Đạo đức, dù với một xã hội tiến hóa văn minh như thế nào, cũng luôn luôn là một nhu cầu cho tâm lý con người. lịch sử từ xa xưa đến hiện đại, khi liệt đánh giá một nhân cách đều chú trọng đến khía cạnh đạo đức của con người đó.
Ví dụ người ta không gọi Gandhi là một nhà chính trị có công giành lại độc lập cho Ấn Độ mà tôn xưng là Thánh Gandhi, hay Mahatma Gandhi, (Mahatma có nghĩa là linh hồn vĩ đại, Linh hồn cao cả). Hay chúng ta có cảm tình đặc biệt với Albert Eindstein, người khai sáng ra vật lý học hiện đại, không chỉ vì đầu óc thiên tài trong khoa học của ông, mà còn vì tính tình hiền hòa, trẻ thơ, khuôn mặt, mang vẻ thiện lành của ông.
Đến bây giờ cũng vậy, người ta điều tra cho bằng được một vụ quên thanh toán tiền thuê nhà của một tổng thống, một vụ lăng nhăn, tình ái của một tổng thống, cũng chỉ vì người ta muốn người lãnh đạo của họ phải trong sạch, không thể là một người nói dối hay có một quan hệ mờ ám. Người ta nói đến và thực hành đạo lý chính trị, đạo đức kinh tế, đạo đức y học, thậm chí đạo đức trong quảng cáo v.v… nghĩa là trong tất cả những lĩnh vực của đời sống hiện đại. Như vậy, đạo đức vẫn là một ám ảnh, một nhu cầu, một khuynh hướng cố hữu của con người.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét