NGƯỜI KHÔNG GIỮ CHỮ TÍN THÌ SAO CÓ CHỔ ĐỨNG TRÊN THẾ GIAN NÀY - Chùa Vinh Phúc

Hoằng Dương Chánh Pháp - Trưởng Dưỡng Đạo Tâm - Phụng Sự Nhân Sinh - Hành Bồ Tát Đạo

test banner

Post Top Ad

test banner

Thứ Ba, 20 tháng 11, 2018

NGƯỜI KHÔNG GIỮ CHỮ TÍN THÌ SAO CÓ CHỔ ĐỨNG TRÊN THẾ GIAN NÀY

Người xưa vô cùng coi trọng chữ tín. Họ giảng rằng, lời nói là phải có sự tin tưởng tuyệt đối. Một khi họ đã chủ định giữ chữ tín với ai, mà lại không làm được thì họ cảm thấy những năm tháng cuộc đời về sau là không còn giá trị và ý nghĩa gì nữa.
Khổng Tử nói: “Nhân nhi vô tín, bất tri kỳ khả dã”, ý nói rằng, người mà không giữ chữ tín thì không biết có thể thành người được không? Cũng có người nói, chữ tín là sinh mệnh thứ hai của con người. Câu nói này kỳ thực cũng rất có đạo lý.
Người xưa coi trọng tín nghĩa
Nguoi xua 2
Có một câu chuyện “Ba nghìn dặm không mất tín”, kể về hai người bạn gặp nhau vào khoảng đầu mùa xuân. Trước khi chia tay, chủ nhà hỏi người bạn của mình rằng, khi nào thì lại đến chơi. Người bạn kia hẹn vào tết Trung thu sẽ tới để hai người cùng ngắm trăng.
Đến tết Trung thu, chủ nhà mang rượu và thức ăn ra hoa viên sau nhà, không ăn không uống mà kiên trì ngồi chờ bạn đến. Đến lúc gần tới canh 3, người bạn kia quả nhiên đi đến, đứng ngoài cửa hoa viên hỏi: “Hiện tại chưa qua canh 3 nên vẫn tính đang là ngày rằm chứ?”.
Chủ nhà trả lời bạn: “Chưa qua, chưa qua, đương nhiên vẫn là rằm tháng tám rồi. Tôi biết rõ ngài nhất định sẽ đến, bởi vì trong trí nhớ của tôi thì ngài chưa thất tín với tôi bao giờ. Xin mời, mau vào cùng tôi uống rượu ngắm trăng”. Chủ nhà nói xong liền chạy lại cổng của hoa viên mời bạn.
Người bạn vội nói: “Xin ngài đừng qua đây! Vì gặp chuyện đặc biệt nên ta không thể gặp ngài đúng hẹn. Ta từng nghe có người nói, con người mà trút bỏ đi thân thể rồi thì chỉ trong tích tắc, nguyên thần có thể đi ngàn dặm đường. Cho nên, vào canh hai ta đã trút bỏ đi thân thể của mình để có thể đi ba nghìn dặm đến đây trước canh ba. Giờ ta đã ở đây rồi, xem ra lời ấy cũng không phải hư truyền. Ta với ngài giờ đã là Âm Dương cách biệt, nhưng dù sao thì ta cũng đã giữ được lời hứa với ngài”.
Người bạn trong câu chuyện này đã đặt chữ tín ở vị trí trọng yếu nhất, thậm chí còn cao hơn cả tính mạng của mình.
Trong “Sử ký – Quý Bố, Loan Bố liệt truyện” có ghi chép rằng: “Đắc thiên lượng hoàng kim, bất như đắc quý bố nhất nặc”. (Tạm dịch: Được trăm lạng vàng cũng không bằng một lời hứa của Quý Bố). Thời Hán Sở phân tranh, Quý Bố là tùy tướng của Hạng Võ, là một người rất coi trọng chữ tín. Mỗi khi ông đã hứa hẹn với ai điều gì thì  không bao giờ ông để thất hứa. Cho nên người đời xem lời hứa của Quý Bố rất có giá trị, ví là quý hơn cả trăm nén vàng vậy. Người đời sau nói: “Lời hứa đáng giá ngàn vàng“, đều có ý chỉ lời hứa có giá trị vô cùng to lớn.
Ngày nay lời hứa không đáng giá một đồng. Ngay cả hợp đồng lập ra cũng có hợp đồng giả, những thứ như công văn giả, văn bằng giả, giấy chứng nhận giả … ở khắp nơi đều có.
Người xưa khi nói thường hay dùng từ “tín nghĩa”, lời một khi đã nói ra thì cả đời sẽ phải thực hiện. Ngày nay, chữ “tín nghĩa” thường được ghi thành “tín dự” (tín tâm và danh dự),  chỉ khác nhau một chữ, nhưng ý nghĩa thì đã sai khác ngàn dặm. Đa số từ ấy ngày nay chỉ để thỏa mãn ham muốn cá nhân của mình chứ không hề nói tới đạo nghĩa.
Nhân vật chính trong câu chuyện xưa, vì giữ lời hứa mà sẵn sàng trả giá bằng mạng sống của mình. Lời một khi nói ra thì có trời đất chứng giám, cho nên, đừng vì tùy hứng mà lỡ thất tín với người khác. Chúng ta cần phải noi gương người xưa, coi trọng chữ tín, như thế mới có thể khiến cho xã hội này trở nên tốt đẹp hơn.
“Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín” thực ra có đối ứng mật thiết với thân thể người
Khong Tu 1
Trong tư tưởng “Trung dung” của mình, Khổng Tử có đưa ra sự đối ứng giữ “nhân, nghĩa, lễ, trí, tín” với thân thể con người:
Nhân (nhân từ, nhân ái): thuộc Mộc, đối ứng với lá gan.
Nghĩa (chính nghĩa): thuộc Kim, đối ứng với phổi.
Lễ (lễ phép, lễ độ): thuộc Hỏa, đối ứng với tim và máu.
Trí (trí tuệ, kiến thức): thuộc Thủy, đối ứng với thận.
Tín (tin tưởng, chữ tín): thuộc Thổ, đối ứng tỳ (lá lách) và vị (dạ dày).
Trung y cho rằng: Con người có thể sống trên đời chính là dựa vào: “Tiên thiên chi bản”- Thận (hay cũng nói thận là cái gốc của sự sống) và “Hậu thiên chi bản” – Tì vị. Nói thận là “tiên thiên chi bản” tức là không cách nào có thể dùng thuốc để bồi bổ và chữa trị mà chỉ có thể dùng tiết chế sắc dục, thủ đức tu thân để bảo dưỡng. Cho nên, thận là phải dưỡng chứ chữa trị thì chỉ vô ích. Con người hiện đại tham dục vọng, sống buông thả phóng đãng, dùng thuốc để tu bổ thận là “bỏ gốc lấy ngọn,” “càng tu bổ càng trầm trọng.” Tỳ vị là “hậu thiên chi bản”, tất cả dinh dưỡng cần thiết của toàn thân thể đều là do tỳ vị chuyển hóa lương thực để nuôi dưỡng.
Vì vậy, nếu ở phương diện dục vọng mà con người không tiết chế, háo sắc thì sẽ làm tổn thương đến “tiên thiên chi bản” – Thận. Khi thận (thuộc Thủy) đã thiếu thốn nước thì gan (thuộc Mộc) sẽ chết khô và tất cả tạng phủ trong cơ thể người sẽ bị suy kiệt.
Nếu như con người không giữ được chữ tín thì “hậu thiên chi bản” là tỳ vị tất sẽ bị tổn thương trầm trọng. Nếu như thận và dạ dày đều bị tổn thương thì tính mạng của người này cũng không thể tồn tại lâu được.
Con người nếu không “tín” thì sẽ không có “nghĩa”, nói chi đến lòng biết ơn? Khi ấy, họ sẽ đề phòng lẫn nhau, dẫn đến việc coi nhau như kẻ địch, quan hệ giữa người với người sẽ trở nên căng thẳng. Cho nên nói: “Tín là cầu nối giữa con người với con người, là nền tảng, cơ sở để con người sống chân thành với nhau.
Từ đó có thể nhìn rộng ra, nếu một quốc gia mà ở đó dâm loạn khắp nơi, loạn luân, không tin tưởng lẫn nhau, vô ơn vô nghĩa, đạo đức suy đồi thì thiên tai ắt sẽ không ngừng xảy đến, trăm dân lầm than. Do đó quốc gia cũng khó có thể giữ vững.
Vì vậy, đề cao các giá trị “nhân, nghĩa, lễ, trí, tín” là một cách trực tiếp bảo vệ cho sinh mạng của mỗi người và mỗi một quốc gia!
Theo Secretchina
Mai Trà biên dịch

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

test banner