Tế bào ung thư
Ung thư là một trong những căn bệnh rất khó có thể phát hiện ở giai đoạn đầu vì nó bắt đầu ở từng bộ phận trong cơ thể bạn. Tuy nhiên, nếu phát hiện ở giai đoạn đầu, ung thư sẽ được điều trị hiệu quả hơn và bệnh nhân cũng sẽ có cơ hội bình phục cao hơn. Bạn có thể sẽ cảm thấy mệt mỏi, phát sốt, hoặc không có bất kì triệu chứng nào.
Hay có tất cả các triệu chứng vừa nêu. Một nghiên cứu đã cho thấy rằng ít hơn 60% những người có dấu hiệu có thể là ung thư đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị. Các chuyên gia từ Hiệp hội Ung thư Hoa Kì cũng đã liệt kê ra những dấu hiệu của ung thư mà chúng ta coi thường hay thậm chí là bỏ qua chúng.
1. Những sự thay đổi khác thường trên da
Ngày nay, chúng ta biết nhiều hơn về những nguy cơ phát triển căn bệnh ung thư da nhưng không biết được những dấu hiệu đầu tiên khi da bắt đầu trở bệnh. Bên cạnh việc sử dụng kem chống nắng thường xuyên, bạn cũng nên để ý đến những nốt ruồi, tàn nhang và mụn cóc trên cơ thể.
Hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra xem đó có phải là ung thư không nếu bạn phát hiện chúng thay đổi màu, kích thước hay hình dáng. Bạn nên quan tâm đến việc da có bị tối màu hay ửng đỏ, cùng với các triệu chứng như ngứa, vàng da - một triệu chứng của ung thư tuyến tụy. Thậm chí việc tóc mọc bất thường cũng có thể là dấu hiệu của ung thư đang xâm lấn đến sự cân bằng hormone.
2. Vết thương không lành
Ung thư thường thể hiện dưới hình thức lở loét và dễ bị nhầm với các trường hợp khác. Cũng chính vì ung thư da thường xuất hiện các vết loét nên khi mắc ung thư miệng, chúng ta vẫn rất khó phát hiện ra.
Mấu chốt để phát hiện ung thư là những vết loét thường không lành hoặc rất khó lành. Đôi khi các vết loét do ung thư có thể xuất hiện trên bộ phận sinh d.ục, và có thể bị nhầm lẫn với các bệnh đường tình d.ục khác. Hãy đến bác sĩ để kiểm tra các vết thương nhanh chóng và đúng cách.
3. Các khối u
Nhiều phụ nữ biết cách kiểm tra ngực để phát hiện ra các khối u do ung thư, nhưng đàn ông cũng cần phải thực hiện những thao tác kiểm tra này thường xuyên.
Các khối u ở ngực, tinh hoàn, các tuyến như tuyến giáp thường là các dấu hiệu của ung thư. Cũng như việc thấy các khối u, hãy kiểm tra về độ ấm và những vùng da đỏ của những khu vực này. Đó cũng có thể là dấu hiệu của ung thư.
4. Những cơn ho không dứt
Nếu những cơn ho của bạn có kèm theo những triệu chứng khác của cảm lạnh như chảy nước mũi và hắt hơi thì không cần phải lo lắng. Nhưng một cơn ho dữ dội mà không đi kèm bất kì triệu chứng gì thì đó là có thể là một dấu hiệu nghiêm trọng của chứng ung thư phổi, đặc biệt là khi bạn ho ra những chất lỏng hay máu. Nếu như ho kèm với triệu chứng khàn giọng, bạn nên cân nhắc đến ung thư cổ họng hoặc ung thư tuyến giáp.
5. Trầm cảm
Bên cạnh việc ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn, tình trạng sức khỏe tinh thần này còn gây ra cho bạn sự mệt mỏi, những cơn đau và cứng khớp. Tuy nhiên, các bệnh nhân thường nhầm lẫn sự mệt mỏi và các cơn đau của mình với những triệu chứng thông thường của trầm cảm. Hãy tự hỏi bản thân: "Bên cạnh những thay đổi về tâm trạng, mình có nhận thấy được bất kỳ triệu chứng đáng lo ngại nào khác không?". Nếu câu trả lời là "có", hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
6. Sốt lâu ngày
Sốt là lúc mà hệ miễn dịch của bạn đang chiến đấu với các cơn viêm nhiễm. Nhưng đối với các loại ung thư máu, bao gồm cả bệnh bạch cầu và ung thư hạch, chúng sẽ làm ảnh hưởng đến các tế bào bạch cầu có trong cơ thể bạn.
Điều này sẽ gây ra hiện tượng sốt kéo dài mà không xuất hiện bất kì triệu chứng nào của các chứng bệnh sốt thông thường. Nếu bạn bạn bị sốt, đừng bỏ qua mà hãy đến gặp bác sĩ.
7. Cơn đau mãn tính
Ung thư xương, u não và ung thư tinh hoàn đều có liên quan đến các cơn đau mãn tính. Các loại ung thư khác cũng gây đau nhưng ít rõ ràng hơn. Ung thư đại tràng và ung thư buồng trứng đều gây ra các cơn đau lưng mà thường bị nhầm lẫn thành các chứng đau thông thường khác. Trong khi đó, một cơn đau âm ỉ trong bụng có thể gây ra do ung thư dạ dày hoặc tuyến tụy.
8. Sự thay đổi trong phân và nước tiểu
Việc quan sát nước tiểu và phân có thể cho bạn biết rất nhiều điều về tình trạng sức khỏe. Đặc biệt, táo bón hoặc tiêu chảy mãn tính có thể là một trong những dấu hiệu cho thấy một phần hệ tiêu hóa của bạn đã mắc ung thư.
Tiểu khó hoặc "tạm ngưng" trong lúc tiểu cũng là vấn đề đáng quan tâm. Ngoài ra, bắt gặp máu lẫn trong phân hoặc nước tiểu cũng là báo động đỏ về sức khỏe của hệ tiêu hóa, cho dù nó có được gây ra bởi ung thư hay không thì bạn vẫn nên đến gặp bác sĩ kịp thời.
9. Chảy máu bất thường
Thấy máu xuất hiện ở nướu, trong phân hoặc nước tiểu hay khi bạn ho đều có khả năng là những dấu hiệu của ung thư. Đối với nữ, bộ phận sinh dục bị chảy máu khi chưa đến chu kì cũng là một mối quan tâm lớn bởi nó thường được gây ra bởi ung thư cổ tử cung hoặc nội mạc tử cung. Trong một vài trường hợp của chứng ung thư vú, nhũ hoa của bạn cũng có thể sẽ rỉ một ít máu.
10. Khó nuốt
Đây có thể là triệu chứng của dị ứng hoặc một cơn cảm lạnh nhẹ. Nhưng nếu nó diễn ra trong một thời gian dài và không có dấu hiệu thuyên giảm thì bạn nên đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân. Ung thư cuống họng hay ung thư tuyến giáp có thể là nguyên nhân gây ra triệu chứng này, nhưng thậm chí ung thư dạ dày cũng có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa.
11. Đầy hơi
Thỉnh thoảng trong chúng ta đều đối mặt với vấn đề đầy hơi và thường chúng gây ra bởi chế độ ăn. Nhưng nếu như bạn vẫn thấy đầy bụng ngay cả khi dạ dày đang trống rỗng, bạn có thể đang cảm nhận được những tác động của khối u. Một số loại ung thư có thể gây ra chứng đầy hơi, vì vậy hãy đến gặp bác sĩ nếu sự thay đổi trong chế độ ăn không giúp bạn cải thiện được tình trạng này.
12. Sụt cân bất thường
Khi chúng ta ăn uống và tập thể dục đều đặn, cân nặng vẫn có thể lên xuống thất thường nhưng nếu bạn mất khoảng 4kg hoặc hơn, chắc chắn sẽ có một lí do nào đó. Nếu bạn không hề thay đổi chế độ ăn uống hay tập luyện, chắc chắn sức khỏe của bạn đã có vấn đề. Hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra liệu có phải ung thư là nguyên nhân khiến cho bạn sụt cân.
13. Mệt mỏi
Chúng ta có thể cực kì bận rộn với lịch trình hằng ngày, nhưng nó không đồng nghĩa với việc sự mệt mỏi của bạn là điều tự nhiên. Cách để kiểm tra đó là để ý xem việc nghỉ ngơi có làm bạn cảm thấy khỏe hơn. Nếu bạn cho cơ thể ngủ và nghỉ ngơi hợp lí, tình trạng này sẽ được cải thiện. Nếu không, hãy đến gặp bác sĩ.
Nhưng đôi khi, không phải bất cứ khi nào bạn cảm thấy mình không ổn đều chạy đến gặp bác sĩ, điều này có thể gây nên stress và khiến sức khỏe tụt dốc. Cho nên, ngoài việc theo dõi các triệu chứng bất thường của sức khỏe, chúng ta cũng nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kì 6 tháng một lần để đảm bảo được tình trạng sức khỏe ở mức ổn định nhất.
Theo Thể thao văn hóa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét