉ định đối với các trường hợp hội chứng ngưng thở khi ngủ mức độ trung bình và nặng. Máy thở có tác dụng giúp mở và ngăn ngừa xẹp đường hô hấp trên, giảm buồn ngủ vào ban ngày ở hầu hết các bệnh nhân, cải thiện tăng huyết áp, tiểu đêm.
Theo Soundofhope
Kiên Định biên dịch

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

test banner