Dù người uống thuốc để chữa bệnh mình, nếu họ không dùng một cách thích hợp, họ có thể bệnh hơn trước. Cũng vậy, Pháp đâu có ích gì nếu không theo đuổi một cách thích đáng như một phương thuốc chữa bệnh. Thế nên, vì có vô số lỗi lầm như thế, các bạn có lòng tin cần hiểu rõ điều này.
Thực hành Pháp như một con đường trước hết phải phụ thuộc vào vị thầy tâm linh của bạn. Thế nên điều quan trọng là nương dựa vào một guru đầy đủ thẩm quyền và cao cả. Bất cứ những phẩm tính tốt nào đều đến từ đó.
Hãy giả sử rằng với niềm tin bạn đã đi vào Pháp cao cả, tốt lành, tối thượng và bây giờ bạn muốn tiến thêm trên con đường giải thoát. Điều bạn phải làm là đưa Pháp vào thực hành như một con đường (một cách sống). Điều này là thiết yếu để rèn luyện tâm bạn.
Có những người đi vào giáo lý của chư Phật theo cách này và thậm chí đã dấn thân vào nghe (văn), suy nghĩ (tư) và thiền định (tu). Nhưng một số không yên bình: họ có một tâm thức thấp. Một số theo đuổi những con đường sai lầm và thấp kém. Một số có tham muốn và khát khao lớn lao, và một số xao lãng theo những quan tâm đời thường. Mọi lỗi lầm trái với Pháp như vậy sanh ra từ việc không thực hành Pháp như một con đường. Những lỗi lầm đến từ đời này và đời tương lai thì vô lượng. Người ngu mê bởi những lừa gạt như vậy sẽ hối tiếc vào lúc chết và sẽ kinh sợ, lo âu trong trung ấm. Nó sẽ đến một trạng thái tái sanh thấp hơn và không có cơ hội giải thoát vĩnh viễn khỏi sanh tử. Thế nên hãy thực hành Pháp như một con đường.
Dù người uống thuốc để chữa bệnh mình, nếu họ không dùng một cách thích hợp, họ có thể bệnh hơn trước. Cũng vậy, Pháp đâu có ích gì nếu không theo đuổi một cách thích đáng như một phương thuốc chữa bệnh. Thế nên, vì có vô số lỗi lầm như thế, các bạn có lòng tin cần hiểu rõ điều này.
Thực hành Pháp như một con đường trước hết phải phụ thuộc vào vị thầy tâm linh của bạn. Thế nên điều quan trọng là nương dựa vào một guru đầy đủ thẩm quyền và cao cả. Bất cứ những phẩm tính tốt nào đều đến từ đó.
Về phần vị ấy, ngài phải là một người với lòng bi và phương tiện thiện xảo, thanh thản, tự kiểm soát và kiên nhẫn. Những thệ nguyện, những lời nói danh dự và hành vi phải hoàn hảo. Ngài đã nghe nhiều giáo lý và thực hành tốt. Những làn sóng truyền cảm hứng phải không hạn lượng, tự động ảnh hưởng đến thái độ của những người khác. Ngài phải không quan tâm đến cuộc đời này và thanh tịnh như bầu trời. Một người như vậy khiến cuộc đời của bất cứ ai gắn bó với ngài trở nên có ý nghĩa và đặt để họ trên con đường giải thoát, vị ấy là một hình tướng của các bậc Chiến Thắng biểu lộ vào thời kỳ suy thoái. Thế nên hãy tận tụy với ngài trong sự kính trọng lớn lao.
Những lợi lạc từ điều này thì vô lượng và vô tận. Bạn trở nên chán ghét vòng sanh tử và từ bỏ nó. Như vậy những tư tưởng của bạn đối với cuộc đời này và sự bám chấp vào sự có thực của những hình tướng lừa dối rơi rụng. Bạn sẽ tự nhiên có sự tự kiểm soát và sẽ nghe, suy nghĩ và thiền định về giáo lý. Bạn sẽ có được nhiều phẩm tính tốt và rộng lớn như lòng tin. Cuộc đời hiện tại của bạn trở nên có ý nghĩa và các đời sau sẽ thu hoạch những kết quả. Thế nên hãy tận tụy với một vị thầy thánh thiện.
Hơn nữa bạn sẽ không bất lương với ba cửa thân, ngữ và tâm. Hãy giống như một người bệnh với bác sĩ, một người buôn đi trên biển đối với người lái tàu, một hành khách với người chèo đò, một người du hành đối với các người hộ tống. Hãy luôn luôn làm hài lòng ngài với sự phục vụ thành kính. Có dạy rằng nếu bạn phát triển một thái độ bất kính hay một quan điểm sai lầm về ngài, bạn sẽ tái sanh vào địa ngục với số kiếp tương đương vơi số lần (bạn phát triển sự đối nghịch đó). Thế nên hãy giữ gìn như bạn giữ gìn con mắt, những lời nói tôn kính với ngài. Hãy làm điều này bằng cách sám hối (nếu đã vi phạm), hãy tự ngăn ngừa mình và cảm thấy hối tiếc lớn lao.
Hãy tận tụy như vậy đối với một vị thầy tâm linh cao cả và trau dồi dòng tâm thức của bạn bằng cách nghe, suy nghĩ và thiền định (những chỉ dạy của ngài). Rồi một cách có chủ đích hãy chuyển hóa bất cứ điều gì bạn làm thành công đức với ý tưởng chỉ mong muốn giải thoát. Đây là một chỉ dạy truyền thống truyền miệng về việc làm sao thực hành Pháp như một con đường.
Bất cứ khi nào bạn nghe những giáo lý, những suy nghĩ, hay đọc tụng chúng, đảm trách chúng để giải thoát dòng tâm thức của bạn. Bất cứ khi nào bạn viết, đọc, ghi nhớ, hay dạy, hãy theo đuổi những việc ấy với chỉ mong muốn giải thoát. Không có cái gì cao hơn những giáo lý thiết yếu truyền miệng này.
Ăn, ngủ, đi, ngồi nói, suy nghĩ….mọi hoạt động bạn làm, chớ bao giờ để tâm bạn lạc khỏi ý muốn giải thoát. Hãy phát triển sự chán ghét sanh tử và như vậy rèn luyện dòng tâm thức của bạn. Đây là điểm thiết yếu để thực hành Pháp như một con đường.
Hơn nữa, để đi trên con đường Đại thừa đặc biệt, bạn cần hướng bất cứ hành động đức hạnh nào bạn làm đến sự lợi lạc cho những người khác. Như vậy để làm lợi lạc cho chúng sanh, bạn cần toàn tâm thực hành khai triển một động cơ Bồ đề tâm gồm lòng bi và giác ngộ, có một quan tâm nồng nhiệt (nhắm đến giác ngộ và cứu giúp những người khác), hồi hướng công đức của bạn và hoan hỷ (tùy hỷ) với những công đức của người khác và của chính bạn. Trong sự kết nối này bạn sẽ nhận biết rằng trong những đời trước mọi chúng sanh đã từng là cha mẹ, thân thuộc và bạn bè thân thiết của bạn. Như vậy họ nhận sự giúp đỡ của bạn là điều thích hợp.
Tự bạn phải khai phát một động cơ nhắm đến giác ngộ vì lợi lạc của những người khác. Rồi hãy thực hành đức hạnh cho sự lợi lạc của tất cả chúng sanh. Bằng những hành động đức hạnh của bạn, những người khác sẽ trở nên hạnh phúc. Bạn cần trau dồi và nâng cấp động cơ giác ngộ với lòng bi vô lượng bằng cách nghĩ rằng, “Nguyện sự khổ đau của mọi chúng sanh chín thành trên tôi và những hành động công đức của tôi chín thành trên họ. Nguyện tất cả chúng sanh đạt được Phật tánh”.
Bất cứ hành động đức hạnh nào bạn làm, trước đó hãy khai triển Bồ đề tâm, thực hiện chúng mà không chấp vào bất kỳ tướng nào và kết thúc chúng bằng hồi hướng công đức. Hơn nữa, bạn cần hoàn toàn tịnh hóa ba lãnh vực – đối tượng được thực hành, điều đang thực hành, và người đang thực hành. Giống như những ảo ảnh, chúng chỉ là những hiện tượng dựa trên cái không có gì thật, như những tạo tác huyễn thuật. Thế nên khi tịnh hóa bản chất của ba lãnh vực ấy, bạn cần hồi hướng công đức để làm lợi lạc cho những người khác.
Quan tâm nồng nhiệt là có lòng tin cực độ vào chư Phật Chiến Thắng, Pháp các ngài dạy, những con cái thánh thiện của các ngài là những Bồ tát, và những đối tượng cho sự tích tập công đức – tin vào tất cả những cái ấy, không trừ điều gì. Từ sự quan tâm cho lợi lạc của chính bạn, cho những người khác và cả hai, bạn sẽ nhận được sự ca ngợi, kính trọng và quý mến vượt khỏi mọi thí dụ.
Tùy hỷ là thiền định về hạnh phúc bao trùm mọi hành động đức hạnh của chư Phật, chư Bồ tát Phật tử và tất cả chúng sanh. Đây là một phương pháp tối cao để chuyển hóa số công đức bao la thành tánh giác bổn nguyên vô lượng.
Cần phải cúng dường những cầu nguyện thanh tịnh để làm lợi lạc chúng sanh. Trong sự nối kết này giáo lý truyền thống truyền miệng về sự tịnh hóa các đối tượng của sự thực hành của bạn cần được thiền định.
Bất cứ hành động nào bạn làm cần được kèm theo một cầu nguyện thanh tịnh. Chẳng hạn, khi đi bạn cần cầu nguyện rằng tất cả chúng sanh cũng tiến bộ đến trạng thái giác ngộ; khi ăn, rằng mọi người có thể sống bằng sự nuôi dưỡng của tập trung nhất tâm; khi thở vào, rằng bạn xua tan mọi mê lầm của những người gần bạn; và khi thở ra, bạn cho những người khác an lạc; và vân vân.
Chớ bao giờ bị xao lãng dù một khoảnh khắc vào những sự vật bình thường. Hãy xem thực hành chính yếu của bạn là làm việc cho những người khác và làm đức hạnh với ba cửa thân, ngữ, tâm. Rèn luyện dòng tâm thức của bạn để có một khai triển vượt trội một động cơ Bồ đề tâm đã được nói là cách thức làm cho bất cứ thực hành Pháp nào trở thành một con đường (đến giác ngộ).
Theo cách này, nguyện âm thanh êm ả của cái trống của nghĩa sâu xa, tiếng bùm bùm dịu dàng thân thuộc vừa bao la vừa sâu thẳm, đánh thức tất cả chúng sanh khỏi cơn trúng độc ngủ mê trong vô minh của họ. Nguyện họ thấy được rộng một lễ hội hoan hỷ của bình an.
VÒNG HOA BÁU BỐN PHÁP
Một dẫn nhập vào Đại Toàn Thiện
Longchen Rabjampa Drime Wozer với bình giảng miệng của Đức Ngài DudjomRinpoche và Beru Khyentse Rinpoche.
Dịch, ấn hành bởi Alexander Berzin với sự cộng tác của Sharpa Tulku và Matthew Kapstein.
THƯ VIỆN NHỮNG TÁC PHẨM VÀ TÀI LIỆU TÂY TẠNG
Việt dịch: Đương Đạo
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét