Không ai có thể cắp sách tới trường suốt cuộc đời, nhưng những điều ta chưa biết, những điều ta muốn biết, những thắc mắc trăn trở của ta lại không ngừng đầy thêm qua năm tháng. Tuy nhiên, ta sẽ sớm nhận ra, vẫn luôn có những ‘người thầy’ âm thầm, lặng lẽ đồng hành cùng ta, chỉ cho ta những điều mà trường học không bao giờ dạy và mang đến cho ta những điều chân chính, tốt đẹp nhất.
Đời người vô cùng rộng lớn và không phải lúc nào cũng bằng phẳng. Ngay cả những người thành công và đạt được các loại thành tựu trong cuộc đời cũng đã có đôi lần thất bại cay đắng. Song thất bại không phải là kết thúc, đôi khi lại chính là điểm khởi đầu. Thậm chí thất bại còn là người thầy của mỗi chúng ta.
Chúng ta đều đã biết câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công”. Không phải ngẫu nhiên mà con người đặt “thất bại” và “mẹ” trong thế so sánh. Khi nói đến mẹ là chúng ta nhớ đến sự dạy bảo chí tình, chí nghĩa, sự tỉ mỉ trong từng việc dù là nhỏ nhất. Người mẹ nào cũng mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con, hy vọng sự thành công và hạnh phúc sẽ đến với con. So sánh thất bại với người mẹ, bởi vì thất bại “đối xử” với ta cũng như thế. Thất bại giúp ta nhìn ra sai sót, nhìn ra điểm hạn chế của mình để bổ sung, hoàn thiện. Thất bại lớn hay nhỏ, ít hay nhiều, nếu bạn không ngã lòng chùn bước thì tất sẽ bước đến thành công.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump chính là một tấm gương điển hình về việc: Thất bại nếu không bỏ cuộc, sẽ dẫn đến thành công. Trong suốt sự nghiệp kinh doanh của mình, Donald Trump không ít lần phải đối mặt với những thương vụ không như ý dù đã hao tốn rất nhiều công sức và tiền bạc như Trump Airlines, Trump Vodka, Sòng bạc Trump, Trump game, Tạp chí Trump, Thịt nướng Trump, GoTrump.com, Đại học Trump, Trump Mortgage.
Nhưng thất bại với ông Trump chỉ đơn giản là một cách lựa chọn chưa dẫn đến thành công. Từ những thương vụ phá sản, Donald Trump đã không ngừng học hỏi và trang bị cho mình bản lĩnh “đi từ thất bại này sang thất bại khác mà không mất đi sự nhiệt huyết của bản thân”. Ông nhận ra rằng: “Đôi khi, việc thất bại trong một trận đấu nhỏ sẽ giúp bạn tìm ra cách để thắng cả một trận chiến lớn”. Thất bại trở thành một người thầy thực thụ của Donald Trump bởi vì sau mỗi lần thất bại, kinh nghiệm, ý chí, bản lĩnh và lòng quyết tâm của ông lại được vun đắp và kiên cố thêm.
Từ ông trùm bất động sản nước Mỹ với những tòa nhà chọc trời cho tới Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ, người ta được chứng kiến “những thất bại nhỏ” đã giúp ông “thắng cả một trận chiến lớn” như thế nào!
Thomas Alva Edison là một ví dụ điển hình khác về việc học hỏi từ thất bại. Edison bắt đầu nghiên cứu về bóng đèn điện từ tháng 3 năm 1878. Hàng ngàn cuộc thử nghiệm, nghiên cứu diễn ra bền bỉ đến tận tháng 10 năm 1879, chiếc bóng đèn điện đầu tiên của nhân loại đã ra đời, chiếu sáng tận 40 giờ liên tục. “Tôi không thất bại. Tôi chỉ tìm ra 10.000 cách nhưng chưa thành công” là cách mà ông nói về hàng ngàn thử nghiệm thất bại của mình để tìm ra đúng vật liệu làm sợi dây tóc trong bóng đèn.
Học từ thất bại, nhìn nhận thất bại xảy đến với mình theo một hướng khác, bạn sẽ thấy nó là cơ hội để đánh thức con người mạnh mẽ bên trong mình, để sau đó bạn sẽ có những bước đi dài và vững chắc hơn. Có đám mây nào lại không kèm theo một tia sét! Như lời phát biểu của Tổng thống Trump: “Không bao giờ có điều gì đáng làm mà lại đến một cách dễ dàng cả. Bạn chiến đấu càng ngay chính, bạn sẽ càng phải đối mặt với nhiều trở ngại”, thất bại thực sự là thầy của bạn, một người thầy tận tụy luôn mong đợi những điều tốt đẹp nhất đến với bạn.
Sách – Người thầy mẫu mực
Từ xưa tới nay, sách luôn được coi là người thầy mẫu mực của mỗi người. Người xưa coi việc đọc sách vừa để tu học, vừa để tu tâm dưỡng tính. Thừa tướng nổi tiếng của triều đại Bắc Tống, đồng thời là nhà sử học Tư Mã Quang (1019 – 1086) một ngày nhìn thấy con trai đang cầm quyển sách một cách hờ hững trong tay, ông đã ngay lập tức dạy bảo: “Một người cao quý thích đọc sách Thánh hiền. Điều đầu tiên là người ấy phải yêu quý và trân trọng những cuốn sách”.
Còn cha mẹ người Do Thái lại xức dầu thơm vào từng trang sách để khuyến khích con trẻ yêu và đam mê việc đọc. Họ tin rằng: “Chúng ta sẽ trở thành gì, phụ thuộc vào điều chúng ta đọc sau khi tất cả các thầy cô giáo đã xong việc với chúng ta. Trường học vĩ đại nhất chính là sách vở”.
Tất cả những người thành công trên thế giới luôn là những người đam mê sách. Những nhân vật như Donald Trump, Bill Gates, Warren Buffett, Jeff Bezos đều có những cuốn sách gối đầu, bởi sách đối với họ là cách nhanh nhất để học hỏi những ưu điểm và kinh nghiệm từ người khác. Đồng thời họ cũng viết sách, vì sách là cách hiệu quả để họ có truyền đạt ưu điểm và kinh nghiệm của mình cho người khác.
Sách là người thầy luôn sẵn sàng có mặt bên bạn, có khả năng giúp bạn tìm hiểu tri thức trong mọi lĩnh vực. Sách đưa bạn đến với Paris hoa lệ, Verona lãng mạn, Rome cổ kính hay New York sôi động. Thậm chí sách còn có thể đưa bạn vượt ra không gian hiện tại và đến với những nơi đầy bí ẩn, thậm chí siêu thường.
“Cuộc đời ta thay đổi theo hai cách: Qua những người ta gặp và qua những cuốn sách ta đọc”, Harvey Mackay, tác giả của những cuốn sách bán chạy nhất đã nói như vậy. Quả thực, có rất nhiều ví dụ về những cuốn sách thay đổi hoàn toàn cuộc đời một người.
“Vừa đọc cuốn sách là tôi đọc mãi từ sáng đến tối, đến nỗi chẳng muốn bật đèn nữa, vì đã bị cuốn vào trong đó rồi. Đọc xong một phần thì lại muốn xem phần tiếp theo, đọc xong rồi thì lại muốn biết phần sau còn nói điều gì. Sau khi đọc xong rồi thì thấy toàn bộ thế giới quan đều thay đổi cả. Một số sự việc rất mơ hồ trước đây như thể được giải quyết hết tại thời khắc đó. Lúc đó cảm giác được đây chính là thứ mà tôi cần”.
“Lúc ấy có lẽ tôi đã đọc sách cả đêm. Sau khi đọc hết cuốn sách, tôi thấy rằng nó như không gian N chiều vậy, không rõ bao nhiêu chiều. Bạn xem một lần rồi xem lại, lại xuất hiện một tầng logic, xem tiếp lần nữa thì lại có một tầng logic nữa. Tầng tầng lớp lớp giống như đến vô cùng vô tận vậy”.
“Tôi đã có 20 năm phiêu du trên bầu trời với khát khao cháy bỏng khám phá vũ trụ bao la. Ở độ cao 10.000m, tôi vừa thấy mình làm chủ bầu trời, vừa cảm nhận một nỗi cô đơn sâu thẳm. Tôi thực sự là ai giữa mênh mông vô cùng? Vũ trụ hùng vĩ, tráng lệ như hoài bão và khát khao làm chủ bầu trời không bao giờ nguôi trong tôi. Nhưng tại sao càng đi tôi càng thấy mình nhỏ bé. Hạnh phúc thực sự là gì? Tại sao tôi có thể làm chủ bầu trời nhưng lại không hiểu được cội nguồn của vũ trụ? Vũ trụ giữ bí mật nào cho riêng mình mà trong hàng ngàn cuốn sách tôi đã đọc vẫn không sao hiểu đến tận cùng. Đời người rốt cuộc là vì điều gì? Tôi đã đi cùng trời cuối đất nhưng vẫn không thể tìm ra câu trả lời: Đâu là con đường đến hạnh phúc? Đâu là cội nguồn của khổ đau?”
Dù là những người có học thức và địa vị trong xã hội như giáo sư đại học, doanh nhân thành đạt cho đến cơ trưởng với hơn 20 năm phiêu du trên bầu trời nhưng họ vẫn không ngừng đọc để tìm kiếm câu trả lời cho những câu hỏi lớn của cuộc đời. Và rồi những người thuộc các dân tộc, mang những màu da khác nhau ấy đã cùng tìm thấy giải đáp cho mọi thắc mắc, trăn trở khác nhau của họ sau khi đọc cuốn sách “Chuyển Pháp Luân”. “Đó là ngày định mệnh đã thay đổi hoàn toàn cuộc đời tôi. Tôi có thể tìm thấy mọi câu trả lời về cuộc đời, sinh mệnh và vũ trụ. Tôi có thể tìm ra lời giải cho những số phận, cuộc đời, cho người thân, bạn bè. Sau 20 năm, hàng triệu km đường bay, tôi đã hiểu đến tận cùng thế nào là Hạnh phúc!”
Nếu bạn cũng đang vướng mắc trong những vấn đề của mình, hãy tìm đọc cuốn sách “Chuyển Pháp Luân”. Biết đâu ngày hôm ấy sẽ lại chính là ngày định mệnh của bạn!
Thiên nhiên – Người thầy sáng tạo
Bạn chắc hẳn sẽ ngỡ ngàng khi biết rằng thiên nhiên là một người thầy gần gũi và sáng tạo nhất của mình. Đó là người thầy đồng hành cùng bạn từ thuở ấu thơ với những trò chơi đánh chắt, nhảy dây, chạy tung tăng trên những cánh đồng rộng lớn cùng đám bạn thả diều cho tới khi biết mộng mơ, biết đắm mình vào thiên nhiên để cảm nhận cái mênh mông vô tận của đất trời và cái lãng mạn đong đầy của cảnh vật.
Thiên nhiên luôn có hàng ngàn hàng vạn điều ta có thể học hỏi và xứng đáng là thầy của ta. Chuyện kể có lần Khổng Tử đến bái kiến Lão Tử. Khi hai người đến bờ sông Hoàng Hà, Lão Tử chỉ con sông rồi quay sang nói với Khổng Tử: “Ông sao không học cái đức của nước. Nước thiện, không tranh giành, ở nơi mà mọi người đều ghét, đó là đức khiêm nhường. Nước mềm mại yếu đuối, nhưng những thứ cứng rắn không thể thắng được, đó là đức nhu.”
Khổng Tử nghe đến đây bỗng bừng tỉnh tiếp lời: “Mọi người ở trên cao, riêng nước ở dưới thấp. Mọi người ở chỗ dễ chịu, riêng nước ở chỗ hiểm trở. Mọi người ở chỗ sạch sẽ, riêng nước ở chỗ dơ bẩn. Chỗ nước ở là chỗ mà mọi người ghét thì ai còn tranh với nước đây?”
Thiên nhiên thật kỳ diệu mà khi chúng ta đặt tâm vào quan sát và lắng nghe, ta sẽ cảm nhận và học hỏi được mọi điều. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã có lần nói về những phẩm chất tốt đẹp mà ông học được từ thiên nhiên: “Mỗi đêm, tôi nhìn trời đất để học về lòng bao dung. Nhìn đường đi của kiến để biết về sự nhẫn nhục. Sông vẫn chảy đời sông. Suối vẫn trôi đời suối. Ðời người cũng để sống và hãy thả trôi đi những tị hiềm”.
Được mệnh danh là Mozart của Hy Lạp, tác giả của những bản nhạc không lời khi đậm chất trữ tình, khi vang vọng hùng tráng, Yanni đã từng chia sẻ cảm hứng sáng tác và sáng tạo của ông như sau: “Tôi thường lắng nghe tự nhiên, bởi vì tôi học được rất nhiều điều. Tôi nhớ có một lần vào nhiều năm trước, khi tôi đang ngồi bên ô cửa sổ thì một chú chim nhỏ bay tới đậu ở đó. Trong ánh hoàng hôn, đó là một cảnh tượng rất đẹp. Tôi đã cảm nhận được ngôn ngữ và giai điệu trong những tiếng chim hót. Vì thế tôi đã quyết định sáng tác ca khúc “Nightingale” (Chim sơn ca)”.
Quả thực, khi nghe Nightingale, người ta cảm nhận được một không gian vô cùng rộng lớn và khoáng đạt, những chú chim sơn ca với xúc cảm và tiếng nói riêng đang sải rộng cánh vươn tới những chân trời mới. Thiên nhiên đã dạy cho người nhạc sỹ tài ba ấy cách cảm nhận, cách thấu hiểu và cách diễn đạt. Mỗi nốt nhạc vang lên là từng tiếng hát của tự nhiên, và người ta tức khắc nhận ra thiên nhiên đã gợi ý cho con người cách làm nên những điều kỳ diệu.
Trong khi cuộc sống ngày càng thu hẹp trong những sản phẩm do con người tạo ra, thì thiên nhiên lại dạy cho chúng ta cách khám phá và hiểu về chính mình, đưa chúng ta trở về với những gì nguyên sơ, đẹp đẽ nhất. Thiên nhiên chính là một kho tri thức về cách làm người, mà ở đó những nhận định về đúng sai, thiện ác, lòng tốt, bao dung đều đo định công bằng và thẳng thắn.
Tín ngưỡng – Người thầy chân chính
Trong tiểu thuyết “Anh em nhà Karamazov”, nhà văn Dostoevsky viết: “Vì không có đức tin nên những người vô thần coi “mọi điều đều là hợp pháp”. Vì vậy những người vô thần có thể làm bất cứ điều gì mà không sợ hãi kể cả tội ác”.
Cũng vậy, nghiên cứu của giáo sư Will Gervais, Đại học Kentucky đã chỉ ra: “Mọi người dường như cho rằng tôn giáo là yếu tố tất yếu của đạo đức. Không có tôn giáo, mọi người sẽ hành xử hoang dã vì không có ai yêu cầu họ phải trung thực. Không ai nói với họ tại sao họ không nên nói dối, ăn cắp và làm những điều tàn bạo. Họ không sợ nhân quả báo ứng”.
Ở thời đại nào cũng vậy, khi con người có đức tin vào những Đấng tối cao đang tồn tại và quan sát họ, tin vào nhân quả báo ứng, họ sẽ tự biết ước thúc đạo đức và hành vi của bản thân, họ sẽ không vì những lợi ích cho cá nhân mà làm điều xấu.
Như những người có đức tin vào Chân – Thiện – Nhẫn, điều họ học từ đức tin của mình chính là việc luôn tự yêu cầu bản thân phải sống tốt, hành thiện, ở đâu và làm gì cũng suy nghĩ cho người khác, nhẫn nhịn và bao dung ngay cả khi bản thân chịu thiệt thòi. Đức tin vào Chân – Thiện – Nhẫn giúp họ sống cuộc đời tự do, an hòa, có được sự bình yên trong tâm hồn và từng bước đi tới hạnh phúc bất diệt.
Quả thực, mỗi chúng ta đều có quyền lựa chọn “những người thầy” cho riêng mình. Nhưng người thầy chân chính sẽ không chỉ dạy cho bạn kiến thức mà còn dạy bạn cách làm người, cách sống, cách bước đi ngay chính, dạy cho bạn biết điều gì mới là mục đích chân chính của cuộc đời.
Thiên Thủy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét