Xưa kia ở thành Xá Vệ có một phú ông tín phụng Phật giáo tên là Sư Chất. Một hôm, ông chuẩn bị đồ ăn ngon thành kính cúng dường Phật Đà và tăng chúng. Phật Đà nhận cúng dường rồi khai thị cho ông Pháp lý tu hành, sau đó dẫn các tăng nhân trở về tinh xá.
Một lúc sau con vượn chết, rồi chuyển sinh thành người, sinh ra trong nhà Sư Chất. Khi mới ra đời, tất cả bộ đồ ăn trong nhà đều chứa đầy mật ong. Vợ chồng Sư Chất lấy làm lạ lắm, bèn đặt tên cho cậu bé là Mật Thắng.
Chớp mắt mà tháng ngày đã vun vút trôi qua, thời gian như mũi tên bay, đã trải mấy năm rồi. Mật Thắng cũng đã lớn, cậu rất ghét trần tục, xin cha mẹ cho cậu được xuất gia. Cha mẹ cậu rất vui mừng đồng ý.
Được cha mẹ cho phép, Mật Thắng đến tinh xá Kỳ Viên, xin Phật cho xuất gia. Vì thiện duyên đời trước, cậu đã nhanh chóng chứng được quả vị.
Một lần, cậu cùng với các tỳ kheo đồng tu ra ngoài độ hóa, giữa đường cảm thấy khát nước lạ thường, mọi người đều muốn có cốc nước uống. Lúc này tỳ kheo Mật Thắng cầm chiếc bát không ném lên không trung, sau đó hai tay giơ ra đón lấy, trong bát đã chứa đầy mật ngon, rồi chia cho các tăng nhân giải khát. Khi trở về tinh xá, có một tỳ kheo đã thỉnh giáo Phật Đà rằng: “Tỳ kheo Mật Thắng quá khứ tu phúc gì? Tại sao Mật Thắng bất kỳ chỗ nào bất kỳ lúc nào cũng có thể dễ dàng có được mật ong?”
Phật Đà trả lời rằng: “Các con còn nhớ trước kia rất lâu rồi có một con vượn xin mượn chiếc bình bát, rồi đựng mật ong đến cúng dường Phật và tăng chúng không? Do nó vui lòng thí xả nên sau khi chết được chuyển sinh thành người. Do nó thành tâm cúng Phật mật ong nên đời này có thể có được mật ong bất cứ lúc nào bất cứ nơi nào”.
Phật Đà nói xong, tỳ kheo lại hỏi: “Bạch Phật Đà, đời trước của Mật Thắng là nhân duyên gì mới bị đọa sinh làm vượn?”
Lúc này xung quanh Phật Đà đã có rất nhiều đệ tử vây quanh, Phật Đà nhìn các đệ tử rồi nói: “Mật Thắng bị đọa sinh làm vượn, đó là việc 500 đời trước, tức là vào thời Ca Diếp Như Lai tại thế. Có một tỳ kheo trẻ ngẫu nhiên gặp một vị tỳ kheo khác nhảy qua một con suối nhỏ. Tỳ kheo trẻ liền cười mà nói rằng dáng vẻ tỳ kheo kia như con vượn. Sau này tỳ kheo trẻ biết lỗi của mình, cũng sám hối với tỳ kheo kia, nên tránh không bị chịu nỗi khổ đoạ xuống địa ngục, cũng vì thế mà đã kết duyên nên con vượn đã gặp được Phật, được đắc độ. Đời này tỳ kheo đó đã nhanh chóng chứng được quả vị La Hán rồi”.
Phật Đà giảng xong, các tỳ kheo đều đã biết một lời ác ngữ có thể chiêu mời quả báo khổ cực. Rất nhiều người nói lời ác gây tổn thương người khác, lại cho rằng mình thẳng thắn bộc toạc có gì nói đó, không để bụng.
Vấn đề này rất nghiêm trọng. Người trong thiên hạ ai ai cũng có sai lầm, khuyết điểm, vậy người “thẳng thắn bộc trực” sẽ ngày ngày lôi khuyết điểm sai lầm của mọi người ra mà nói mà chửi sao? Bất kỳ họ đi đến đâu, làm việc gì, ở chỗ nào đều gặp những người có khiếm khuyết, có lỗi lầm, những việc ngang tai trái ý, thế thì họ chỉ lo đi vạch lỗi lầm khiếm khuyết của người khác thì cũng không đủ thời gian làm rồi, nói chi đến làm những việc hữu ích khác.
Người phàm trần trong tam giới đều là nghiệp cuộn lấy nghiệp, bệnh tật đầy mình. Đối xử với người bệnh là phải thương xót chữa trị chứ không phải công kích nhục mạ. Nhục mạ người khác chính là nhục mạ mình, hủy hoại thanh danh người chính là hủy hoại bản thân mình. Vậy nên khi nói về sở đoản của người khác cần thận trọng, nếu không thật sự cần thiết thì không nên tùy tiện nói. Mọi người cũng không nên đùa bỡn và nói lời ác khẩu. Bởi vì luật nhân quả sẽ không tha thứ bỏ qua cho bất kỳ ai.
Nhất là đối với những người tu luyện, vì họ có năng lượng lớn nên khi nói lời ác ngữ thì mức độ gây tổn thương cũng rất lớn. Chỉ một lời nói nghe có vẻ nhẹ nhàng mà lại có thể thay đổi vận mệnh của một con người, nghiệp tạo ra lớn như thế nào thì nghĩ là biết thôi.
Theo Chánh KiếnNhất Tâm biên dịch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét