PHONG TỤC VÀ VĂN HÓA LÀNG XÃ - Chùa Vinh Phúc

Hoằng Dương Chánh Pháp - Trưởng Dưỡng Đạo Tâm - Phụng Sự Nhân Sinh - Hành Bồ Tát Đạo

test banner

Post Top Ad

test banner

Thứ Năm, 5 tháng 7, 2018

PHONG TỤC VÀ VĂN HÓA LÀNG XÃ

Làm chủ và chiếm lĩnh đồng bằng là công sức của nhiều dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. 

Nhà nghiên cứu dân tộc học Diệp Đình Hoa đã chứng minh điều đó qua việc nghiên cứu điều tra cụ thể ở tỉnh Thái Bình nơi mà xưa nay vẫn quan niệm chỉ có người Việt sinh sống, thì thấy còn có mặt của số ít các dân tộc anh em như Tày, Thái, Mường, Khơ me và các dân tộc khác . Đó cũng chính là một trong những nét làm nên tính đa dạng của làng xã, là yếu tố biện chứng thể hiện tính chất rộng mở và khép kín của làng xã Việt Nam.
Xét về tổng thể, đại đa sô’ dân cư sống ở vùng đồng bằng vẫn là người Việt. Trải qua hàng nghìn năm sinh sống bên cạnh khối người đa số này, các dân tộc khác bị ảnh hưởng và mang phong tục tập quán chung của người Việt.
Phong tục tập quán của làng xã vùng đòng bằng là phong tục tập quán của người Việt, nó được hình thành, phát triển và tồn tại trên cơ sở các điêu kiện kinh tế, chính trị văn hóa, xã hội của từng làng. Mỗi làng có phong tục tập quán, tín ngưỡng, quv ước riêng qua đó cố thể phân biệt được làng này với làng khác.
– Các công trình công cộng của làng xã được hình thành và phát triển một phân là do yêu càu chứa đựng nội dung sinh hoạt của cộng đòng dân làng theo phong tục tập quán của làng. Từ phong tục “hội hè, đình đám”, của làng như “những việc tế lễ thần linh, tổ chức hội họp để dân làng hoặc ăn uống hoặc mua vui với nhau. Từ phong tục thờ thần Thành Hoàng làng mà tại các làng truyền thống lâu đời, dù làng to hay làng nhỏ nơi nào cũng có ngôi đình.

Chính không gian kiến trúc của ngôi đình đã phản ánh gần như hầu hết những phong tục chung của cộng đồng làng xã. Thí dụ: Phong tục trọng người có chức tước, có bằng cấp, đánh giá cao việc học hành của dân làng, tôn trọng người già, thể hiện ở việc xây dựng các thềm bậc thứ tự ngôi vị trong đình. Phần chính giữa phía trên cao (có thể là hậu cung) là thờ thần Thành Hoàng làng, không gian giữa là giành cho các người có chức tước lớn của làng, ở hai bên và phía trước cho các bậc thứ hạng, còn lại phần biên, phía ngoài là nơi cho dân làng.
Hội hè, đình đám là phong tục sinh hoạt văn hóa của toàn thể dân làng, nó được diễn ra với số lượng người dân cả làng. Như vậy hội hè không thể gói gọn trong ngôi đình, mà nó còn dàn trải khắp sân đình, nhộn nhịp rải ra đường dẫn vào khu trung tâm đình, dưới gốc đa, quanh bến nước, v.v… tạo nên một không gian cảnh quan trung tâm làng xã chứa đựng một nội dung đậm đà sắc thái dân tộc.

Với phong tục hội hè đình đám của làng xã, dân làng có điều kiện được nghỉ ngơi, vui chơi, gặp gỡ, giao tiếp để người ở làng, xa làng hiểu nhau và xích lại gần nhau hơn. Đồng thời cũng là dịp nhắc lại những truyền thống thuần phong mỹ tục, khuyến khích những tục hay, đẹp để dân làng không xao lãng, khuyến khích con cháu noi theo. Đây là những vấn đề đang được bảo lưu, kế thừa và phát triển.
Một trong những phong tục tập quán của làng ảnh hưởng đến kiến trúc công cộng của làng xã đó là các Hương ước – lệ làng. Thí dụ như tục lệ: Các chú rể phải nộp gạch lát đường làng, làng giàu thì đường gạch nhiều và rộng. Tuy lệ này còn có diều chưa phù hợp, song qua việc đóng góp bát buộc như vậy, công việc xây dựng đường làng, ngõ xóm sẽ khang trang và sạch đẹp nhiều. Thực tế điều tra nhận thấy hầu hết các làng truyền thống ở vùng đồng bằng Bắc bộ đường làng được lát gạch, cổng làng dược xây dựng bằng sự đóng góp theo tục lệ của làng.

Ngoài ra dân làng xã còn có tục lệ lễ chùa, lễ nhà thờ. Đây là phong tục tín ngưỡng đồng thời cũng là sinh hoạt văn hóa của làng. Để phục vụ cho tục tín ngưỡng này thường làng nào cũng xây dựng chùa chiền hoặc có làng xây dựng cả chùa và nhà thờ.
Chùa và nhà thờ là hai thể loại công trình tín ngưỡng công cộng của làng. Để tiện cho việc sinh hoạt tế lễ và rước lễ (hình II.9a, b, c, d), đồng thời cũng đảm bảo cho tính đăng đối của hai tục tín ngưỡng, nó thường đượcxây dựng theo hai đầu hoặc hai bên của trục đường trung tâm của làng.
Các công trình này đã tạo nên cho trung tâm làng xã một quần thể công trìríh kiến trúc dẹp mắt, thu hút mọi sinh hoạt văn hóa cho dân trong làng, kích thích và tạo tiền đề cho các hoạt động khác phát triển.

– Phong tục tập quán với nhà ở dân làng, đó là vấn đề không thể tách rời nhau được. Vì rằng không gian kiến trúc nhà ở hình thành là do các tập tục làm ăn, sinh hoạt, nghỉ ngơi, tín ngưỡng mà ra. Qua điều tra thấy rằng nông dân có phong tục thờ tổ tiên, ở nơi trịnh trọng, thoáng đãng trong nhà, nên hầu hết không gian chính giữa nhà, phía cao là nơi đặt bàn thờ, phía trước ở dưới là sinh hoạt gia đình và tiếp khách (hình Il.lOa, b). Con gái, đàn bà phải ngủ nơi kín đáo, vì thế hầu hết các nhà ở nông thôn truyền thống đều có buồng, bên trái cho mẹ bên phải cho con, chủ nhà phải ngủ gian chính ngôi nhà, người giúp việc chỉ được nghỉ ở nhà ngang, nhà phụ, v.v… Đặc biệt, các công việc lớn như “cưới, gả con” “cha già mẹ héo ” (mà vùng đô thị gọi là việc hiếu hỷ gia đình) tập tục của người nông dân là làm tại nhà, không thích tổ chức ở nơi công cộng.
Không gian để tiến hành là không gian đa nãng linh hoạt, kết hợp giữa các gian chính của nhà, qua hiên tới sân và ra ngõ. Vì thế đối với nhà ở vùng này, hiên (hành lang) và sân là không thể thiếu được nó không chỉ phục vụ cho sản xuất dịch vụ mà còn phục vụ cho các tập tục sinh hoạt truyền thống của từng gia đình người nông dân.

Trong cuộc sống của nông dân ngày nay một số phong tục của làng xã xưa kia vẫn còn tồn tại. Lễ hội truyền thống còn được duy trì ở nhiều dịa phương, đặc biệt từ khi đất nước ta tiến hành công cuộc đổi mới. Thời kỳ cơ chế bao cấp, hình thức sinh hoạt tinh thần này cũng như một số hình thức sinh hoạt khác không có điêu kiện phát triển, ngày nay chúng đang được phục hồi. Nhiều làng, nhiều địa phương thi nhau mở hội, các lề thức của hội được khôi phục, các di tích lịch sử, văn hóa được tu tạo. Bên cạnh mặt tích cực khôi phục tình cảm cộng đồng, đem lại cho người nông dân tâm trạng vui tươi phấn khởi, ôn lại truyền thống và niềm tự hào về quê hương, thì các công trình kiến trúc cũng được phục hồi và xây dựng mới.
Phong tục thờ cúng tổ tiên luôn luôn được duy trì và trân trọng ở bất kỳ thời đại nào, ở bất kỳ khu vực dân cư nào. Giỗ họ, xây lăng mộ tổ, khôi phục từ đường, tìm lại gia phả có chiều hướng ngày một phổ biến sau nhiều năm chiến tranh. Hướng về cội nguồn sinh thành mình, biết ơn tiên tổ và những người đã khuất, mong họ luôn luôn ở bên mình, phù hộ cho mình là một phong tục tốt của nông dân nói riêng, dân tộc nói chung.
Tóm lại:
Ảnh hưởng của phong tục tập quán đến kiến trúc làng xã có hai mặt tác động chính:
– Phong tục tập quán sinh hoạt công cộng của cộng đòng dân làng ảnh hưởng trực tiếp đến kiến trúc chung của làng và các công trình công cộng trung tâm làng xã.
– Phong tục tập quán sinh hoạt có tính chất cá nhân, riêng rẽ theo gia đình và tộc họ, ảnh hưởng nhiêu đến kiến trúc nhà ở của dân làng xã.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

test banner