Sống trong những điều kiện hết sức giản tiện, các nhà tu hành ở đây đã tận hiến cho đức tin và bước vào một cuộc đời thánh lễ.
Được xây dựng vào năm 1985 bởi Lạt ma Rinpoche, Yarchen Gar nằm ở hạt Baiyu, Barze, khu tự trị Tây Tạng. Tự viện này nằm ở độ cao 4.000m so với mặt nước biển, không dễ gì đến được, nhưng lại là nơi cư ngụ của hơn 10.000 ni tăng, là một trong những tự viện có số lượng tăng ni lớn nhất thế giới.
Các nhà tu hành ở đây sống trong những điều kiện khắc nghiệt để chứng tỏ sự tận hiến của họ đối với những giáo lý của Lạt ma Rinpoche, người đã nhấn mạnh vào sự đốn ngộ bằng thiền định, khổ tu và chuộc tội.
Trên một con đường mòn cũ kĩ bao quanh một ngọn núi gần đó, các tăng ni “kowtow”, một hình thức cầu nguyện trong đó cứ bước hai bước thì tăng ni cúi sát và để trán chạm đất.
Nhà vệ sinh được đặt khắp bờ sông và sát bờ sông, nước được dùng vào các nhu cầu vệ sinh cá nhân, giặt giũ quần áo và nấu nướng, khiến cho khả năng nhiễm thương hàn là một đe dọa thực sự.
Trong 100 ngày vào mùa đông, các ni cô sẽ ẩn mình trong các căn lều nhỏ để thiền định và thể hiện sự quyết tâm của mình đối với đức tin. (Ảnh: Douglas Hook/ Al Jazeera)
Tuy nhiên, hiện đại hóa dường như đã ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều ni cô ở đây với các cửa hàng do các tăng ni điều hành đã mọc lên khắp khu vực tự viện, bán tất cả mọi thứ. Giữa các phiên thiền định và “kowtow”, tăng ni già trẻ lại có thể mua sắm áo choàng mới, các “sakya” (một loại mũ truyền thống màu đỏ) hoặc “gelug” (một loại mũ truyền thống màu vàng) mới ra mắt, giày dép và một số mặt hàng điện tử. Nhiều ni cô đi bộ cùng với tai nghe và điện thoại thông minh trên tay.
Các ni cô trẻ “kowtow” để chuộc lại những lỗi lầm của mình. Họ sẽ phải “kowtow” như vậy trên quãng đường khoảng 1.6km. (Ảnh: Douglas Hook/ Al Jazeera)
Có khoảng 77% số dân ở quận Garze được xem là di sản sắc tộc Tây Tạng. Chính ở Yarchen Gar, số lượng tăng ni thực sự là không rõ nhưng phần đông những tăng ni Tây Tạng thuộc các tăng già hầu như không thể nói được tiếng phổ thông Trung Quốc một cách tiêu chuẩn.
Tuy vậy, thực tế là số lượng tăng ni ở đây đang tăng lên do vấn đề điều chỉnh dân số ở tu viện lớn hơn là Larung Gar đến phía nam. Thậm chí một số với đề với chính quyền trong những năm qua cũng không làm thuyên giảm số người hành hương đến thánh địa Phật giáo này. Vào năm 2018, các lệnh cấm cũng đã được nới lỏng và hiện nay người nước ngoài đã có thể đến đây dưới sự kiểm soát đã bớt chặt chẽ của cảnh sát. Tất nhiên, các công dân Trung Quốc và người nước ngoài sẽ bị kiểm tra chứng minh thư hoặc hộ chiếu.
Sau buổi cầu nguyện buổi trưa, nhiều ni cô đi ăn hoặc mua sắm trong một tiếng đồng hồ giải lao trước khi các buổi tụng kinh bắt đầu sau đó. (Ảnh: Douglas Hook/ Al Jazeera)
Điều khiến nhiều người quan tâm là mối quan hệ giữa chính phủ và các tín đồ Phật môn sẽ phát triển ra sao trong những năm tới, đặc biệt trong bối cảnh nhiều tăng ni ở Larung Gar đã di cư đến Yarchen Gar, làm dân số ở đây đang phình ra.
Tiện nghi cuộc sống ở Yarchen Gar rất giản tiện, không có nước máy và nhà vệ sinh đảm bảo. (Ảnh: Douglas Hook/ Al Jazeera)
Các ni cô đang thực hiện công việc sửa chữa. Các công việc ở Yarchen Gar hầu hết đều do các tăng ni đảm nhận. (Ảnh: Douglas Hook/ Al Jazeera)
Trong một ngày hè nóng nực, hai ni cô đang sử dụng những chiếc muỗng nhỏ để vớt những con bọ nhỏ ra khỏi một vũng nước đọng. Họ sẽ làm nhiệm vụ này cho đến khi cứu được càng nhiều ấu trùng càng tốt trước khi vũng nước bị khô. (Ảnh: Douglas Hook/ Al Jazeera)
Nhiều cửa hàng bán đồ ăn vặt có mặt khắp Yarchen Gar dành cho các ni cô mua đồ giữa các buổi cầu nguyện. Cửa hàng trong ảnh bán khoai tây sấy cay. (Ảnh: Douglas Hook/ Al Jazeera)
Một ni cô đang chùi rửa ở chánh điện. (Ảnh: Douglas Hook/ Al Jazeera)
Các ni cô thiền định trên những ngọn đồi xung quanh chùa. (Ảnh: Douglas Hook/ Al Jazeera)
Các ni cô cầm theo những cuốn sách giáo lý của Đức Phật trên đường đến chùa. (Ảnh: Douglas Hook/ Al Jazeera)
Phụ trách việc nấu nướng là các ni cô lớn tuổi. Nhiều người trong số họ đã ở chùa hơn 20 năm. (Ảnh: Douglas Hook/ Al Jazeera)
Các ni cô tập “zang dung”. Họ cùng nhau tập luyện loại nhạc cụ này vào mỗi buổi tối sau các phiên cầu nguyện. (Ảnh: Douglas Hook/ Al Jazeera)
Hầu hết tất cả các ni cô đều có điện thoại thông minh và chơi game hoặc xem các bài thuyết pháp. (Ảnh: Douglas Hook/ Al Jazeera)
Sáng sớm, tăng ni thực hành thiền định tảo bộ trên đoạn đường khoảng 1.6km xung quanh Yarrchen Gar và những ngọn đồi quanh chùa. (Ảnh: Douglas Hook/ Al Jazeera)
Dân Nguyễn
(Dịch từ Aljazeera)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét