Ở Thái Lan có một ngôi chùa được xây dựng bằng hàng ngàn chai lọ trong hai năm bởi các nhà tu hành địa phương – những người cảm thấy ngán ngẩm bởi vô số chai bia bị vứt bừa bãi trong cộng đồng của họ.
Lấp lánh như một viên ngọc lục bảo khổng lồ giữa một chiếc hồ yên tĩnh là một ngôi chùa thân thiện với môi trường của Thái Lan Wat Pa Maha Chedi Kaew (Ngôi chùa hoang dã của đại tháp thủy tinh), còn được gọi là Chùa Một Ngàn Chai. Công trình này là một lời kêu gọi cộng đồng xích lại cùng nhau làm giảm ô nhiễm. Năm 1984, các tu sĩ Phật giáo ở tỉnh Sisaket, đông nam Thái Lan đã trở nên ngán ngẩm với số lượng rác thải trong vùng và bắt đầu chiến dịch “100 chai bia trên tường”. Sư trụ trì Phra Khru Vivek Dharmajahn đã dẫn đầu phong trào, xây dựng một ngôi chùa được trang trí bằng những chai lọ thủy tinh trên một vùng đất nghĩa trang bỏ hoang tại ngôi làng địa phương. Các nhà sư đã khuyến khích người dân và các thương nhân công đức cho họ các thùng nước giải khát đã qua sử dụng. Rất nhanh chóng, chiến dịch này đã thu lượm được rất nhiều các chai lọ rỗng, những thứ được tái sinh để xây dựng ngôi chùa chai trong vòng hai năm.
Sự lặp lại của các mảng xanh của chai bia Heineken, màu nâu của vỏ bia Chang và Singha được sắp xếp theo các bức tường bê tông và mái nhà của ngôi chùa. Những chiếc chai nhiều màu sắc cũng được trang trí ở các lối đi dẫn vào chùa. Những vỏ lon Red Bull màu nâu (một loại nước tăng lực của Thái Lan) được sử dụng theo phong cách đường chéo song song ở một số phần của ngôi chùa, kết hợp với những chai lọ màu xanh ở trên đỉnh để tạo tương phản. Thậm chí nền nhà cũng được gắn các loại chai lọ phía dưới, tạo ra cảm giác êm dịu dưới chân trong một khu tự viện đầy nghệ thuật. Kiến trúc độc đáo này đã tiết kiệm tiền cho các nhà sư trong các khoản sơn và trang trí cũng như giúp họ làm sạch môi trường trong tỉnh.
Ngôi chùa đầy màu sắc được phản chiếu từ 1.5 triệu chai lọ như một lời nhắc nhở không chỉ về quy mô dân số mà còn là lời khuyên về việc tái chế rác thải. Bên trong ngôi chùa, chẳng có gì là bỏ đi cả, những nắp chai lọ, một số thậm chí còn đang giữ nguyên logo của chúng, cũng được sử dụng để tạo ra các tác phẩm nghệ thuật Phật giáo. Thật khó để rời mắt khỏi bức tranh bích họa Phật thiền định dưới gốc cây bồ đề được tạo thành từ những chiếc nắp chai lọ.
Chánh niệm là một trong những hạt nhân cơ bản của Phật giáo và một chuyến thăm đến ngôi chùa độc đáo như thế này sẽ phản ánh được sự tác động của một nhóm người có thể tạo ra trong cộng đồng. Các nhà tu hành tài tình không có ý định dừng công việc xây dựng lại, càng thu lượm được thêm nhiều chai lọ thì họ càng xây dựng thêm các công trình.
Dân Nguyễn (Dịch từ AD)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét