ĐẠO ĐỨC LÀ SỰ TIẾN HOÁ CỦA NHÂN LOẠI - Chùa Vinh Phúc

Hoằng Dương Chánh Pháp - Trưởng Dưỡng Đạo Tâm - Phụng Sự Nhân Sinh - Hành Bồ Tát Đạo

test banner

Post Top Ad

test banner

Thứ Năm, 15 tháng 11, 2018

ĐẠO ĐỨC LÀ SỰ TIẾN HOÁ CỦA NHÂN LOẠI

Nói đến đạo đức, hình như chúng ta ai cũng có thể hình dung đạo đức là gì, một con người đạo đức là sao, dù định nghĩa và quan niệm của mỗi người có thể khác nhau theo mức độ cao thấp, sâu cạn. Ở đây, chúng ta chỉ nêu lên vài nhận xét:
– Cùng với sự tiến hóa của hình thức xã hội, đạo đức cũng có tiến hóa, ít nhất là về mặt hình thức: sự tiến bộ này biểu hiện ở những tổ chức quốc tế. Ví dụ thời cổ, tù binh có thể bị giết, ngày nay hội Chữ Thập Đỏ đã đấu tranh không cho làm như vậy. Hay ngày xưa con người gây chiến với nhau mà không có một tổ chức quốc tế nào để hòa giải, ngày nay chúng ta có Liên Hiệp Quốc, ít ra là một diễn đàn để gặp gỡ, trao đổi hoặc điều đình. Thời cổ người ta chỉ dùng chiến tranh để giải quyết bất hòa, ngày nay biện pháp ngoại giao là chủ yếu. Như vậy là cùng với xã hội văn minh, người ta cư xử với nhau cũng văn minh hơn, có đạo đức hơn.
– Đạo đức gắn liền với những quy luật tiến hóa của con người và vũ trụ. Những quy luật ấy trong văn hóa Viễn Đông gọi là Lễ (theo Khổng Tử). Lễ là trật tự của vũ trụ và con người. những quy luật của tiến hóa ấy Lão Tử gọi là Đức, hoặc Đạo và Đức theo kinh Dịch. Và trong văn hóa Ấn Độ gọi là Pháp (Dharma), theo Phật giáo và Ấn giáo. Riêng với Phật giáo, Pháp có nghĩa là con đường đi đến sự hoàn thiện cao nhất của con người, tức là quả Phật. Chữ Đạo của Viễn Đông cũng là con đường. Như vậy, đạo đức gắn liền với con đường hay những quy luật tiến hóa của con người, để nâng cấp con người càng ngày càng đến chỗ hoàn thiện, thành hiền, thánh theo Nho giáo và thành Phật theo Phật giáo. Chính vì cùng hướng đến một đạo đức tối cao tối thượng này, nên đó là một lý do để người xưa gọi Phật, Nho, Lão là đồng nguồn, “Tam giáo đồng nguyên”.
– Đạo đức, dù với một quan niệm thô sơ thế nào hay trong một nền đạo đức phong phú và trùm khắp, thì nó luôn luôn gắn với cái thiện. Một người đạo đức trong hình dung của mỗi người là một người thiện. Như thế đạo đức nhắm đến cái thiện, một trong ba phẩm tính Chân – Thiện – Mỹ là lý tưởng chung của loài người. “Thiện” trong từ Hán Việt có nghĩa là tốt, trái với xấu (ác), nếu óc thể kể thêm một nghĩa nữa, thì thiện có nghĩa là trọn vẹn (như hoàn thiện, toàn thiện…).
Chúng ta không thể hình dung một con người được gọi là tiến hóa cao mà lại không có đạo đức, không phải là người thiện. Nói cách khác, một người càng tiến hóa cao thì ngoài những phẩm tính khác, nơi người đó đạo đức lại càng nhiều, cái thiện lại càng đầy dẫy, đến độ toàn bộ con người, thân khẩu ý đều hoàn toàn thiện, như Đức Phật. Như vậy, đạo đức không nằm ngoài cuộc tiến hóa của con người. Đạo đức chính là một trong những phương diện tiến hóa của con người, và muốn tiến hóa, muốn hoàn thiện, phát triển đến mức trọn vẹn, không thể nào không có đạo đức trên con đường tiến hóa, hoàn thiện ấy.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

test banner